Cách Vận Hành Của Nhân Quả (Nghiệp) Và Nguyên Nhân Khiến Chúng Ta Hành Động

Cách Vận Hành Của Nhân Quả (Nghiệp) Và Nguyên Nhân Khiến Chúng Ta Hành Động

1. Giới thiệu

Như đã đề cập ở bài trước, Số Mệnh kiểm soát đến 65% cuộc đời của chúng ta và nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta thông qua nhiều kiếp sống đã tiếp xúc và kiến tạo rất nhiều những Khoản Nợ Nhân Quả (Nghiệp) với những chúng sanh xung quanh, từ đó Số Mệnh được hình thành dựa theo những khoản nợ này. Ngoài ra khi đang sinh sống trong kiếp hiện tại, thông qua những hành động sai lầm, chúng ta tiếp tục vun đắp thêm khoản nợ đang có và vì thế cứ phải luân hồi để trả hết những khoản nợ này trong kiếp hiện tại và những kiếp kế.

Tâm thức của chúng ta không hề nhận thức được rằng hầu hết những suy nghĩ và hành động của chúng ta đều xuất phát từ những Dấu Ấn trong tiềm thức. Số Mệnh và Nhân Quả là tấm gương phản chiếu lại cách chúng ta sống và tác động mạnh mẽ đến những quyết định của chúng ta. Vậy thì Nhân Quả vận hành như thế nào? Hình minh họa sau đây sẽ giải thích rõ cách Nhân Quả điều khiển những quyết định của chúng ta.

Tuy nhiên, trước hết chúng ta cần tìm hiểu kết cấu bộ phận con người của chúng ta, bộ phận nào là thiết yếu trong việc điều khiển những hành vi và quyết định của chúng ta, phần kiến thức này đối với ngành khoa học hiện đại vẫn còn xa lạ và chưa được phổ biến.

2. Các bộ phận thiết yếu trong quá trình đưa ra quyết định

Hình ảnh dưới đây mô tả những bộ phận đóng vai trò trong quá trình đưa ra quyết định. Những bộ phận này là vô hình (vi tế) và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vòng tròn biểu hiện cho bản thể của chúng ta (kāraṇdēha), trong đó bao gồm thể tinh thần và thể trí tuệ. Thể tinh thần (tâm thức) kiểm soát những tình cảm, cảm xúc và dục vọng của chúng ta, còn Thể trí tuệ (lý trí và tư duy) kiểm soát khả năng suy luận và quyết định, hai thể này là vô hình (vi tế) và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Qua hình trên ta thấy, trong tiềm thức chứa 5 trung tâm lưu trữ dữ liệu và cách vận hành của các trung tâm này được giải thích như sau:

2.1. Trung tâm xác định và giải mã

Trung tâm này xác định và giải mã nguồn gốc và bản chất của một tín hiệu bất kỳ.

2.2. Trung tâm Nhân Quả

Trung tâm này lưu trữ tất cả những khoản nợ nhân quả của chúng ta với chúng sanh và có nhiệm vụ hoàn thành chi trả những khoản nợ này. Ví dụ, anh A đánh anh B, thì trung tâm nhân quả của anh B này sẽ ghi nhớ và lưu trữ món nợ này, trong tương lai trung tâm này sẽ điều khiển thúc giục anh B đánh lại anh A khi có cơ hội, hoặc anh B sẽ trả đũa bằng một hình thức khác nhằm mục đích mang lại nỗi khổ tương ứng mà anh A gây ra cho anh B trước đó.

2.3. Trung tâm bản năng và dục vọng

Trung tâm này lưu trữ tất cả những bản năng, ham muốn và dục vọng của chúng ta.

2.4. Trung tâm phân biệt sự thích và ghét

Trung tâm này truyền tải trạng thái thích và ghét đến ý thức.

2.5. Trung tâm tính cách

Trung tâm này là tổng hợp tất cả những đặc điểm (ưu điểm và khuyết điểm) hình thành nên tính cách của chúng ta.

3. Ví dụ về quá trình vận hành của trung tâm Nhân Quả

Để có thể hiểu cách các trung tâm trong tiềm thức của chúng ta hoạt động, hãy cùng xem qua ví dụ sau đây, giả sử có một chú chó tiến lại gần anh A và vẫy đuôi.

