Contents
- 1. Giới thiệu về Tâm Linh
- 2. Định nghĩa về Tâm Linh
- 3. Sự khác nhau giữa Tâm Linh và Tôn Giáo
- 4. Tai sao Tâm Linh lại cần thiết với chúng ta?
- 5. Tâm Linh và mục đích cuộc sống
- 6. Tâm Linh là một khoa học thực tiễn
- 7. Tầm quan trọng của một người dẫn dắt cao cấp (Guru) trong Tâm Linh
- 8. Những con đường Tâm Linh
- 9. Những trở ngại trong thực hành Tâm
- 10. Thực hành Tâm Linh
- 11. Kết luận
1. Giới thiệu về Tâm Linh
Rất nhiều người trong chúng ta đã khám phá Tâm Linh theo cách riêng của mình. Mặc dù cuộc tìm kiếm này rất mang tính cá nhân (có nghĩa là mỗi chúng ta đều có định nghĩa riêng của mình về Tâm Linh), nhưng nó có tinh thân tập thể. Điều này là bởi vì Tâm Linh trong chúng ta đồng nghĩa với việc tìm kiếm ý nghĩa, mục đích và phương hướng cho cuộc sống.
Mỗi người hứng thú với Tâm Linh và bắt đầu hành trình tâm linh của minh với những lý do khác nhau. Nhìn chung, có một số lý do cho điều này.
- Tò mò về thế giới tâm linh : Điều này bao gồm cả việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi sâu xa hơn trong cuộc sống như là – mục đích của cuộc sống là gì, tôi đến từ đâu và chúng ta sẽ đi đâu sau khi chết?
- Khi đối mật với một vấn đề trong cuộc sống : Những vấn đề không thể vượt qua trong cuộc sống thường là chất xúc tác cho mọi người đi tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề của họ nằm ngoài tầm nhìn của khoa học hiện đại. Điều này bao gồm việc tiếp cận một nhà chiêm tinh học, một nhà ngoại cảm hay một thánh nhân.
- Quan tâm tới việc chữa lành tâm linh : Năng lực chữa lành bằng cách truyền năng lượng là một nghệ thuật đã được theo đuổi trong nhiều thiên niên kỷ.
- Quan tâm đến cải thiện nhân cách : Mong muốn trở thành một người tốt hơn có thể dẫn dắt một người đến với Tâm Linh và một cách sống tâm linh hơn.
- Mong muốn phát triển về tinh thân : Mỗi số người trong chúng ta có một nhu cầu bẩm sinh về phát triển tinh thân và không cần có chất xúc tác để đến với tâm linh.
Cho những ai đang tim kiếm ý nghĩa của Tâm Linh, có rất nhiều thông tin mà bạn có thể tìm trên internet. Tuy nhiên điều này lại mang đến một vấn đề khác, vì một người không biết nên chọn đâu là định nghĩa chính xác. Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp định nghĩa và những hiểu biết thực tế về Tâm Linh.
2. Định nghĩa về Tâm Linh
Trong tiếng Phạn, Tâm Linh được gọi là Adhyātma. Nó được bất nguồn từ hai từ Adhi và Ātman (Ātmanahā). Adhi có nghĩa là liên quan đến chủ đề và Ātmā nghĩa là Linh Hồn. Linh Hồn là nguyên lý cơ bản của Chúa Trời ở trong mỗi chúng ta và đó là bản chất thật sự của chúng ta. Nó là thành phần chính của cơ thể không hiện hữu (subtle body), và là một phần của Nguyên Lý Chúa Trời Tối Cao. Đặc điểm của nó là Chân Lý Tuyệt Đối (Sat), Ý Thức Tuyệt Đối (Chit) và Chân Phúc (Ānand). Linh hồn không bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm (và sự hạnh phúc và không hạnh phúc) mà một người trải qua trong cuộc sống vì nó vĩnh viễn ở trong trạng thái chân phúc.
