Contents
1. Giới thiệu về phương pháp Tự gợi ý B1 (B1 Autosuggestions)
Một người phải bận rộn lo toan cho cuộc sống ngày qua ngày. Mỗi ngày khi đi làm thì bị kẹt xe, lo lắng về tình trạng sức khỏe, mâu thuẫn với gia đình hoặc chịu đựng một ông chủ khó chịu và còn nhiều hơn thế nữa; danh sách những việc này dường như không có điểm dừng. Thêm vào đó, nếu bạn có một đứa con đột nhiên nhớ ra mình có một bài kiểm tra quan trọng vào ngày hôm sau hoặc đã gây gổ với anh chị em của mình và khiến họ đau khổ hoặc bạn có một cấp dưới tại nơi làm việc liên tục chểnh mảng trong các dự án hoặc trốn tránh góp sức vào trong công việc rồi thì bạn cũng vở đội hình và chịu thua trước hoàn cảnh như vậy.
Chúng ta cố gắng giải quyết các vấn đề theo sự hiểu biết, dấu ấn trong tiềm thức và kinh nghiệm sống cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta trải qua bất an khi cố gắng giải quyết mọi việc hoặc cuối cùng rồi cũng không khỏi bị bất an. Thêm vào đó, các vấn đề cũng không hẳn được giải quyết. Cuối cùng chúng ta đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh. Cứ như thế nền tảng cho tâm trí chúng ta luôn bị chao đảo và không được ổn định.
Có cách nào để kiểm soát cảm xúc dâng cao của chúng ta khi người khác (trẻ em hoặc cấp dưới) đang ấn nút và làm sai? Theo Quy trình Loại bỏ Khuyết điểm của Nhân cách, có một kỹ thuật tâm linh – phương pháp Tự gợi ý B1 giúp nâng cao khả năng tự nhận thức và tính hướng nội, dẫn dắt chúng ta tính tự kiềm chế để có thể hành động phù hợp và bình tĩnh ngay cả khi người khác phạm lỗi.
2. Định nghĩa của phương pháp Tự gợi ý B1
Phương pháp Tự gợi ý B1 được sử dụng để làm an dịu tinh thần của một người bằng cách loại bỏ những khiếm khuyết về nhân cách của người khác hoặc bằng cách thay đổi tình huống bất lợi cho chúng ta. Cụ thể, đối với kiểu Tự gợi ý này, người khác phải là cấp dưới hoặc nhỏ tuổi hơn/vai vế thấp hơn chúng ta. Đó có thể là con cái, nhân viên cấp dưới hoặc bất kỳ ai có khả năng nhận những góp ý của chúng ta. Mặc dù sai lầm là do người khác gây ra nhưng những Tự gợi ý này sẽ giúp giải quyết và khắc phục những phản ứng của chúng ta. Trong kỹ thuật này, vì có khả năng đối thoại với người khác nên có thể làm điều gì đó để thay đổi người kia hoặc tình huống ở một mức độ nhất định. Thông qua kỹ thuật này, có thể khắc phục những khuyết điểm ở người khác như cấp dưới, con cái, v.v. bằng cách đưa ra lời giải thích, hình phạt, v.v. cho người liên quan nhiều lần. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích cho các bậc cha mẹ hoặc khi bạn đang điều hành một công ty và có cấp dưới làm việc cho mình.
2.1 Cấu trúc để đóng khung một Tự gợi ý B1:
Cấu trúc là :
Vì vậy, trong trường hợp mắc lỗi nêu trên, Phương pháp Tự gợi ý bên dưới có thể được sử dụng.
Lỗi sai là tôi đã tức giận với Nicole (em gái tôi) vì đã không giữ nhà cửa ngăn nắp.
