Contents
1. Giới thiệu về ý nghĩ tiêu cực
Bạn có tìm thấy mình trong những ý nghĩ như sau?
- Bạn phát lại một sự việc trong tư tưởng lập lại nhiều lần (chủ yếu ở phần không được tốt đẹp)
- Bạn luôn nghĩ rằng tương lai sẽ cố ý nghịch chuyển kết quả của một việc mình đang làm.
- Bạn cần được chuẩn nhận hoặc cho phép từ một cá thể nào đó để cảm thấy hài lòng.
- Bạn thấy khó chịu và khiển trách người khác khi sự việc không theo ý mình muốn.
- Chỉ khi người khác cư xử theo một lối nhất định thì bạn mới được vui lòng.
- Bạn có được một khái niệm về tương lai, một hình ảnh của bản thân mà nếu sự tình không diễn ra như bạn vạch trước thì bạn sẽ hụt hẫn mỗi lần như thế.
Chúng ta có thể hợp lại những tư tưởng này với nhiều cường độ khác nhau.
Những ý nghĩ tiêu cực liên tiếp thường làm vấn đề to hơn trong tâm trí của chúng ta, do đó lấy đi niềm vui và trạng thái thanh tịnh của tâm thức. Những suy nghĩ như thế tạo nên một công thức dễ dàng cho lối nghĩ tiêu cực, đưa chúng ta vào trầm cảm, lo âu và đánh giá thấp giá trị bản thân. Khi bị ở vào một tràng những ý nghĩ tiêu cực đó, chúng ta bắt đầu muốn biết có cách nào để vượt qua chúng ngoài việc dựa hẳn vào ý chí. Những nhà diễn thuyết truyền cảm hứng và những bài hướng dẫn tự thực hành giữ vững rằng lối nghĩ tích cực là một sự lựa chọn, nhưng nó không đơn giản như thế. Để chữa trị lối nghĩ tiêu cực, nhiều nhà trị liệu tâm lý tập trung vào khả năng có thể thay đổi bản thân chúng ta (ý nghĩ, cảm xúc và thái độ); nhưng, nó không thể giải quỵết toàn diện vấn đề.
2. Định nghĩa của suy nghĩ tiêu cực
Có nhiều định nghĩa về suy nghĩ tiêu cực, dưới đây là một trong những định nghĩa đó.
Ý nghĩ tiêu cực là nhận thức về bản thân, người khác, hay là thế giới nói chung với cái tính chất như sự nhận thức tiêu cực, thất vọng, và những biểu hiện với cảm xúc không hài lòng và thái độ mâu thuẩn, tâm lý, và hậu quả xấu với sức khoẻ (Hawkley, 2013).
Sau đây là góc nhìn của một vị Thánh trên những suy nghĩ tiêu cực:
Lối nghĩ tiêu cực thường gây bất lợi tràn ngập vào tâm trí. Cuộc sống sẽ rất bi thương nếu như tâm thức không được lành mạnh. Trong một cách nói khác, chiều hướng nghĩ ngợi tiêu cực đánh mất niềm vui của cuộc sống. Nó làm cho tâm trí yếu đuối, dẫn đến cái kết của sự lạc quan, như thế làm cuộc sống trở nên bi thãm và vô nghĩa.’ Đức Thánh Cô Anjali Gadgil
3. Phân loại của những ý nghĩ tiêu cực
Không phải tất cả ý nghĩ tiêu cực đều có ảnh hưởng lớn vì chúng ta đôi khi cũng không tin vào chúng. Chúng có thể chỉ thoáng qua, đến với dòng tư tưởng trong chút lát và rời đi. Tuy nhiên, với một số suy nghĩ tiêu cực, tâm trí của chúng ta có thể bám vào chúng làm nhiều lần lập đi lập lại khác nhau và chiều hướng của chúng còn tuỳ thuộc vào tính cách. Vì thế nó dẫn đến sự nhận thức lệt lạc về thực tế. Chuyên gia trị liệu hành vi nhận thức đặt tên cho chúng là – Suy Nghĩ Tiêu Cực Tự Động. Khái niệm về Suy Nghĩ Tiêu Cực Tự Động là những ý nghĩ bi quan và ngẫu nhiên về mình.
Bác sĩ David Burns, một chuyên gia hàng đầu trong lãnh vực, đã nhận định được những chiều hướng tư tưỡng tiêu cực được nêu ra bên dưới (Burns, 1999).
