Contents
1. Giới thiệu
Tự gợi ý (Auto-suggestion hay còn được nói ngắn gọn là AS) là phần quan trọng nhất trong quá trình loại bỏ khuyết điểm của tính cách vì chúng cung cấp giải pháp cho những suy nghĩ hoặc phản ứng tiêu cực trong tâm trí chúng ta. Tâm trí chúng ta có xu hướng nhấn mình vào trong vòng lặp tiêu cực hoặc những suy nghĩ không đúng đắn. Tự gợi ý giúp vô hiệu hóa những khuynh hướng tiêu cực trong tâm trí chúng ta, để những phản ứng sai lầm phát sinh do khuyết điểm của tính cách không lặp lại và chúng ta có được thái độ cư xử phù hợp. Chúng trực tiếp giải quyết tận gốc những dấu ấn tiêu cực và thay đổi chúng để chúng trở nên tích cực hơn. Bằng cách này, hành vi của chúng ta sẽ tự động thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Đây là một phương pháp trị liệu khoa học và đã được thử nghiệm qua thời gian nhằm làm giảm những khiếm khuyết trong nhân cách của chúng ta.
Khi bắt đầu quá trình loại bỏ khiếm khuyết nhân cách, trước tiên chúng ta bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu về bản thân và những sai sót mà chúng ta mắc phải khi mắc sai lầm ở cấp độ suy nghĩ, hành động hoặc cảm xúc. Duy trì nhật ký giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm tính cách của mình – cả những ưu điểm (phẩm hạnh) và khuyết điểm (ác tính). Sau khi viết ra những sai lầm hoặc quan sát về bản thân trong khoảng 10-15 ngày và tiếp thu ý kiến hoặc phản hồi từ những người khác như bạn bè hoặc người thân trong gia đình, chúng ta có thể biết những khuyết điểm nào đang nổi lên thường xuyên hơn và chiếm ưu thế hơn trong chúng ta cũng như những khuyết điểm nào đang ảnh hưởng đến bản thân chúng ta và những người khác. Dựa trên sự hiểu biết này, chúng tôi chọn từ 1 đến tối đa 3 khuyết điểm nhân cách để khắc phục tại một thời điểm nhất định. Chúng ta có thể khắc phục những khiếm khuyết về nhân cách này trong 2-3 tháng. Sau khi chọn ra 1-3 khuyết điểm nhân cách để sửa đổi theo mức độ ưu tiên, cần phải đưa ra những câu tự gợi ý phù hợp cho từng khuyết điểm. Sau đây là những phương pháp hoặc kỹ thuật chúng ta có thể sử dụng để tạo nên một câu Tự gợi ý.
Ví dụ: giả sử chúng ta đã chọn 3 khuyết điểm tính cách mà chúng ta muốn khắc phục: sợ hãi, lo lắng và vô tổ chức. Sau đó, chúng ta chọn mỗi khuyết điểm một lỗi cụ thể được ghi nhận trong nhật ký PDR của chúng ta.
Ví dụ
- Lỗi lầm/Thiếu sót – Sợ hãi : Tôi sợ gặp bạn bè tại bữa tiệc sinh nhật của anh trai John vì nghĩ rằng họ sẽ coi thường tôi vì tôi không thể kiếm được việc làm. Tôi đang tìm cớ để tránh bữa tiệc, để không gặp họ.
- Lỗi lầm/Sai sót – Lo lắng : Khi Sam (đối tác kinh doanh của tôi) lừa dối tôi, tôi rất suy sụp và lo lắng về điều gì sẽ xảy ra với mình trong tương lai.
- Lỗi lầm/Thiếu sót – Vô tổ chức : Tôi để quên hộ chiếu ở nhà và chỉ nhận ra điều này khi đi được nửa đường ra sân bay. Vì điều này mà tôi gần như đã lỡ chuyến bay quốc tế của mình.
2. Làm sao để chọn được phương pháp Tự gợi ý
Có nhiều phương pháp Tự gợi ý được sử dụng tùy theo trường hợp. Biểu đồ bên dưới cho thấy cách chúng ta có thể quyết định nên sử dụng phương pháp Tự gợi ý nào để cải thiện những suy nghĩ, cảm xúc, hành động, phản ứng không đúng đắn của mình hoặc cả hai.
