Contents
- 1. Định nghĩa về cảm nhận và cảm nhận tâm linh
- 2. Cảm nhận so với cảm nhận tâm linh và chúng ta trải nghiệm chúng như thế nào
- 3. Cái gì là giác quan thứ sáu và chúng ta cảm nhận thế giới vô hình như thế nào?
- 4. Cảm nhận tâm linh liên quan đến 5 cơ quan của năm giác quan vi tế và năm Nguyên tố tuyệt đối của vũ trụ
- 5. Trải nghiệm tâm linh và trình độ tâm linh
- 6. Các cảm nhận tâm linh quan trọng như thế nào?
- 7. Tầm quan trọng của việc ghi lại những trải nghiệm tâm linh là gì?
- 8. Những hạn chế của trải nghiệm tâm linh trong việc nâng cao sự tu tập là gì?
- 9. Tại sao đôi khi chúng ta không có được trải nghiệm tâm linh dù cho đang tu tập?
- 10. Ví dụ về những Trải Nghiệm Tâm Linh
1. Định nghĩa về cảm nhận và cảm nhận tâm linh
Viện Nghiên cứu Khoa học Tâm linh (SSRF) định nghĩa những gì được trải nghiệm thông qua phương tiện của năm giác quan, tư tưởng và tâm thức là một ‘trải nghiệm’. Ví dụ, trải nghiệm ăn món ăn yêu thích, cảm giác yêu thương đứa con của mình, giải quyết vấn đề tại nơi làm việc bằng cách sử dụng trí não của mình, v.v., thuộc loại ‘trải nghiệm’. Trải nghiệm điều gì đó vượt quá tầm hiểu biết của năm giác quan, tư tưởng và tâm thức tạo thành một ‘trải nghiệm tâm linh’. Ngay cả khi một người có thể nhận thức một sự kiện thông qua năm giác quan, tư tưởng và tâm thức nhưng lý do đằng sau nó nằm ngoài tầm hiểu biết thô thiển của loài người thì nó vẫn cấu thành một trải nghiệm tâm linh.
2. Cảm nhận so với cảm nhận tâm linh và chúng ta trải nghiệm chúng như thế nào
Chúng ta trải nghiệm thế giới thô thông qua năm giác quan, tư tưởng và tâm thức. Tương ứng với năm giác quan, tư tưởng và tâm thức mà chúng ta nhận thức rõ, chúng ta cũng có thêm năm giác quan vi tế, một trí tuệ vi tế và một tâm vi tế, khi được phát triển hoặc kích hoạt sẽ giúp chúng ta trải nghiệm thế giới vi tế hoặc chiều kích vô hình. Trải nghiệm về cõi vô hình này được gọi là ‘trải nghiệm tâm linh’.
Trong hình trên, chúng ta thấy một người phụ nữ ngửi một bó hoa hồng và cảm nhận được hương thơm của hoa hồng. Điều này sẽ tạo thành một trải nghiệm vì có một nguồn gốc rõ ràng cho hương thơm của hoa hồng, tức là bó hoa hồng. Trong bức ảnh khác, chúng ta thấy một người phụ nữ đang nhâm nhi cà phê buổi sáng và suy ngẫm về việc bắt đầu ngày làm việc của mình. Đột nhiên và không rõ nguyên nhân, cô ngửi thấy mùi thơm nồng nặc của gỗ đàn hương. Ban đầu, cô ấy bác bỏ nó vì cô ấy không thể biết nó đến từ đâu và tiếp tục uống cà phê của mình. Tuy nhiên, hương thơm theo cô đến nơi làm việc và đọng lại với cô suốt buổi sáng. Cô ấy hỏi những người xung quanh xem họ có thể ngửi được mùi thơm không nhưng không ai có cảm nhận này. Điều này sẽ ghi khắc lại là một trải nghiệm tâm linh. Trong trường hợp này, người phụ nữ thực sự cảm nhận được một mùi thơm phát ra từ không gian vi tế và trải nghiệm hương thơm đó thông qua khứu giác vi tế của mình.
Khá nhiều người trong chúng ta có thể đã từng trải qua trải nghiệm như thế này, tức là nhận thấy một hương thơm mà không có nguồn gốc rõ ràng, nhưng lại gạt bỏ nó vì chúng ta không thể hiểu được nó. Một trải nghiệm tâm linh cũng có thể được cảm nhận thông qua bốn cơ quan cảm giác vi tế khác là vị giác, xúc giác, âm thanh và thị giác cũng như trí tuệ vi tế và tâm vi tế. Nhận thức bổ sung mà chúng ta có được này được gọi là giác quan thứ sáu của chúng ta. Như đã đề cập trước đó, ngay cả khi một người có thể nhận thức một sự kiện thông qua năm giác quan, tư tưởng và tâm thức nhưng lý do đằng sau nó nằm ngoài tầm hiểu biết thô thiển của loài người thì nó vẫn cấu thành một trải nghiệm tâm linh.