- Vì vậy, theo định dạng của Tự gợi ý B1, câu Tự gợi ý sẽ là – Bất cứ khi nào tôi thấy Nicole để nhà bừa bộn, tôi sẽ bình tĩnh nói với em ấy rằng điều quan trọng là phải giữ nhà cửa gọn gàng nếu không những rung động trong nhà sẽ bị ảnh hưởng.
- Tự gợi ý bắt đầu bằng “Bất cứ khi nào” thì phần lỗi đó xuất hiện và chính là nguyên nhân thực sự. Tại đây, Nicole đã để quần áo của mình nằm vương vãi khắp nhà.
- Sau đó là hành động có thể thực hiện để bình tĩnh xử lý tình huống – đó là tôi sẽ bình tĩnh nói với cô ấy rằng điều quan trọng là phải giữ gìn trật tự trong nhà nếu không những rung động trong nhà sẽ bị xáo trộn. Ở đây, câu nói ‘Tôi sẽ bình tĩnh nói với cô ấy’ là quan trọng nhất, vì nó giúp tập trung vào bản thân nơi mà một người có thể hoàn thiện cho khuyết điểm của chính mình.
3. Làm cách nào để lựa chọn phương pháp Tự gợi ý B1
Phương pháp Tự gợi ý B1 được sử dụng khi lỗi do người khác gây ra và chúng ta phản ứng lại. Dưới đây là một số ví dụ về những sai lầm như vậy và những khiếm khuyết về nhân cách gây ra phản ứng của chúng ta.
Lỗi sai hoặc tình huống | Phản ứng do khuyết điểm của chúng ta | |
1 | Con không chịu học dù đã nhiều lần nhắc nhở | Tức giận, Kỳ vọng |
2 | Cấp dưới không đúng giờ dù đã được nhắc nhở nhiều lần | Định kiến, Giận dữ |
3 | Phục vụ liên tục yêu cầu tăng tiền lương | Lo lắng, Giận dữ |
4 | Học sinh vô kỷ luật trong lớp học | Tức giận, Phàn nàn |
5 | Chồng không phụ việc ở nhà | Giận dữ, Định kiến, Phàn nàn, Đa cảm |
6 | Vợ không tiết kiệm | Định kiến, Đổ lỗi cho người khác |
7 | Trẻ vị thành niên chơi trò chơi điện tử quá thường xuyên | Lo lắng, Kỳ vọng |
8 | Em út lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc vào việc giao tiếp xã hội | Đa cảm, Kỳ vọng |
Một điểm chung trong tất cả các ví dụ được đề cập ở trên là chúng có thể được thay đổi hoặc kiểm soát. Chẳng hạn, việc đứa trẻ không học dù được yêu cầu học nhiều lần là điều có thể được cải thiện bằng tình yêu thương, sự kiên nhẫn và hiểu biết hoặc bằng hình phạt tùy thuộc vào khiếm khuyết nhân cách gốc rễ của trẻ. Tương tự như vậy, việc một đứa em lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc giao lưu xã hội trong khi lẽ ra em ấy phải nghiêm túc với tương lai của mình cũng là điều có thể được kiểm soát bằng cách thảo luận hoặc bằng cách nghiêm khắc.
Các yếu tố gây căng thẳng được đề cập ở trên là không đầy đủ. Đó là những tình huống mà chúng ta thỉnh thoảng phải đối mặt và cách phản ứng thường dựa trên những khiếm khuyết nhân cách nổi bật của chúng ta. Chúng ta có thể bộc lộ những phản ứng của mình hoặc có thể không biểu lộ ra ngoài, tuy nhiên, trong tất cả những trường hợp như vậy, tâm trí trở nên bất ổn và những dấu ấn tiêu cực trong tiềm thức của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Thêm vào đó, điều này có thể cản trở mối quan hệ của chúng ta với người khác ở vai vế lớn hơn, đôi khi gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được cho các mối quan hệ và sự nghiệp của chúng ta. Do đó, việc tập trung vào phản ứng của chúng ta và xác định khiếm khuyết nhân cách gốc rễ khiến chúng ta căng thẳng là điều cần thiết.