Sau khi chọn một lỗi sai mà chúng ta muốn khắc phục đã bộc lộ, để quyết định loại phương pháp Tự gợi ý sẽ được sử dụng, chúng ta cần đặt một câu hỏi –
‘Ai chịu trách nhiệm về lỗi lầm hoặc khuyết điểm nhân cách, ai là nguyên nhân chính dẫn đến sai lầm hoặc căng thẳng gây ra trong một tình huống. Tôi (tự) chịu trách nhiệm hay người khác chịu trách nhiệm?’
Khi căng thẳng được gây ra chủ yếu do khiếm khuyết về nhân cách của chúng ta, thì các phương pháp Tự gợi ý loại A sẽ được sử dụng. Mặt khác, khi người khác phạm phải sai lầm hoặc khiếm khuyết về nhân cách của họ là nguyên nhân chính gây ra sai lầm hoặc tình huống đó, thì các phương pháp Tự gợi ý loại B sẽ được sử dụng.
Ví dụ
Lỗi lầm/Thiếu sót – Lo sợ : Tôi sợ gặp bạn bè tại bữa tiệc sinh nhật của anh trai John vì nghĩ rằng họ sẽ coi thường tôi vì tôi không thể kiếm được việc làm. Tôi đang tìm cớ để tránh bữa tiệc, để không phải gặp họ.
Phân tích lỗi – Loại A
Lỗi sai này có thể là do suy nghĩ hoặc cảm xúc không đúng tùy thuộc vào loại tính cách của chúng ta. Khi phân tích lỗi sai, câu hỏi then chốt quyết định kiểu tự gợi ý là – khuyết điểm tính cách của ai là nguyên nhân chính gây ra sai lầm này? Ở đây vì nỗi sợ hãi đang ở trong tâm trí tôi, bạn bè tôi có lẽ thậm chí không biết rằng tôi đang có những suy nghĩ này, nên sai lầm phần lớn là do khuyết điểm nhân cách của tôi. Đây là lý do tại sao chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật Tự gợi ý loại A cho lỗi này.
Lỗi lầm/Thiếu sót – Lo lắng : Khi Sam (đối tác kinh doanh của tôi) lừa dối tôi, tôi rất suy sụp và lo lắng về điều gì sẽ xảy ra với mình trong tương lai.
Phân tích lỗi – Loại B
Lỗi lầm này là một phản ứng. Khi phân tích sai lầm, câu hỏi then chốt quyết định kiểu tự gợi ý là – khuyết điểm nhân cách của ai là nguyên nhân chính gây ra sai lầm này? Ở đây do bạn tôi lừa dối tôi nên chính khuyết điểm nhân cách của anh ấy đã gây ra tình trạng này. Vì vậy, ở đây chúng ta có thể sử dụng phương pháp tự gợi ý loại B.
Lỗi lầm/Thiếu sót – Vô tổ chức : Tôi để quên hộ chiếu ở nhà và chỉ nhận ra điều này khi đi được nửa đường ra sân bay. Vì điều này mà tôi gần như đã lỡ chuyến bay quốc tế của mình.
Phân tích lỗi – Loại A
Lỗi lầm này là một hành động không chính xác. Ở đây, bản chất vô tổ chức của chính tôi là nguyên nhân gây ra sai lầm. Vì thế tôi chịu trách nhiệm chính cho việc quên hộ chiếu của mình, một phương pháp tự gợi ý loại A.
Thông tin thêm về từng kỹ thuật tự gợi ý cụ thể được đưa ra dưới đây.
3. Các phương pháp tự gợi ý khác nhau
3.1 Tự gợi ý loại A
A1 – Phương pháp phản hồi tâm lý : Kỹ thuật này tạo ra nhận thức về tất cả những suy nghĩ, cảm xúc và hành động không đúng đắn và cho phép chúng ta kiểm soát chúng. Tự gợi ý loại A1 đưa ra phản hồi tâm lý cho tâm trí về cách nó nên suy nghĩ, cư xử và hành động. Do những dấu ấn về khuyết điểm nhân cách, tâm trí chúng ta có những suy nghĩ và cảm xúc không đúng đắn hoặc thúc đẩy những hành động không đúng đắn. Kỹ thuật A1 được sử dụng cho tất cả những sai lầm liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động không đúng đắn mà chúng ta phải chịu trách nhiệm, nghĩa là những khiếm khuyết về nhân cách của chính chúng ta đã gây ra sai lầm đó hoặc gây ra bất an trong tình huống đó.