- Một ví dụ về điều này là khi một vật thể chuyển động mà không có bất kỳ nguyên nhân nào bên ngoài rõ ràng và không có bất kỳ ai có thể nhìn thấy bằng đôi mắt thường của họ (tức là không phải nhãn lực vi tế của họ). Theo cách nói thông thường, những trải nghiệm này thường được gọi là huyền bí. Những trải nghiệm này được gọi là ‘nhận thức từ cõi vô hình’.
- Chúng ta hãy lấy một ví dụ khác về một người mẹ đang ở phòng ICU sau một tai nạn khủng khiếp. Các bác sĩ đã thử mọi cách nhưng đứa trẻ vẫn chưa phản ứng. Họ không thể hứa hẹn bất cứ điều gì. Cuối cùng, cô nhiệt thành và nhất tâm khẩn cầu lên Ngài cho đứa con đang bất tỉnh của mình. Sau đó, thực sự là một phép màu và không có bất kỳ kiến thức y khoa nào có thể giải thích được, ngày hôm nay sau đứa bé đã được cải thiện đáng kể. Theo thời gian, đứa bé cải thiện vững chắc và đã ra khỏi thời gian nguy hiểm. Ở đây, tình trạng của đứa bé và lời nguyện cầu của người mẹ là ở trên trần thế, nhưng nguyên nhân của sự cải thiện vượt quá phạm vi của y học đương đại thì không thể giải thích được thông qua tư duy của chúng ta. Những trải nghiệm như thế thuộc phạm trù trải nghiệm tâm linh.
3. Cái gì là giác quan thứ sáu và chúng ta cảm nhận thế giới vô hình như thế nào?
Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo bài viết về giác quan thứ sáu để được giải thích sâu hơn về cách chúng ta cảm nhận những trải nghiệm tâm linh và các cõi giới vô hình bao la rộng lớn hơn so với thế giới của chúng ta.
4. Cảm nhận tâm linh liên quan đến 5 cơ quan của năm giác quan vi tế và năm Nguyên tố tuyệt đối của vũ trụ
Thế giới được tạo thành từ năm Nguyên Tố Vũ Trụ Tuyệt Đối (Panchamahābhūtās). Những Nguyên tố Vũ Trụ này không thể nhìn thấy được nhưng chúng cấu tạo nên vạn vật trong thế giới này. Khi chúng ta tiến bộ trong tu tập, giác quan thứ sáu của chúng ta được kích hoạt và chúng ta bắt đầu trải nghiệm dần dần những Nguyên tố tuyệt đối này, bắt đầu từ thô thiển nhất đến vi tế nhất. Do đó, chúng ta có thể trải nghiệm chúng theo thứ tự của các yếu tố Đất tuyệt đối (Pruthvī), Nước (Āpa), Lửa (Tēj), Không Khí (Vāyu) và Hư Không (Ākāsh) thông qua khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác và thính giác vi tế tương ứng của chúng ta.
Bảng sau đây cung cấp các ví dụ về trải nghiệm tâm linh tích cực và tiêu cực mà chúng ta có thể cảm nhận được thông qua giác quan thứ sáu, tức là thông qua trung gian của năm giác quan tinh tế.
Giác quan thứ sáu của cơ quan vi tế | Nguyên Tố Vũ Trụ Tuyệt Đối tham dự | Một ví dụ tương đồng của cảm nhận tâm linh Cảm nhận tích cực Cảm nhận tiêu cực |
---|---|---|
Khứu giác | Nguyên Tố Đất Tuyệt Đối | Có được mùi thơm của gỗ đàn hương khi không có nguồn gốc rõ ràng Có mùi nước tiểu quanh nhà mà không rõ nguyên nhân |
Vị giác | Nguyên Tố Nước Tuyệt Đối | Cảm giác ngọt ngào trong miệng mà không cần phải cho bất cứ thứ gì vào miệng Cảm thấy vị đắng trong miệng |
Thị giác | Nguyên Tố Lửa Tuyệt Đối | Hình ảnh của một vị Deity (Phật, Chúa, Shri Vishnu v.v.) hoặc cảm nhận được hào quang Thấy ma |
Xúc giác | Nguyên Tố Không Khí Tuyệt Đối | Cảm giác có bàn tay xờ nhẹ lên đầu khi không có bất kỳ ai xung quanh Bị ma quỷ tấn công vào ban đêm (ma, ác quỷ, thế lực tà ma, v.v.) |
Thính giác | Nguyên Tố Hư Không Tuyệt Đối | Nghe tiếng chuông hoặc tiếng vỏ ốc mà trong khi đó không có chuông hay ốc xà cừ Nghe thấy những giọng nói đe dọa kỳ lạ xung quanh khi không có ai |
Khi một người nhận thức được điều gì đó thông qua một cơ quan cảm giác vi tế, ví dụ: mùi hương hay mùi hôi thối, nguồn gốc có thể mang tính thuần dương như một vị thần linh hoặc mang tính thuần âm như ma quỷ.