Như đã trình bày ở trên, chúng ta có 5 trung tâm trong tiềm thức điều khiển và kiểm soát quyết định của chúng ta. Trong ví dụ về chú chó này, giả dụ rằng chỉ riêng trung tâm nhân quả phát ra tín hiệu tiêu cực, 4 trung tâm còn lại đều phát ra tín hiệu tích cực, vậy thì cuối cùng kết quả sẽ ra sao? Trong trường hợp này, phản ứng/hành động cuối cùng của anh A vẫn sẽ là tiêu cực. Đó là vì trung tâm nhân quả có quyền phán quyết đến tất cả 4 trung tâm còn lại và sử dụng tầm ảnh hưởng của 65% số mệnh để thực thi quyết định của nó, đồng nghĩa 4 trung tâm còn lại chỉ chiếm 35% sức ảnh hưởng. Đó là lý do tại sao đôi lúc chúng ta hồi tưởng lại những lựa chọn sai lầm của chúng ta trong quá khứ và tự hỏi “Mình nghĩ sao mà lại làm như vậy?”. Câu trả lời là trung tâm nhân quả chính là đầu não chi phối và điều khiển tư tưởng của chúng ta, cho dù lý trí có thông minh đến đâu, vẫn không thể tránh khỏi những quyết định sai lầm và rắc rối. Tất cả những quyết định cho những sự kiện trọng đại trong đời của chúng ta như là hôn nhân, đại nạn và mất mát của cải do lừa đảo…vv đều xuất phát từ trung tâm nhân quả.

Bây giờ thì chúng ta sẽ áp dụng điều này đối với tất cả những tình huống trong cuộc sống của chúng ta. Thử hồi tưởng lại xem trong quá khứ vì sao mà chúng ta lại liên hệ và tiếp xúc với những người tốt và không tốt với chúng ta, mà xuất phát từ những lý do không thể lý giải được. Ví dụ sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn Vì Sao.

  • Bước 1: Khi chú chó tiến lại gần anh A, tín hiệu bắt được bởi đôi mắt của anh ấy. Từ mắt, tín hiệu này di chuyển đến trung tâm thị giác trong não bộ, từ trung tâm thị giác trong não bộ, tín hiệu truyền đến thị giác vi tế.
  • Bước 2: Từ thị giác vi tế, tín hiệu tiếp tục truyền đến Ý Thức, khi đến giai đoạn này, anh A nhận thức được rằng có gì đó đang tiến lại gần anh ấy.
  • Bước 3: Từ Ý Thức, tín hiệu truyền đến Tiềm Thức và đến từng trung tâm, ở trung tâm xác định và giải mã, trung tâm này xác định: vật đang tiến tới là một con chó, chú chó này có vẻ thân thiện vì nó đang vẫy đuôi.
  • Từ trung tâm xác định và giải mã, tín hiệu truyền đến trung tâm nhân quả, nếu trong trung tâm này có ghi một khoản nợ giữa anh A và chú chó, tín hiệu này sẽ bị biến đổi tương ứng. Ví dụ, nếu chú chó này hoặc linh hồn trong cơ thể chú chó này trong quá khứ đã từng tạo oán nghiệp với anh A, thì tín hiệu sẽ bị biến đổi và xúi giục anh A gây rối chú chó.
  • Từ trung tâm nhân quả, tín hiệu truyền đến trung tâm bản năng và dục vọng, tín hiệu có thể bị biến đổi dựa theo ham muốn của anh A, ví dụ ham muốn chơi đùa với chú chó.
  • Từ trung tâm bản năng và dục vọng, tín hiệu truyền đến trung tâm phân biệt sự thích và ghét, tín hiệu này được thích hay ghét còn tùy thuộc vào kết quả của tín hiệu là sướng hay khổ. Từ trung tâm thích và ghét, tín hiệu truyền đến trung tâm tính cách để biến đổi dựa theo tính cách của anh A.
  • Từ trung tâm tính cách, tín hiệu truyền đến thể trí tuệ (lý trí), lý trí biến đổi tín hiệu dựa vào kiến thức của nó (tùy người). Ngoài ra, lý trí còn xem xét các kết quả sẽ xảy ra nếu hành động dựa theo những tín hiệu từ các trung tâm trong tiềm thức và những yếu tố phụ khác như là anh A có rảnh để chơi với chú chó hay không,…vv. Lý trí hành động như thế nào còn tùy thuộc vào sức ảnh hưởng của các trung tâm trong tiềm thức đến tín hiệu, trung tâm nào ảnh hưởng mạnh nhất. Ví dụ, nếu tín hiệu “thích chơi với chú chó” của trung tâm thích và ghét mạnh hơn yếu tố “không rảnh để chơi”, thì từ đây lý trí sẽ truyền tín hiệu đến 5 cơ quan vận động vi tế là “chơi với chú chó”. Tóm lại, quyết định của lý trí chính là kết quả trung gian từ những hoạt động của các trung tâm trong tiềm thức.
  • Từ 5 cơ quan vận động vi tế, tín hiệu truyền đến cơ quan vận động và hệ điều hành trong não bộ và đến ý thức, từ đó anh A sẽ hành động tương ứng với tín hiệu cuối cùng. Giả sử anh A có nỗi sợ chó và nỗi sợ này đã in sâu trong tiềm thức của anh ta bởi vì một tai nạn nào đó trong tiền kiếp, thì anh ta sẽ phản ứng tiêu cực với chú chó và có thể chọi đá đuổi chú chó chạy đi.