Xin đọc thêm về phương pháp tự gợi ý A1
A2 – Phương pháp phản ứng thay thế : Kỹ thuật này rất hữu ích để khắc phục phản ứng sai do một sự cố xảy ra trong thời gian ngắn, tức là một sự cố kéo dài từ 1 đến 2 phút hoặc vài phút. Thời gian của phản ứng không quan trọng. Đó là thời gian của tình huống được xem xét. Nó được sử dụng để khắc phục những phản ứng mà khuyết điểm của chính chúng ta là nguyên nhân chủ đạo gây ra phản ứng.
Thông qua phương pháp này, chúng ta gợi nhắc tâm trí thay thế phản ứng sai bằng phản ứng thích hợp khi chúng ta có phản ứng đối với một sự việc nào đó hoặc đối với một người.
Trong các tình huống, những phản ứng tích cực hoặc tiêu cực đều xuất hiện trong tâm thức hoặc bộc lộ ra từ một người. Phản ứng sai trái là do khuyết điểm của nhân cách, còn phản ứng thích hợp là do phẩm hạnh. Bằng cách liên tục áp dụng những câu Tự gợi ý về những phản ứng không đúng của chúng ta, những khuyết điểm trong tâm trí chúng ta sẽ được thay thế bằng những ấn tượng về đức tính tốt, và điều này khiến tính cách của chúng ta trở nên tích cực hơn nhiều.
Xin đọc thêm về phương pháp tự gợi ý A2
A3 – Phương pháp thôi miên để làm bớt mẫn cảm (Diễn tập lại sự việc trong tâm trí) : Kỹ thuật này hữu ích để khắc phục phản ứng sai lầm do một sự việc kéo dài gây căng thẳng, tức là một sự việc kéo dài hơn 1 đến 2 phút.
Trong kỹ thuật này, chúng ta tưởng tượng rằng mình có thể đối mặt thành công với một tình huống khó khăn trong trạng thái niệm. Vì tâm trí đang luyện tập cách đối mặt với sự việc nên khi sự việc thực sự xảy ra, chúng ta không cảm thấy căng thẳng.
Xin đọc thêm về phương pháp tự gợi ý A3
3.2 Tự gợi ý loại B
Tự gợi ý loại B được sử dụng để vượt qua căng thẳng gây ra bởi những ác tính từ người khác, những hoàn cảnh đời khác nhau mà chúng ta trải qua hoặc một số sự cố bi thảm hoặc đau thương.
Phương pháp tự gợi ý B1 : Kỹ thuật này được sử dụng khi chúng ta gặp căng thẳng hoặc không vui do lỗi lầm của người khác và có thể làm điều gì đó để khắc phục khuyết điểm nhân cách ở người khác hoặc thay đổi tình hình. Nó được sử dụng cho những sai lầm của trẻ em hoặc cấp dưới. Bằng cách sử dụng phương pháp này, bạn có thể bình tĩnh hướng dẫn con cái hoặc cấp dưới của mình hành động một cách đúng đắn hơn. Một khía cạnh quan trọng cần nhớ là mặc dù kỹ thuật này được sử dụng khi người khác chịu trách nhiệm chính về lỗi lầm đó, nhưng trọng tâm vẫn là việc thay đổi bản thân chúng ta. Vì nó giúp chúng ta giữ bình tĩnh khi sửa lỗi người khác nên chúng ta có thể giúp đỡ con cái hoặc cấp dưới của mình cải thiện tốt hơn.
