Contents
1. Giới thiệu
Trong suốt nhiều thập kỷ, đã có nhiều báo cáo khoa học ủng hộ và chống lại hiệu ứng của mặt trăng đối với hành vi con người. Các báo cáo đã phân tích hoạt động tâm trí tăng cao, số lượng người đến các khoa cấp cứu tổng quát hoặc tâm thần tăng lên và người dân than phiền về mức độ căng thẳng vật lý và tâm lý cao hơn.
Viện Nghiên cứu Khoa học Tâm linh (SSRF) đã kiểm tra tác động của mặt trăng đối với hành vi của con người thông qua các phương pháp nghiên cứu tâm linh. Trong nghiên cứu tâm linh mà chúng tôi tiến hành bằng cách áp dụng giác quan thứ sáu để xác định tác động của mặt trăng đối với hành vi của con người, câu trả lời ngắn gọn là có, nó có ảnh hưởng. Dưới đây là các khía cạnh khác nhau về cách mặt trăng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
2. Hiệu ứng vi tế (vô hình) của mặt trăng
Tất cả các vật thể bao gồm các ngôi sao, hành tinh và các thiên thể cùng với các thuộc tính thô (hữu hình) của chúng đều phát ra các tần số vi tế (vô hình). Những thuộc tính vật lý và tần số vi tế này ảnh hưởng đến chúng ta ở những mức độ khác nhau ở cấp độ vật lý và vi tế.
Các tần số phát ra từ Mặt trăng ảnh hưởng đến tần số của thể tinh thần, cụ thể hơn là tâm trí của loài người. Khi nói đến ‘tâm trí’, chúng tôi muốn nói đến cảm giác, cảm xúc và lòng ham muốn của chúng ta. Tâm trí bao gồm ý thức và tiềm thức. Trong tiềm thức, chúng ta có một số dấu ấn gắn chặt với nhau để quyết định bản chất và tính cách của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không nhận thức được những ý niệm hay dấu ấn từ trong tiềm thức của mình. Những dấu ấn này đã được thu thập từ hằng hà sa số kiếp.
Các dấu ấn này trong tâm thức của chúng ta chính là chất xúc tác cho mọi suy nghĩ và hành động tiếp thep của chúng ta. Cả những dấu ấn và ý niệm của chúng ta đều có tần số vi tế riêng.
Tham khảo bài viết về ‘Những dấu ấn trong tâm thức khiến chúng ta hành động như thế nào’.
Tần số của mặt trăng tinh tế hơn một chút (vô hình) so với tần số vi tế của ý niệm của chúng ta nhưng lại ít tinh tế hơn so với tần số của các dấu ấn trong tâm thức. Tần số của mặt trăng có năng lực khiến các tần số ý niệm từ các dấu ấn trong tiềm thức của chúng ta nổi lên đến ý thức. Một khi đã nổi lên trong ý thức, chúng ta mới có thể nhận thức được chúng. Do đó, một người sẽ bị chi phối theo các dấu ấn chiếm ưu thế trong tâm thức của mình. Chúng tôi đã giải thích điều này chi tiết hơn trong phần tiếp theo.
Tương tự, mặt trăng cũng ảnh hưởng đến tâm thức của động vật. Tuy nhiên, do tiềm thức của động vật chỉ bao gồm các dấu ấn liên quan đến những dục vọng cơ bản như đói, tình dục, ngủ, v.v., các suy nghĩ được kích thích chỉ liên quan đến những bản chất cơ bản này.
3. Hiệu ứng dựa trên độ chiếu sáng hoặc giai đoạn của mặt trăng
Vào ngày trăng non, mặt trăng không chiếu sáng, tức là phía tối của mặt trăng hướng về Trái Đất. Bóng tối phát ra các tần số chiếm ưu thế Raja-Tama. Do đó, so với khi phía chiếu sáng hướng về Trái Đất, có nhiều hơn tần số vi tế chiếm ưu thế Raja-Tama được truyền tới Trái Đất.