Trạng thái bản chất của chúng ta là chân phúc (đó cũng là bản chất của Linh Hồn bên trong chúng ta) và tất cả chúng ta khao khát được ở trong trạng thái này. Điều này cũng là lý do tại sao tất cả chúng ta đều đi tìm hạnh phúc trong cuộc sống và chạy theo nhiều thứ khác nhau mà chúng ta nghĩ sẽ làm mình hạnh phúc. Tuy nhiên, như tất cả chúng ta đều biết với những căng thẳng và mệt nhọc của cuộc sống hiện đại, ‘hạnh phúc’ là một thứ gì đó thoáng qua và khó nắm bắt.
Do đó, Tâm Linh hướng tới việc hiểu bản chất của Linh Hồn và hành trình quay trở lại và nhận ra Linh Hồn và trải nghiệm nó như bản chất thật sự của mỗi người. Tâm Linh là khoa học mở rộng về cách để đạt được chân phúc.
Phạm vi của khoa học Tâm Linh là cực kì to lớn và đồng thời bao gồm những câu trả lời cho những câu hỏi sâu xa như ‘tôi là ai’, ‘tôi từ đâu đến’, ‘mục đích của cuộc sống là gì’, ‘tôi về đâu sau khi chết’ v.v…
Trong tiếng Phạn, Tâm Linh hay khoa học Tâm Linh được gọi là Paravidya (Khoa Học Tối Cao), trong khi tất cả các ngành khoa học khác được gọi là Aparāvidyā có nghĩa là khoa học thứ cấp. ‘Khoa học’ có nghĩa là khoa học hiện đại. Những người theo chủ nghĩa duy lý và phần đông mọi người nghĩ rằng khoa học và Tâm Linh là hai ngành hoàn toàn riêng biệt. Tuy nhiên, Tâm Linh là kiến thức vô hạn, điều là, tất cả tri thức của mọi lĩnh vực. Nó bao hàm toàn bộ thế giới hữu hình và thế giới vô hình, tất cả các miền vật chất và tinh thần, tất cả tần số, năng lượng, rung động hữu hình và vô hình, tất cả những thực thể tích cực và tiêu cực, và tất cả những sự tồn tại và không tồn tại trong toàn Vũ Trụ. Tâm Linh chứa đựng tất cả kiến thức và ký ức cửa quá khứ, hiện tại, tương lai, từ lúc bất đầu cho đến khi kết thúc của Vũ Trụ.
3. Sự khác nhau giữa Tâm Linh và Tôn Giáo
Đối với nhiều người, tôn giáo cung cấp cho họ những kiến thức đầu tiên về các vấn đề tâm linh và những điều vượt ra ngoài thế giới vật chất. Tuy nhiên, tôn giáo thường có tính bè phái. Một ‘giáo phái’ là một nhóm người thường nghĩ rằng Con Đường đến với Chúa Trời của họ là con đường tốt nhất và thích hợp nhất (nếu không muốn nói là con đường duy nhất).
Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc căn bản của Tâm Linh là có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu con đường đến với Chúa Trời (as many paths to God as there are people). Giống như bác sĩ không kê đơn cùng một loại thuốc cho những căn bệnh khác nhau, tương tự như vậy, một cách thực hành tâm linh không nhất thiết phải có hiệu quả với tất cả mọi người. Khi thực hành tâm linh được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu và tính cách của một người, nó sẽ dẫn đến sự tiến bộ tâm linh nhanh hơn.
Chúa Trời rất rộng mở, và để trải nghiệm Ngài, chúng ta cần phải mở rộng góc nhìn tâm linh của mình. Một góc nhìn thiển cận hay chủ nghĩa dân tộc về tôn giáo hay Tâm Linh thường cản trở phát triển tâm linh, do đó dẫn đến trì trệ.
4. Tai sao Tâm Linh lại cần thiết với chúng ta?
Bất kể chúng ta là ai và đến từ đâu – nhu cầu được trải nghiệm hạnh phúc trong cuộc sống là động lực thúc đẩy mọi mưu cầu trần tục của chúng ta. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu này bất kể nguồn gốc văn hoá, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội hay tài chính, v…v. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tâm linh, chúng tôi phát hiện ra rằng, trung binh mọi người chỉ trải nghiệm hạnh phúc 30% thời gian.
Một lý do chính chúng ta không hạnh phúc là do những vấn đề trong cuộc sống. Mọi người điều biết về những nguyên nhân thể chất và tinh thân của những vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều mà đa số chúng ta không biết là những nguyên nhân đó có gốc rễ tâm linh sau xa, điều này có nghĩa là cho dù vấn đề chủ yếu là do tâm linh, nó có thể biểu hiện dưới dạng vấn đề thể chất hoặc tinh thần.
