Loại Trừ Khuyết Điểm Nhân Cách Là Tu Tập Tâm Linh
1. Tác hại của khuyết điểm nhân cách đến sự tu tập tâm linh
Một câu trong kinh điển cổ xưa thuyết rằng:
Như đã thấy ở những bài trước, khuyết điểm nhân cách của một người là nguyên nhân tạo ra đau khổ cho họ, trong khi đức tính góp phần tạo nên sự mãn nguyện và hạnh phúc. Khuyết điểm nhân cách và đức tính của một cá nhân còn có tác động đến xã hội nếu người đó đứng ở vị trí mang tầm ảnh hưởng đến xã hội. Ngày nay với sự phổ biến của Internet và mạng xã hội, phạm vi ảnh hưởng giữa người với người xung quanh thế giới cũng tăng đột biến. Khuyết điểm nhân cách thường làm chúng ta và người khác khổ sở và còn làm lệch lạc thái độ nhìn nhận cuộc sống. Tuy nhiên, ngoài sự đau khổ còn có những tác hại đến tâm linh xảy ra do khuyết điểm nhân cách. Hãy xem qua những gì xảy ra với một đạo viên khi người đó có nhiều khuyết điểm nhân cách.
- Mất tập trung: hội SSRF khuyến khích pháp môn tu tập Thánh Ân, phương pháp này gồm 8 bước. Mặc dù niệm danh hiệu Thượng Đế là nền tảng chính của pháp môn này, để hình thành sự Nhất Tâm (tín tâm) của danh hiệu Thượng Đế trong tiềm thức rất khó, bởi vì trong đó đã chứa quá nhiều tạp niệm của khuyết điểm tính cách và bản ngã (cái tôi). Do những khuyết điểm tính cách này, đạo viên không thể chú tâm vào danh hiệu Thượng đế khi đang niệm (ví dụ tính cách và cái tôi lớn nên hay để bụng đủ chuyện rồi suy nghĩ lung tung). Hơn nữa, đạo viên cũng khó có thể chuyên tâm vào bất kỳ pháp môn tu tập tâm linh nào khác do khuyết điểm nhân cách.
- Không thể hợp nhất với Thượng Đế: mục đích tối thượng của tu hành là hợp nhất với Thượng Đế. Tuy nhiên, giống như giọt dầu không thể hòa tan trong nước do tính chất khác biệt, tương tự một người mà có quá nhiều khuyết điểm nhân cách, thì không thể hợp nhất với Thượng Đế được bởi vì Ngài vô cùng hoàn hảo và đức hạnh.
- Không đạt được mục đích khi tu hành: một người có nhiều khuyết điểm nhân cách và cái tôi lớn không bao giờ được toại nguyện từ tu tập tâm linh bởi vì tính khí tiêu cực luôn gây chướng ngại.
- Ma chướng (bị tà ma tác động): những đạo viên có nhiều khuyết điểm nhân cách rất dễ bị ảnh hưởng và bị điều khiển bởi tà ma ở cõi âm, tà ma lợi dụng những khuyết điểm và cái tôi của chúng ta để trục lợi.
- Giảm năng lực tu hành: những lỗi lầm đạo viên mắc phải do khuyết điểm nhân cách và cái tôi làm hao hụt năng lượng tâm linh thu được từ việc tu tập, từ đó năng lực tâm linh và hiệu quả cũng giảm theo.
2. Ưu tiên loại trừ khuyết điểm nhân cách trong quá trình tu hành
Vì những hậu quả liệt kê ở trên, đạo viên có nhiều khuyết điểm nhân cách không thể tăng trưởng tâm linh và không thể đạt được sự giải thoát luân hồi.
Vì lẽ đó, Đức Thánh Athavale đã đưa ra lời khuyên
”Để có thể tăng trưởng tâm linh, tiêu trừ bản ngã và khuyết điểm nhân cách là vô cùng thiết yếu trong bất kỳ pháp môn tu tập tâm linh nào, như là pháp môn Hành Động (Karmayoga), pháp môn Sùng Đạo (Bhaktiyoga), pháp môn Minh Triết (Dnyanyoga), pháp môn Khổ Hạnh (Hathayoga), pháp môn Năng Lượng Kundalini (Kundaliniyoga),… Loài người ở những thời xưa như thời kỳ Satyayug, Tretayug và Dwaparyug có rất ít khuyết điểm nhân cách và bản ngã nhỏ hơn so với con người thời nay. Hầu hết con người ở thời kỳ hiện tại (Kaliyug) không thể phát triển tâm linh là do có nhiều khuyết điểm nhân cách kinh niên và bản ngã lớn. Vì thế, các đạo viên dù theo pháp môn tu tập tâm linh nào, cũng nên chú ý xem trọng việc loại trừ khuyết điểm nhân cách và bản ngã của mình.”
– (Paratpar Guru) Đức Thánh Jayant Athavale
(28 tháng 5 năm 2015)
Tám bước của pháp môn tu tập tâm linh dựa theo Thánh Ân gồm:
- Loại Trừ Khuyết Điểm Nhân Cách (PDR)
- Satseva: Phục vụ Chân Lý (phục vụ Thượng Đế vô vị lợi)
- Naam: Niệm danh hiệu Thượng Đế (dựa theo tôn giáo của mình)
- Satsang: Đồng hành với Chân Lý
- Tyag: Hy sinh bản thân để tiến đến Thượng Đế
- Priti: Tình yêu vô điều kiện dành cho muôn loài
- Bhavjagruti: Thức tỉnh cảm xúc tâm linh
- Tiêu diệt Bản Ngã (cái tôi)
Hiện tại, đối với những ai mới chập chững bắt đầu tu tập tâm linh thì 3 bước quan trọng cần thực hành trong 8 bước là ‘Naam’, ‘Satsang’ và ‘Satseva’. Tuy nhiên, dựa theo thời kỳ hiện tại (Kaliyug) và nhận thức về tầm quan trọng của loại trừ khuyết điểm nhân cách và bản ngã, các đạo viên nên tu hành theo trình tự sau, đó là ‘loại trừ khuyết điểm nhân cách’, ‘satseva’, ‘naam’, ‘satsang’, ‘tyag’, ‘priti’, ‘thức tỉnh cảm xúc tâm linh’, ‘tiêu diệt bản ngã’. Khi đạo viên thành tâm thực hành phương pháp loại trừ khuyết điểm nhân cách và tiêu diệt bản ngã như là một sự tu tập tâm linh kết hợp với các phương pháp tu khác, thì tăng trưởng tâm linh nhanh chóng là hoàn toàn đảm bảo.