Xin đọc thêm về phương pháp tự gợi ý B1
Phương pháp tự gợi ý B2 : Kỹ thuật B2 được sử dụng khi chúng ta không thể làm gì để khắc phục khuyết điểm của người khác hoặc thay đổi hoàn cảnh. Ví dụ: chúng ta có thể không thể sửa đổi hành vi của người lớn tuổi hơn hoặc cấp trên tại nơi làm việc hoặc bất kỳ ai không sẵn sàng lắng nghe những gợi ý mang tính xây dựng hoặc góp ý và thực hiện thay đổi. Ngoài ra, chúng ta có thể không thể làm gì để thay đổi những tình trạng bi thảm như nghèo đói cùng cực, một căn bệnh rất đau đớn hoặc hiếm gặp, một tai nạn, nạn đói, v.v. Trong những tình huống như vậy, giữ thái độ tư duy đúng là cách tốt nhất để duy trì sự tích cực.
Xin đọc thêm về phương pháp tự gợi ý B2
3.3 Tự gợi ý loại C
Ngoài ra còn có một số phương pháp tự gợi ý khác.
C1 – Phương pháp niệm chú : Đây được gọi là kỹ thuật lập đi lập lại một câu như là thần chú. Đó là một phương pháp phòng ngừa giúp ngăn chặn những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực xâm nhập vào tâm trí chúng ta. Những dấu ấn khác nhau về khuyết điểm nhân cách đang hoạt động trong tâm thức của chúng ta và chúng liên tục gửi các tạp niệm đến trí óc tỉnh táo dưới dạng nhiều suy nghĩ khác nhau suốt cả ngày. Kết quả là năng lượng của tâm thức bị lãng phí một cách không cần thiết cho những suy nghĩ đó. Kỹ thuật tự gợi ý C1 giúp tâm thức an trú vào trong việc niệm Danh hiệu, giúp bảo toàn năng lượng.
Xin đọc thêm về phương pháp tự gợi ý C1
C2 – Phương pháp trừng phạt (liệu pháp ác cảm) : Nếu các phương pháp khác không hiệu quả thì có thể sử dụng kỹ thuật này. Đầu tiên, chúng ta cố gắng khắc phục những khiếm khuyết trong nhân cách của mình thông qua các kỹ thuật tự gợi ý loại A và B, nhưng nếu chúng ta không thấy có sự thay đổi nào trong một hành động hoặc phản ứng không đúng ngay cả sau khi tinh tấn áp dụng các câu Tự gợi ý trong khoảng 3-4 tuần, thì chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật C2 hoặc phương pháp tự trừng phạt.
Xin đọc thêm về phương pháp tự gợi ý C2
Lưu ý của soạn giả : Mặc dù phương pháp tự gợi ý có thể được phân loại theo các kiểu nêu trên nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không có ranh giới tách biệt hoàn toàn giữa các phương pháp này. Chúng ta có thể cấu tạo nên các câu tự gợi ý bằng cách kết hợp các kỹ thuật khác nhau và điều này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong bài viết của chúng tôi – Các yếu tố cần xem xét khi cấu tạo nên các câu Tự gợi ý ((Sắp có)).
4. Kết luận
Ở đời, chính cái tâm và trí khôn là nguyên nhân then chốt gây ra phiền não cho chúng ta. Vì do cảm xúc và tạp niệm, chúng ta xử sự sai trái ảnh hưởng đến sự tương tác với người khác và tình huống chúng ta trải qua. Vì vậy, để giải thoát bản thân khỏi những rắc rối và ác nghiệp mà chúng ta phải đối mặt, chúng ta cần xem xét và nhận thức được quá trình suy nghĩ sai lầm của mình và khắc phục chúng bằng cách thực hiện các phương pháp Tự gợi ý. Thực hiện một bộ phương pháp Tự gợi ý chỉ mất từ 5 đến 7 phút. Chúng tôi thậm chí không thể bắt đầu chia sẻ với bạn mức độ thay đổi tích cực mà nỗ lực nhỏ bé áp dụng Tự gợi ý này có thể mang lại trong tính cách, các tương tác hàng ngày và cuộc sống của bạn. Chúng tôi nguyện cầu rằng bài viết này sẽ truyền cảm hứng cho bạn để bắt đầu thực hiện phương pháp Tự gợi ý một cách thật nghiêm túc.