Những vấn đề tâm linh chính là định mệnh (nhân quả) (destiny (karma)), những vấn đề mà tổ tiên để lại (problems due to departed ancestors) và khổ đau do những năng lượng xấu (distress due to negative energies).
Thông qua nghiên cứu tâm linh, chúng tôi đã phát hiện ra trên 50% vấn đề mà một người gặp phải trong cuộc sống bất nguồn từ yếu tố tâm linh. Tất cả các sự kiện quan trọng trong đời như hôn nhân, những mối quan hệ tốt và không tốt, tai nạn nguy hiểm và bệnh tật nghiêm trọng thường do số phận của một người.
Điều quan trọng bây giờ là – Giải pháp cho mọi vấn đề cần được cung cấp ở mức độ tương ứng.
Khi vấn đề của một bệnh nhân có căn gốc tâm linh, tốt nhất nên cung cấp sự giúp đỡ về mặt tâm linh hoặc dùng biện pháp tâm linh. Các biện pháp tâm linh như thực hành Tâm Linh giúp làm nhẹ nhõm các vấn đề thể chất và tinh thần và điều này đặc biệt đúng với các vấn đề có căn gốc bản chất là tâm linh.
5. Tâm Linh và mục đích cuộc sống
Tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống, chúng ta bắt đầu tự hỏi – Cuộc sống chỉ có vậy thôi sao?
Cuộc sống chỉ có vậy thôi sao – ví dụ – được giáo dục tốt, làm ra tiền, vay nợ, mua xe, nợ nhiều hơn, mua nhà, mùa một căn nhà to hơn, đạt được thành công và được công nhận trong một số lĩnh vực, chăm sóc gia đình và rồi cuối cùng chúng ta chết? Một vài người trong chúng ta bắt đầu tự hỏi liệu cuộc sống có mục đích nào cao cả hơn không?
Đối với những người đã trải qua giai đoạn xem xét nội tâm này, nó giống như có điều gì đó đã thay đổi sâu bên trong chúng ta. Với một số người, những cảm giác này đã thúc đẩy chúng ta dấn thân vào cuộc hành trình tâm linh của chính mình.
Theo khoa học Tâm Linh, chỉ có hai lý do thật sự cho việc được sinh ra :
- Mục đích đầu tiên của cuộc sống là hoàn thành số phận hay nghiệp đã có từ lúc sinh ra.
- Mục đích thứ hai và là mục đích quan trọng hơn của cuộc sống là phát triển tâm linh.
Thực hành Tâm Linh theo những nguyên tắc cơ bản của vũ trụ sẽ giúp ích cho cả hai mục đích này. Nó giúp đốt cháy định mệnh bất lợi, điều mà gây ra sự đau khổ và giúp chúng ta trưởng thành về mặt tâm linh.
Lưu ý: Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo bài viết – Mục đích của cuộc sống là gi? (What is the purpose of life?)
6. Tâm Linh là một khoa học thực tiễn
Nhiều người trong chúng ta đã đọc những cuốn sách về Tâm Linh và các khái niệm tâm linh. Tuy nhiên lý thuyết đơn thuần (kể cả khi nó đúng) mặc dù đưa ra định hướng cho một cá nhân, nhưng rất khó để có thể ứng dụng vào thực tế. Cuối cùng nó chỉ còn lại là những khái niệm trí thức tâm linh. Chỉ khi chúng ta vận dụng được trí thức đó, thì ta mới có thể có được trải nghiệm một cách tâm linh hay trải nghiệm về Tâm Linh. Thực hành tâm linh giúp một người hiểu tầm quan trọng của Tâm Linh một cách thực sự. Đó là lý do vì sao người ta nói rằng trong hành trình tâm linh của một người, tri thức lý thuyết về Tâm Linh chỉ chiếm 2% tầm quan trọng, trong khi 98% còn lại là cho việc thực hành (theoretical knowledge of Spirituality has only 2% importance, while 98% importance is for practising).