Số thứ tự | Chủng loại của ý nghĩ tiêu cực | Mô tả gọn |
---|---|---|
1 | Lối nghĩ “Được ăn cả-Ngã về không” (Thà được tất cả-hay-không có gì hết) | Chúng ta nhìn mọi việc qua hai màu trắng và đen. Nếu một việc gì không hoàn hảo ngoài dự đoán, thì xem nó như là một sự thất bại hoàn toàn. |
2 | Lối nghĩ tổng thể hoá thái quá | Chúng ta nhìn thấy một việc thất bại là khuôn mẫu triền miên cho các cuộc bại trận khác. |
3 | Sàng lọc tâm trí | Chúng ta bắt ra một chi tiết tiêu cực và trú lại tại đó, như thế cái nhìn về thực tế trở nên tối hơn, như là một giọt mực đen làm đổi màu cả một chén nước |
4 | Loại ra yếu tố tích cực | Chúng ta bỏ qua những kinh nghiệm tốt lành với tư tưởng chúng ‘không được tính’ vì một lý do nào đó. Trên lối nghĩ này, chúng ta có thể duy trì một sự tin tưởng tiêu cực mà nó trái lại với những gì diễn ra hằng ngày. |
5 | Nhãy vào kết luận | Chúng ta đưa ra những diễn dịch tiêu cực dù cho không dựa trên bất cứ sự thật nào đưa đến kết luận ấy. |
6 | Ý nghĩ rằng mình đọc được tư tưỡng của người khác | Chúng ta tuỳ tiện kết luận rằng một ai đó đang phản ứng tiêu cực với ta, mặc dù vẫn chưa hiểu rõ sự tình và vô chứng cứ. Hơn thế nữa, ta cũng không màn xem xét lại vấn đề. |
7 | Lỗi của thầy bói | Chúng ta thừa biết sự việc sẽ có kết quả tồi tệ, và chúng ta đã được thuyết phục rằng điều đó là đương nhiên. |
8 | Sự phóng đại hay khinh suất sự việc. | Khi chúng ta xem xét là sai lầm của mình, ta làm lớn sự việc ấy. Ta thường bỏ qua những ưu điểm và sức mạnh của ta cũng như của mọi người. |
9 | Lý do đa cảm | Chúng ta cho rằng những cảm xúc tiêu cực quyết định thực tế của mọi việc, nhưng sự thật thì nò không như vậy. Tôi cảm thấy thế, nhất định nó là như thế. Đây chính là thói quen hành sử dựa trên cảm xúc chứ không khách quan. |
10 | Những bản báo cáo ‘nên làm’ | Chúng ta đốc thúc/quở trách bản thân với những ‘nên’ và ‘không nên’, ‘phải’ và ‘phải có’. Hậu quả dẫn đến cảm giác tội lỗi. Khi chúng ta áp đặt những gì ‘nên làm’ lên người khác ta thấy tức giận, bị phản kháng và phẫn nộ. |
11 | Nhản hiệu và sự đóng nhản hiệu lệch lạc | Đây chính là thể trạng thái quá của sự tổng thể hoá. Ngược lại với việc chỉ liệt kê lỗi lầm, ta gắn vào cho mình một nhãn hiệu tiêu cực – “ Ta là gã thất bại”. Khi một người khiến ta không hài lòng, chúng ta đóng một nhản hiệu tiêu cực cho người ấy. |
12 | Cá nhân hoá | Cá nhân hoá là khi một người tin rằng những điều mọi người nói hay làm là trực tiếp đến với bạn ấy. Để rồi xem nó như việc đụng chạm đến mình hoặc liên quan đến mình, dù cho việc đó cốt yếu không phải là vậy. |
Chúng tôi đã nói rộng ra về cách vượt qua chiều hướng tư tưỡng tiêu cực ở Phần 6 (phương pháp tâm linh).
4. Hậu quả của lối nghĩ tiêu cực
Lối nghĩ tiêu cực có thể làm suy nhược tâm thần đến với những người đang bị chi phối với nó. Nó thường có tác động xấu đến với những người xung quanh những cá thể đó. Liệt kê dưới đây là những hậu quả của lối nghĩ tiêu cực:
- Nó ảnh hưởng tới cơ thể và trí não.
- Nó là ảnh hưởng xấu đến với các mối quan hệ quanh ta.
- Lối nghĩ tiêu cực làm tan nát tinh thần nội tâm.