Tham khảo thêm bài viết về Sattva, Raja và Tama, ba thành phần căn bản vi tế.
Ngoài ra, vào ngày trăng tròn, Raja-Tama giảm do độ chiếu sáng tăng lên. Tuy nhiên, vào ngày trăng tròn, vì tần số của mặt trăng hoạt động mạnh hơn, ta quan sát thấy một hoạt động tâm trí gia tăng như đã giải thích ở trên điểm 2. Tùy thuộc vào loại dấu ấn từ tiềm thức mà được kích hoạt, hoạt động tăng cao này có thể dao động từ những suy nghĩ ngẫu nhiên tăng cao đến hoạt động tâm trí tăng cao của những ý niệm cụ thể.
Ví dụ, một người là nhà văn đang tập trung vào một cuốn sách mà họ đang viết có khả năng cao sẽ có sự tăng lên của các suy nghĩ, chủ yếu liên quan đến cuốn sách và sáng tạo trong phong cách viết. Những loại suy nghĩ này sẽ nảy sinh từ trung tâm tài năng. Do đó, người đó có thể thấy rằng họ có thể viết nhiều hơn khi ngày trăng tròn.
Tuy nhiên, đối với hầu hết chúng ta, những suy nghĩ chỉ là ngẫu nhiên. Nếu có một số khuyết điểm tính cách nổi trội như tức giận, tham lam, v.v., thì chúng cũng có thể nổi lên và chi phối suy nghĩ của chúng ta trong giai đoạn này. Ví dụ, một người nghiện rượu sẽ có nhiều suy nghĩ về nhu cầu uống rượu vào ngày này.
Cũng có thể đánh thức những ý niệm về Tâm linh mà đang trơ lì trong tiềm thức của một người tầm đạo bằng cách tận dụng hoạt động tâm trí cao độ và tăng cường tu tập tâm linh vào ngày rằm.
4. Hiện tượng dựa trên lực hút của mặt trăng
Vào khi trăng tròn hoặc trăng non, lực hút của mặt trăng và mặt trời kết hợp lại. Mặt trăng luôn tác động lên Trái Đất nhưng vào những ngày rằm hay trăng non thì mạnh hơn nhiều.
Giả sử khi ta thở sâu vào, lượng không khí hút vào miệng của chúng ta gấp ba lần so với một hơi thở bình thường. Bây giờ hãy dùng ví dụ này để diễn giải về Mặt trăng và sức hút của nó đối với Trái Đất. Trong những ngày trăng tròn và trăng non, toàn bộ Mặt trăng đều tác động lên Trái Đất và hiệu ứng đó giống như trong ví dụ trước đó là Mặt trăng đang thở sâu vào. Chúng ta nhận thấy rằng không khí hình tròn có kích thước gấp ba lần so với Mặt trăng được hút từ Trái Đất.
Vào thời điểm trăng tròn và trăng mới, Những Nguyên Tố Tuyệt Đối của Vũ Trụ (Panchatattva) trên Trái Đất như Đất Tuyệt Đối (Pruthvī), Nước Tuyệt Đối (Āpa) và Không Khí Tuyệt Đối (Vāyu) được kéo về phía mặt trăng. Điều này tạo ra một loại vòng áp suất cao vi tế.
Trong quá trình này ở mức độ vật lý, khi nước bị hút về phía mặt trăng, thay vì nước, các yếu tố khí (hơi nước) trong nước nổi lên và đi vào vòng áp suất cao vi tế. Vì các năng lượng tiêu cực chủ yếu có dạng khí, chúng bị hút vào vòng áp suất cao tinh tế này. Tại đây, chúng tụ họp lại và nhận sức mạnh từ số lượng lớn. Do đó, chúng tấn công con người một cách nghiêm trọng hơn vào những ngày này. Hậu quả của điều này là các cuộc tấn công của ma quỷ lên con người ở cả mức độ vật lý và tinh thần có thể cao hơn gấp ba lần.