Nếu một người chỉ đọc về Tâm Linh mà không thực hành, anh ta sẽ không bao giờ hiểu/trải nghiệm tâm quan trọng của nó. Kết quả là, sớm hay muộn anh ta sẽ hết hứng thú về nó. Sự thật là, anh ta có thể nghi ngờ tác dụng của nó trong cuộc sống.
Một điểm quan trọng khác cần lưu ý là tính xác thực của cuốn sách tâm linh mà một người đang nghe theo. Vì một cuốn sách tâm linh không dễ để nhận định, nên không dễ để biết liệu nó có đúng hay không. Trong bài viết – Tác động của tác giả trong những cuốn sách về Tâm Linh (The effect of the author on books on Spirituality), chúng tôi đã chỉ ra rằng không phải các cuốn sách tâm linh đều như nhau và mức độ kiến thức tâm linh phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của tác giả.
7. Tầm quan trọng của một người dẫn dắt cao cấp (Guru) trong Tâm Linh
Người ta không thể phóng đại tầm quan trọng của việc có một người dẫn dắt tâm linh (Giáo Trưởng (Guru)) trong hành trình tâm linh của một người. Trong bất kì nhiệm vụ tâm linh nào, Giáo Trưởng là một người tối quan trọng. Điều này bởi vì Tâm Linh là hành trình vượt qua 5 giác quan, tâm trí và trí tuệ của một người và thay thế nó bằng trải nghiệm bản chất sau xa gọi là Linh Hồn. Vì Giáo Trường đã tự bước đi trên con đường đó, Ngài là người có thẩm quyền trong việc này và có thể hướng dẫn chúng ta trên hành trình nhận ra Chúa Trời.
Thật không may, trong thời đại hiện nay, 80% Giáo Trưởng mà chúng ta thấy là giả mạo hoặc không có thẩm quyền tâm linh. Họ mang mác Tâm Linh để kiếm tiền và đạt được sự tôn trọng. Họ đã làm xã hội mất niềm tin khi đánh lừa những người quan tâm đến Tâm Linh. Hầu hết mọi người trong thời đại hiện nay ở trong khoảng 20% mức độ tâm linh và không được trang bị đầy đủ để nhận biết như thế nào là một vị Thánh. Tuy nhiên, cuối cùng họ thường đi theo người mà có thể chữa lành hoặc thực hiện những phép lạ.
Nếu người tìm kiếm có một mong mỏi tha thiết, thì Nguyên Tắc Chúa Trời không hiện hữu sẽ can thiệp và dẫn đường cho người tim kiếm tới một Giáo Trưởng thực thụ.
8. Những con đường Tâm Linh
Có rất nhiều con đường dẫn đến Chúa Trời và những con đường phổ biến nhất được liệt kê dưới đây.
- Bhaktiyoga – Con Đường của Sự Thành Tâm
- Namsankirtanyoga – Con Đường của Tụng Niệm
- Karmakand – Con Đường của Nghi Thức Thờ Cúng
- Karmayoga – Con Đường của Sự Hành Động (tức là hành động mà không mong đợi kết quả)
- Dhyanyoga – Con Đường của Thiền Định
- Dnyanyoga – Con Đường của Tri Thức (Tiếp nhận kiến thức thuộc về Linh Hồn thông qua các văn bản Thành Thần hoặc từ thế giới vô hình)
- Hathayoga – Con Đường của Sự Nghiêm Khắc Với Bản Thân
- Kundaliniyoga – Con Đường của Năng Lượng Tâm Linh
Những con đường này đã được thiết kế sao cho phù hợp với tính cách của người tìm kiếm. Tuy nhiên, bất kể một người chọn Con Đường Đến Với Chúa Trời nào, điều quan trọng nhất là một người có thể giảm bớt những khiếm khuyết nhân cách của họ. Nếu một người có quá nhiều khiếm khuyết, thì họ không thể trụ vững trên bất kỳ con đường nào.
Để giúp người tìm kiếm tiến bộ nhanh hơn trên hành trình tâm linh của họ, Đức Thánh Cha Bác Sĩ Athavale (His Holiness Dr Athavale) đã sáng lập ra Con Đường Ân Sủng Của Giáo Trưởng (Gurukrupayoga (The Path of the Guru’s grace)). Con Đường này hội tụ tất cả nhưng phần tốt nhất của những con đường Tâm Linh khác. Nó đề xuất 8 bước thực hành tâm linh chú trọng vào việc loại bỏ khiếm khuyết và giảm bớt cái tôi của một người.