4. Làm sao để chọn và phân tích các áp dụng phương pháp Tự gợi ý B1
Sơ đồ sau đây cho thấy một cách trực quan cách chúng ta biết khi nào nên chọn phương pháp Tự gợi ý B1 để hóa giải một sai lầm.
Chúng ta hãy lấy lỗi sai dưới đây làm ví dụ thực tế minh họa cách nhận biết khi nào nên chọn phương pháp Tự gợi ý B1.
Lỗi sai : Tôi rất thất vọng và sốc khi nghe giáo viên chia sẻ rằng con trai Ryan của tôi đã không hoàn thành bài tập về nhà trong 1 tuần. Con đã nói dối tôi rằng cháu đã hoàn thành nó.
- Câu hỏi đầu tiên chúng ta cần đặt ra để xác định loại Tự gợi ý là – khuyết điểm nhân cách của ai là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng trong tình huống đó hoặc ai là người chịu trách nhiệm cho sai lầm đó.
Trả lời : Đây là những người khác (Ryan, con trai tôi) đã nói dối tôi về việc hoàn thành bài tập về nhà.
- Câu hỏi tiếp theo chúng ta sẽ hỏi là ‘Lỗi này là một hành động, suy nghĩ hoặc cảm xúc không đúng hay đó là một phản ứng không đúng?’
Trả lời : Đây là phản ứng sai
Vì vậy, dựa trên phân tích, vì lỗi này là phản ứng không đúng do người khác gây ra (là cấp dưới và có thể làm gì đó để thay đổi tình hình như nói chuyện với cháu nhỏ, khiển trách bé hoặc trừng phạt con mình nếu cần), Tự gợi ý B1 có thể được dùng.
Cấu trúc của nó là :
Do đó, trong trường hợp mắc lỗi nêu trên, Phương pháp Tự gợi ý bên dưới có thể được áp dụng.
Tự gợi ý được đề xuất : Bất cứ khi nào giáo viên nói với tôi rằng con trai Ryan của tôi đã không hoàn thành bài tập về nhà trong 1 tuần, tôi sẽ nhận ra rằng có thể cháu đang gặp một số trở ngại và đang cảm thấy quá tải. Vì vậy, tôi sẽ bình tĩnh nói chuyện với con mình và hỗ trợ con hoàn thành bài tập về nhà.
5. Ví dụ về các dạng Tự gợi ý B1
Trong phần này, chúng tôi cung cấp cho bạn một số ví dụ về các tình huống mà một người có thể sử dụng loại Tự gợi ý B1 và cách đóng khung chúng.
6. Tổng kết
Cấp dưới, anh chị em, con cái đều dựa vào chúng ta để được hỗ trợ và động viên. Tuy nhiên, liệu chúng ta có thể giữ được lòng khoan dung và bình tỉnh khi mọi việc không diễn ra như chúng ta mong đợi. Điều này đặc biệt là khi họ cư xử không đúng mực. Tất cả chúng ta đều muốn thay đổi người khác hoặc hoàn cảnh khiến mình không hạnh phúc. Tuy nhiên, cách duy nhất để thay đổi được sự việc là tập trung vào những sai lầm của bản thân và có cái nhìn khách quan, bao quát về tổng thể. Phương pháp B1 giúp chúng ta quán chiếu các phản ứng của mình, nhờ đó chúng ta trở nên khoan dung và độ lượng hơn.
Tự gợi ý giúp gầy dựng nên nhiều ưu điểm trong tính cách của một người. ‘Người lý tưởng là người ít khuyết điểm nhân cách nhất, có khả năng đứng vững ngay cả trong điều kiện bất lợi và vượt qua nghịch cảnh, luôn có lý tưởng, lạc quan và khuyến khích người khác hành động đúng đắn, theo lẽ phải’.