- Nhiều ý nghĩ tiêu cực diễn ra liên tục có thể dẫn đến mối lo ngại nghiêm trọng hoặc là bệnh trầm cảm, sự nổi loạn, và trong những trường hợp tột đỉnh dẫn đến sự làm hại bản thân và người khác. Dựa trên dữ liệu của WHO, trên 300 triệu dân số đang bị bệnh trầm cảm trên thế giới (WHO, 2018) trong khi đó thì 800,000 người kết liễu đời mình mỗi năm ( 1 mạng người mỗi 40 giây) (WHO, 2019).
- Nó có ảnh hưỡng trực tiếp với việc tăng trưởng của những bệnh về tâm lý dẫn đến hàng loạt những bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, béo phì, hen suyển, động kinh và ung thư.
- Nó đưa tới những gián đoạn của sự hoạt động mỗi ngày. Trong những trường hợp tột cùng, nó sẽ leo thang lên tới việc mất khả năng đối với cá nhân, xã hội và nghề nghiệp và đôi khi chết yểu.
5. Cội nguồn phát sinh ra những ý nghĩ tiêu cực
Thông qua nghiên cứu tâm linh, chúng tôi tìm thấy đến 90% của những căn bệnh về tâm lý là có khả năng bắt nguồn từ thế giới tâm linh. Những ảnh hưởng từ vật chất và tâm lý là rất ít ỏi so với yếu tố từ tâm linh. Đây cũng chính là lí do mà nhiều biện pháp chữa trị hướng nghĩ tiêu cực đến từ vật chất bên ngoài và tâm lý của bệnh nhân không mang tới nhiều hiệu quả tích cực. Thấu hiểu và thừa nhận lý do chính đáng gây ra những ý nghĩ tiêu cực là bước đầu tiên để thay đổi lối sống ấy.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, suy nghĩ tiêu cực có thể bắt nguồn từ tác động vật chất, tâm lý và/hoặc là tâm linh. Cái bảng sau đây chia ra rõ tỉ lệ này.
Khởi nguồn phát sinh | % |
---|---|
Vật Lý | 20 |
Tâm Lý | 30 |
Tâm Linh | 50 |
Tổng cộng | 100 |
Nguồn: Nghiên Cứu Tâm Linh – Ngày 09 Tháng 9 Năm 2019
Trong những trường hợp nghiêm trọng của lối nghĩ tiêu cực, khả năng rất cao là tỉ lệ từ yếu tố tâm linh là hơn 50%.
5.1 Nguyên nhân khởi nguồn từ tâm lý
Đức Thánh Giáo Sư Tiến Sĩ Athavale đã từng là nhà thôi miên y khoa với gần 40 năm trong kinh nghiệm nghiên cứu của thôi miên trong y học và nghiên cứu tâm linh trong tâm thức con người.
Dựa vào tìm hiểu của Vị ấy, những ý nghĩ tiêu cực đến từ dấu ấn của khuyết điểm tính cách (như là giận giữ, sợ hãi, ganh tị, đa sầu đa cảm, bất an, phán xét, lối nghĩ theo chiều hướng xấu v.v) trong tìm thức. Những dấu ấn ấy vẫn luôn gửi đi thông qua ý nghĩ đến với trí não. Trạng thái của trí não đã bị điều hành bởi sự thúc đẩy ấy và chúng ta cảm nhận sự tiêu cực hay là hành xử không đúng.
5.2 Nguyên nhân khởi nguồn từ tâm linh
Theo như khoa học đương đại sự lo ngại thái quá hoặc bệnh trầm cảm là do tâm sinh lý, như là phản ứng của một sự thay đổi đột ngột trong đời, gen di truyền, lạm dụng thuốc gây nghiện, tác dụng phụ của thuốc tây v.v (mayoclinic.org, 2019).
Tuy vậy, thông qua nghiên cứu trong tâm linh, chúng tôi nhận thấy rằng sự bất an và bệnh trầm cảm đến từ các tác động của tâm linh. Đây cũng chính là lý do mà các bác sĩ tâm lý chỉ thành công ở việc chữa trị những triệu chứng phát sinh, khi mà chúng không phải là tuyệt đối lâu dài vì tận gốc rể vẫn còn đó. Vì vậy, vấn đề phát sinh trở lại cũng như việc tái phát của những chiệu trứng căn bệnh ấy.
Nguyên nhân cội gốc của suy nghĩ tiêu cực chính là đến từ tâm linh. Cường độ, thời gian và tần số của các ý nghĩ tiêu cực có thể làm cho trầm trọng thâm cũng chính vì yếu tố tâm linh. Liệt kê tiếp theo đây là nguyên nhân của ý nghĩ tiêu cực.