9. Những trở ngại trong thực hành Tâm
Là một người tìm kiếm sự phát triển tâm linh, đôi khi chúng ta sẽ gặp những trở ngại dưới đây trong hành trình tâm linh của minh.
- Những hướng dẫn sai lệch trong thực hành tâm linh : ngay cả khi một người có rất nhiều khao khát phát triên tâm linh, nhưng những hướng dẫn mà người đó đi theo lại không đúng, thì sẽ lãng phí rất nhiều năm tháng.
- Không theo quy luật vũ trụ : Tất cả mọi thực hành tâm linh đều cần dựa trên quy luật/nguyên tắc vũ trụ, nếu không sẽ dẫn đến sự trì trệ.
- Không có thẩm quyền để giải đáp nghi ngờ của một người : Nếu những nghi ngờ về Tâm Linh không được giải quyết, người tìm kiếm có thể đi sai đường và cuối cùng mất niềm tin vào Tâm Linh.
- Những năng lượng tiêu cực từ thế giới tâm linh thường có những chỉ dẫn sai lệch từ thế giới vô hình
- Đôi khi những điều xảy ra trong cuộc sống có thể gây ra những sai lệch trong thực hành tâm linh.
- Đôi khi một người có thể bị mắc kẹt trong thực hành tâm linh của mình mà không hề nhận ra. Chính vì vậy, việc có một người dẫn đường là rất quan trọng.
- Con đường tâm linh để nhận ra Chúa Trời có thể mất hàng năm thậm chí hàng chục năm. Đôi khi, ở trên con đường, người tìm kiếm có thể cảm thấy thiếu sức mạnh ý chí, sự chăm chỉ hoặc kiên trì trong việc thực hành tâm linh của họ, điều này sẽ gây cản trở cho sự phát triển tâm linh. Chính vì vậy, việc đồng hành cùng những người tìm kiếm khác hoặc một tổ chức tâm linh sẽ giúp mang lại cho người tìm kiếm động lực và sự khích lệ trên hành trình tâm linh của ho.
10. Thực hành Tâm Linh
Thực hành tâm linh là điều mà nhiều người đã bắt đầu, nhưng có rất ít người có thể đi đến cuối cùng. Rất ít người kiên trì thực hành tâm linh dù chỉ một năm và thậm chí con số đó còn ít hơn với những người có thể đạt được mức độ tâm linh cao hơn.
Tại sao điều này lại là một vấn đề?
Không phải là do thiếu những người tìm kiếm chân chính muốn tiến bộ về tâm linh. Thực tế là Tâm Linh là phổ quát và bất kỳ ai, thậm chí cả những người đã mắc nhiều sai lầm, có thể phát triển tâm linh nếu thực hành tâm linh một cách chân thành.
Lý do mà nhiều người từ bỏ Tâm Linh là vì trong đa số trường hợp, người ta không thực hành tâm linh theo nguyên tắc phổ quát của nó (practice Spirituality as per its universal principles) và không có sự dẫn dắt từ một người hướng dẫn thực thụ. Do đó, họ bị trì trệ trong hành trình tâm linh và không đạt được sự phát triển tâm linh như mong đợi. SSRF khuyến nghị mọi người thực hành Tâm Linh theo 6 nguyên tắc cơ bản của thực hành tâm linh (6 basic principles of spiritual practice) để đạt được sự phát triển tâm linh nhanh chóng.
11. Kết luận
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về Tâm Linh. Nếu bạn thấy những điều này bổ ích, hãy chia sẻ cho những người khác cũng quan tâm đến Tâm Linh. Chúng tôi khuyến khích các bạn, những người đang thực hiện sứ mệnh tâm linh của mình, hãy đọc những bài viết của chúng tôi về thực hành tâm linh. Cho những ai mới bắt đầu trên con đường Tâm Linh, hãy đọc những bài viết về Bắt đầu hành trình tâm linh của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin đừng chần chừ mà hãy liên hệ cho chúng tôi qua chức năng ‘Trò Chuyện Trực Tuyến’