Ở các đạo tràng (ashram) của SSRF trên khắp thế giới, đã quan sát thấy sự gia tăng các cuộc tấn công của các thế lực tà ma và áp lực tiêu cực vi tế vào những ngày trăng tròn và trăng mới. Hiện tượng này bắt đầu hai ngày trước khi trăng tròn hoặc trăng mới và kết thúc hai ngày sau.
5. Tác hại của việc gia tăng tác động từ mặt trăng vào ngày rằm và trăng non
Vào các ngày trăng non, các ma quỷ (ma, quỷ, thế lực tà ma) lan truyền Raja-Tama, những người thực hành các nghi lễ huyền bí và những người chủ yếu theo đuổi lối sống rajasik và tamasik bị chi phối mạnh mẽ và nhận năng lượng hắc ám cho những hoạt động mang tính Raja-Tama của họ. Vì đây là ngày thuận lợi cho các hoạt động tà ma, nên nó. được coi là một ngày không may mắn cho bất kỳ hoạt động tích cực nào. Vì phần Raja-Tama từ mặt trăng ảnh hưởng đến tâm trí, nên tỷ lệ các xu hướng Raja-Tama như bỏ nhà trốn đi, tự tử hoặc bị ma quỷ nhập vào là cao nhất vào các ngày trăng non. Đặc biệt vào ban đêm, khi không có sự thanh lọc tự nhiên bởi Nguyên Tố Lửa Tuyệt Đối của Vũ Trụ (Tējtattva) thông qua mặt trời, đêm trăng non là cơ hội vàng để các tà ma gây bất an cho nhân thế. Thế lực tà ma lợi dụng sự trỗi dậy ở Raja-Tama để tích lũy năng lượng đen dùng để dàng dựng các sự kiện thiên tai hoặc các sự kiện dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ 3.
Vào đêm rằm, khi mặt trăng chiếu sáng hướng về Trái Đất, chỉ có lượng nhỏ thành phần căn bản Raja-Tama vi tế được truyền đi so với các đêm khác. Do đó, vào đêm trăng tròn, có ít năng lượng Raja-Tama có sẵn cho các tà ma, những người chủ yếu theo Raja-Tama hoặc những người thực hành các nghi lễ huyền bí. Tuy nhiên, các ma quỷ (ma, quỷ, thế lực tà ma, v.v.) lợi dụng tác động của lực hấp dẫn vào ngày trăng tròn và gieo rắc nỗi bất an lên tột độ.
Nghiên cứu tâm linh đã tiết lộ thêm rằng có một số khác biệt tinh tế giữa tác động của trăng non và trăng tròn đối với con người. Nhìn chung, tác động gây bất an của mặt trăng đối với con người vào ngày trăng non nhiều hơn so với ngày trăng tròn. Tác hại của trăng tròn nhiều hơn trên cơ thể vật lý (sthūladēha) trong khi tác động của trăng non nhiều hơn trên tâm trí. Tác động của trăng tròn rõ ràng hơn trong khi tác động của trăng non vi tế hơn (không thể thấy được). Vì tác động của trăng non không rõ ràng đối với chúng ta, nên nó còn nguy hiểm hơn. Điều này là do khi một người không nhận thức được sự bất an, người này không tiến hành các biện pháp khắc phục nó.
Giữa trăng non và trăng tròn, tác động của trăng non ít được chúng ta nhận thấy hơn. Tuy nhiên, tác động tiêu cực nhiều hơn vào ngày trăng non. Lý do là vào ngày trăng non, tác động lên con người chủ yếu là ở mức độ vi tế, trái ngược với trăng tròn, khi chúng ta nhận thức được sự gia tăng của ý niệm.