Thế lực tà ma
- Thế lực tà ma có thể chi phối một người hoặc là nhập luôn vào người ấy. Chúng chiếm hữu lấy thân thể, tâm thức và trí tuệ của một người, đặt biệt là những khi anh ấy suy giảm đi trong tâm linh trở nên yếu đuối.
- Những người có nhiều ác tính và bản ngã to dày thường dễ bị bọn tà ma nhắm vào, bởi vì chúng nó bị hấp dẫn bởi những ác tính và bản ngã
- Thế lực tà ma cũng có thể làm lớn vấn đề- thí dụ, một người có tác ý nóng giận, chúng ma sẽ bám vào ấy. Chúng nó làm nghiêm trọng hơn ví dụ làm cho ý nghị ấy lập đi lập lại trong tâm thức để người này hành xử quá với mức độ thông thường.
Ghi chú: Đọc thêm về Làm thế nào thế lực tà ma gây hại cho thế giới loài người thông qua suy nghĩ.
Vận mệnh và tài khoản cho đi-và-nhận lại của nhân quả
Khi những người nào có ác nghiệp với nhau, nó sẽ tạo nên những ý nghĩ xấu ác. Đồng thời, nếu một người có vận mệnh đen rủi, họ cũng sẽ có nhiều ý nghĩ tiêu cực. Vận mệnh cũng chính là nguyên nhân chủ đạo mà nhiều người trải nghiệm sầu khổ ở đời. Thông qua nghiên cứu tâm linh chúng tôi thấy rằng 98% tính cách của chúng ta đã được định sẵn từ dấu ấn đến từ tìm thức mà đã được mang theo qua nhiều đời nhiều kiếp.
Ghi chú: Đọc thêm về vận mệnh tại đây.
Tổ tiên đã khuất
Thân thể vô hình (vong linh) của những tổ tiên không được thoả mãn ở thế giới bên kia thường gây ảnh hưởng đến con cháu. Vấn đề này có thể do một số lý do. Có nhiều ý nghĩ tiêu cực có thể là chiệu trứng của các vấn đề đến từ tổ tiên.
Đọc thêm: Rắc rối do Tổ Tiên là gì?
Ảnh hưởng của mặt trăng trên suy nghĩ của chúng ta
Đã nhiều thiên niên kỷ một khái niệm phổ biến là vần trăng có thể tác động sâu thẳm đến với trạng thái thân tâm của nhân loại. Nghiên cứu tâm linh của SSRF trong ảnh hưởng của vần trăng đến với tâm lý của con người đồng ý với lối nghĩ này. Đặc biệt là vào những đêm trăng rằm hay trăng non, thì có sự tăng lên của suy nghĩ tiêu cực và hành vi thất thường.
5.2.1 Ý nghĩ tiêu cực- Nó ảnh hưỡng trong thế giới vô hình ra sao?
Trong đội ngũ của chúng tôi có một số vị hành giả có khả năng nhận được tần số vi tế từ con người và vật thể. Những vị ấy có khả năng nhật được trí tuệ vô thượng thông qua hình ảnh bằng giác quan thứ sáu. Những bức vẽ là X-rays tâm linh và dẫn dắt người thường vào thế giới tâm linh.
Trong bức vẽ dưới đây, quy trình vi tế của suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến với một người
Tiếp theo là một phần khái quát về quá trình vi tế khi một người đang có những ý nghĩ tiêu cực, Trước tiên người với bản ngã to bự dễ dàng nhận lấy ý nghĩ tiêu cực. Bởi vị họ chỉ nghĩ về việc làm thoả mãn bản ngã của mình. Khi đó, nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến luân xa mắt thứ ba (adnya-chakra) và suy nghĩ của họ bị thiệt hại. Lúc ấy một hệ thống chuỗi khi mà năng lượng bất tịnh phiền não chướng tạo ra trong một ý nghĩ rồi nó làn truyền tới các ý nghĩ khác. Lúc ấy người này mời gọi các chúng tà ma và như thế năng lượng phiền não bất an tăng lên bao quanh cơ thể của người ấy và phần trên đầu. Người này rơi vào những viễn vọng truỵ lạc để rồi mất sự rõ biết với các yếu tố bên ngoài. Như thế người ấy sống trong ảo giác và xa lìa sự thật.
