Tất cả chúng ta đều có sẵn một số khả năng được trao cho chúng ta bởi Thượng đế mà chúng ta có thể sử dụng. Việc sử dụng chính những khả năng này để phụng sự thượng đế như một phần của việc thực tập và phát triển tâm linh là nguyên tắc thực tập cơ bản. Những khả năng này nhìn chung được chia thành bốn loại:
- Thân thể của chúng ta
- Tài sản và các mối quan hệ của chúng ta
- Tâm trí và trí tuệ của chúng ta
- Giác quan thứ sáu của chúng ta
Hãy cùng tìm hiểu bốn khía cạnh này một cách chi tiết hơn:
1. Thân thể của chúng ta
Phụng sự bằng thân nghĩa là sử dụng chính sức lao động của cơ thể chúng ta để cống hiến. Ví dụ:
|
2. Tài sản và các mối quan hệ của chúng ta
Một ví dụ về việc phụng sự Thượng đế bằng cách cống hiến tài sản và các mối quan hệ của chúng ta là:
|
3. Tâm trí và trí tuệ của chúng ta
Sử dụng tâm trí và trí tuệ của chúng ta có nghĩa là sử dụng sức sáng tạo và trí óc để phụng sự Thượng đế. Ví dụ:
|
4. Giác quan thứ sáu của chúng ta
Một vài người trong chúng ta được phú cho một giác quan thứ sáu nhạy bén ngay từ khi còn nhỏ. Đây là kết quả của việc thực hành tâm linh từ kiếp trước hay tại kiếp này. Bổn phận của chúng ta là dùng nó để trợ giúp cho sự phát triển tâm linh của bản thân và người khác. Việc sử dùng giác quan thứ sáu cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một vị Minh sư. |
4. Giác quan thứ sáu của chúng ta
Một vài người trong chúng ta được phú cho một giác quan thứ sáu nhạy bén ngay từ khi còn nhỏ. Đây là kết quả của việc thực hành tâm linh từ kiếp trước hay tại kiếp này. Bổn phận của chúng ta là dùng nó để trợ giúp cho sự phát triển tâm linh của bản thân và người khác. Việc sử dùng giác quan thứ sáu cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một vị Minh sư.
Tóm lại, chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây:
- Bằng cách không ngừng nghỉ cống hiến những gì chúng ta có để phụng sự Thượng đế, chúng ta sẽ trưởng thành về mặt tâm linh.
- Cho dù một người không giàu có hay thông minh, người đó vẫn có thể dùng sức lao động của mình để cống hiến và vì vậy sẽ vẫn phát triển về mặt tâm linh.
- Bốn loại phụng sự được nêu ở trên không loại trừ lẫn nhau. Nếu một người có trí tuệ với sự hiểu biết sâu sắc về Tâm linh, người đó có thể có khuynh hướng chỉ cống hiến trí tuệ của mình. Tuy nhiên nguyên tắc ở đây là ‘cống hiến tất cả những gì một người có’ do vậy nếu người đó có cả sức lao động lẫn tài sản, người đó nên cống hiến tất cả chúng cùng với trí tuệ của mình.
- Trong tất cả khả năng của chúng ta, tâm trí và trí tuệ cao hơn hẳn vì đó là phương tiện giúp người khác hiểu rõ và thực tập Tâm linh.