Những người Tầm Đạo khi tu tập rất chuyên cần dựa theo sáu nguyên tắc cơ bản của tu hành thì bản chất cơ bản của họ là sāttvik (mang tính thanh tịnh). Do đó, họ nhạy cảm hơn với sự thay đổi của Raja-Tama trong môi trường so với một người bình thường, người mà bản chất căn bản của họ chủ yếu là Raja-Tama. Lợi thế là những người tìm cầu Giác ngộ Giảo thoát được trang bị tốt hơn để tiếp cận sự bảo vệ của Ngài khỏi thế lực tà ma. Tham khảo bài viết ‘Trình độ tâm linh tạo nên một lớp bảo vệ chống lại các ma qủy (ma, quỷ, thế lực tà ma, v.v.) ra sao?’
6. Tại sao các báo cáo gần đây không thể tìm thấy bằng chứng về tác động của mặt trăng lên hành vi con người?
Một số nghiên cứu y khoa/tâm lý trước đây đã ghi nhận tác động của mặt trăng đối với hành vi con người. Tuy nhiên, các nghiên cứu được tiến hành trong những năm gần đây đã không thể liên kết được hiệu ứng này. Lý do cho điều này là trong thập kỷ qua, có một sự tăng đột biến chưa từng có về tổng thể Raja-Tama trên thế giới. Sự dư thừa này trong Raja-Tama chủ yếu do các ma qủy (ma, quỷ, thế lực tà ma, v.v.) sắp đặt.
Tham khảo thêm bài viết về Cuộc chiến giữa chánh và tà.
Sự tăng tổng thể của thành phần Raja-Tama này có tác động rộng rãi đến tất cả các khía cạnh của thế giới. Các vấn đề bao gồm từ sự gia tăng vấn đề tâm lý ở mức cá nhân, đấu tranh gia tăng trong gia đình, khủng bố lên đến thiên tai. Kết quả của sự tăng đột biến chung trong hành vi không ổn định suốt cả tháng làm cho hiệu ứng bổ sung của trăng non và trăng tròn vẫn còn tồn tại và phần lớn bị bỏ qua trong các nghiên cứu thống kê.
7. Chúng ta có thể là gì để bảo vệ bản thân từ các tác hại này?
Vì tác hại của trăng non và trăng tròn là do nguyên nhân tâm linh, chỉ có các phương pháp chữa lành tâm linh hoặc tu tập tâm linh mới có thể giúp bảo vệ cho chúng ta.
Ở cấp độ trần tục, tốt nhất nên tránh đưa ra những quyết định quan trọng hoặc giao dịch mua bán vào những ngày này vì ma qủy có thể chi phối các phương tiện này. Tăng cường cả về số lượng và chất lượng của tu tập tâm linh từ 2 ngày trước và tiếp tục trong 2 ngày sau ngày trăng tròn và trăng non. Cũng có lợi khi niệm theo một Nguyên tố Vũ Trụ và câu nguyện bảo vệ tâm linh của Shrī Gurudev Datta.
Trong giai đoạn suy yếu của mặt trăng, tức là khoảng thời gian từ ngày trăng tròn đến ngày trăng non, khi kích thước của mặt trăng dần giảm, các tần số vi tế cơ bản Raja-Tama phát ra từ nó cũng dần tăng lên. Điều này là do mặt phía tối của mặt trăng dần tăng lên. Do đó, để bảo vệ bản thân khỏi ảnh hưởng bất lợi của Raja-Tama được nâng cao này, điều quan trọng là chúng ta phải đẩy mạnh việc tu tập của mình trong giai đoạn này.
Trong giai đoạn tăng phơi sáng của mặt trăng, chúng ta ít nhất cũng nên cố gắng ổn định những nỗ lực đã tăng trong hai tuần trước đó. Điều này giúp chúng ta có thể tái tạo lại nỗ lực tăng cường tu tập tâm linh trong giai đoạn suy yếu của mặt trăng tiếp theo.