6. Cách thức để vượt qua những ý nghĩ tiêu cực
Vật lý
Những việc làm như tập thể dục, thiền, các phương pháp hít thở thư giãn, nghe nhạc thư giãn, duy trì danh sách các việc nên làm, thực hành một thói quen lành mạnh mỗi buổi sáng v.v giúp cho chúng ta suy nghĩ lạc quan hơn. Tuy vậy, vì ý nghĩ tiêu cực có liên quan đến tâm thức, những biện pháp vật lý đóng vai đánh lạt hướng những ý nghĩ tiêu cực mà thôi chứ không có phương pháp chữa trị triệt để.
Tâm lý
Các phương pháp chữa trị tâm lý như sự thừa nhận, thực hành sự quan tâm, tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý v.v Trị liệu nhận thức của hành vi được biết tới rộng như việc duy trì nhật kí mỗi ngày về những ý nghĩ và sau đó thay thế những ý nghĩ tiêu cực với những ý nghĩ tích cực. Tuy thế việc thừa nhận có những giới hạn của chúng. Chúng tôi đã từng đề cập đến vấn đề này trong một bài viết – Việc Tự Gợi Ý so với Thừa Nhận.
Tâm linh
Sự tu tập và trị liệu tâm linh là những công cụ mật thiết trong việc chữa trị các ý nghĩ tiêu cực, đặc biệt khi chúng có nguồn gốc từ thế giới tâm linh bí ẩn. Thông qua tu tập, năng lượng tích cực sẽ được tạo ra nhằm bảo vệ chúng ta từ thế lực tà ma và vô hiệu hoá mệnh số khắc nghiệt. Để vượt qua những ý nghĩ tiêu cực, những việc làm như sau là được khuyến thích.
- Tụng niệm : Niệm ‘Shri Gurudev Datta’ giúp vượt qua những ý nghĩ tiêu cực, đặt biệt là những trường hợp của tổ tiên đã khuất. Đồng thời, chúng tôi cũng khuyến thích niệm thêm ‘Om Namo Bhagawate Vasudevaya’ để trừ khử những ý nghĩ tiêu cực bao gồm luôn những ý tột cùng.
- Cải thiện khuyết điểm tính cách của bản thân chính là một bước trong tu tập :Đức Thánh Giáo Sư Tiến Sĩ Athavale là vị đã tiên phong trong Quá Trình Cải Thiện Khuyết Điểm Tính Cách Của Bản Thân (PDR). Quá trình PDR này giúp loại trừ đi những dấu ấn của ác tính trong tiềm thức. Như thế tẩy uế tiềm thức (khi mà chúng cấu tạo nên 90% của tâm trí). Trong quá trình PDR, những sự cố hay ý nghĩ tiêu cực được diển thuyết thông qua phương pháp Tự Gợi Ý, như thế được nhân cách hoá và điều chỉnh cho mỗi cá nhân cụ thể. Dưới đây chúng tôi đã đưa ra nhiều sự Tự Gợi Ý để vượt qua những lối nghĩ tiêu cực được tìm tấy bởi Bác sĩ David Burns.
- Bài Thuốc Trị Liệu Tâm Linh Bằng Nước Muối : Đây là 15 phút trị liệu để loại bỏ đi năng lượng hắc ám mà đa phần là nguồn gốc của ý nghĩ tiêu cực. Đọc thêm về Bài Thuốc Trị Liệu Tâm Linh Bằng Nước Muối
7. Tổng Kết
Chống lại những ý nghĩ tiêu cực có thể rất chán nản và vất vả. Tại Viện Nghiên Cứu Tâm Linh, chúng tôi rất thấu hiểu tình trạng khó khăn ấy và muốn chia sẻ rằng bạn không có lẻ loi trong hành trình này. Qua kinh nghiệm lâu năm chúng tôi nhận thấy rằng một phần lớn dân số trên thế giới đang bị đau khổ từ những ý nghĩ tiêu cực một đoạn nào đó trong đời. Nguyên do mà suy nghĩ tiêu cực dường như khó để vượt qua tại vì mọi người luôn giải quyết vấn đề trên mặt vật lý và tâm lý. Nhưng, nó không có mấy hiệu quả vì vấn đề là ở trong tâm linh (hầu hết các trường hợp). Khi đưa vào những bước tâm linh chúng tôi đã gợi ý, bạn sẽ tìm thấy nhiều sự cải thiện trong tâm thức và chất lượng của cuộc sống.
8. Thư Mục
Burns, D. D., 1999. Feeling Good: The New Mood Therapy. New York: HarperCollins Publishers Inc.
Hawkley, L. C., 2013. Negative Thoughts. [Online]
Tìm thấy tại: https://link.springer.com/referenceworkentry/10.1007%2F978-1-4419-1005-9_1563
[Sử dụng vào ngày 16 07 2019].