5. Trải nghiệm tâm linh và trình độ tâm linh
Khi trình độ tâm linh của chúng ta ngày càng thăng tiến, chúng ta có thể có được cảm nhận tâm linh ngày càng nâng cao và vi tế hơn.
Bảng dưới đây cho thấy trình độ tâm linh tối thiểu cần thiết để có thể cảm nhận từng giác quan trong số năm giác quan vi tế trong mỗi chúng ta nếu giác quan thứ sáu của một người được coi thuần túy là một chức năng của trình độ tâm linh. Ví dụ, một người có thể có được cảm nhận tâm linh về khứu giác vi tế ở trình độ tâm linh 40%.
Mặc dù biểu đồ thanh này đóng vai trò để hướng dẫn để giải thích mối quan hệ trực tiếp giữa trình độ tâm linh và các loại cảm nhận thông qua các giác quan vi tế khác nhau, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là:
- Khi ai đó có được cảm nhận tâm linh về mùi hương vi tế, điều đó không nhất thiết có nghĩa là người đó đã đạt được trình độ tâm linh 40%. Thông thường, đó là trường hợp thăng tiến nhất thời hoặc nhất thời về trình độ hoặc khả năng tâm linh, hoặc do tu tập mãnh liệt như niệm Danh Hiệu, ở cùng với các vị Thánh, v.v.
- Có thể có những yếu tố khác góp phần tạo nên trải nghiệm này. Ví dụ, nếu một tà ma (ma, ác quỷ, thế lực tà ma, v.v.) muốn một người ngửi thấy mùi khai của nước tiểu quanh nhà để dọa họ, thì nó có thể sử dụng tà lực của chúng để thực hiện điều đó. Điều này không cần đến sự gia tăng cần thiết về trình độ tâm linh của một người bị chúng nhắm vào làm mục tiêu.
- Điều đó không có nghĩa là tất cả những người ở trình độ tâm linh 40% nhất thiết sẽ cảm nhận được một mùi hương vi tế. Trình độ tâm linh của một người là hàm số ròng của nhiều thuộc tính; giác quan thứ sáu chỉ là một trong số đó. Tham khảo bài viết về trình độ tâm linh.
- Điều đó cũng không có nghĩa là những người này có thể cảm nhận được tới 100% tất cả các loại mùi hương vi tế có sẵn hoặc họ có thể cảm nhận được nó mọi lúc, mọi nơi.
- Điều đó cũng không có nghĩa là một người ở trình độ tâm linh từ 40% trở lên nhất thiết sẽ cảm nhận được một hương thơm vi tế. Một người có thể đạt được Thánh quả (tức là trình độ tâm linh 70%) mà không một lần nhận thức được bằng năm giác quan vi tế. Một trong những lý do khiến họ không có được trải nghiệm như vậy có thể là do vị này đã có những trải nghiệm tương tự ở kiếp trước và không cần chúng ở hiện tại. Tuy nhiên, tất cả các vị Thánh đều có giác quan thứ sáu liên quan đến tâm và trí tuệ vi tế.
Bạn cũng có thể thấy từ biểu đồ rằng xúc giác vi tế khi chạm và âm thanh vi tế chỉ được trải nghiệm ở trình độ tâm linh cao hơn. Lý do là vì chúng vi tế hơn trong năm giác quan vi tế.
6. Các cảm nhận tâm linh quan trọng như thế nào?
Những điểm sau đây tóm tắt tầm quan trọng và lợi ích chính của trải nghiệm tâm linh:
6.1 Tạo đức tin và niềm tin vào phương diện lý thuyết của khoa học tâm linh
Khi tham khảo trích dẫn ở đầu trang này, kiến thức hoặc học thuyết trên văn tự chỉ có tầm quan trọng 2% trong khi tầm quan trọng 98% nằm ở trải nghiệm về những từ đó. Khi một người thực hiện một phương pháp tu tập phù hợp dựa trên các nguyên tắc cơ bản của khoa học Tâm linh, người đó sẽ tiến bộ về mặt tâm linh và có được những trải nghiệm tâm linh. Tu tập giúp thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức lý thuyết thu được từ sách vở và qua đó tự mình trải nghiệm chúng thông qua thế giới tâm linh.
Học thuyết (kiến thức lý thuyết) chỉ giúp những người tò mò về khoa học Tâm linh có được niềm tin nào đó. Đó là một bước cần thiết trong các giai đoạn thăng tiến tâm linh tuy nhiên khi đã có được trải nghiệm tâm linh, người ấy sẽ phát triển đức tin vào những học thức đó.
Xin đọc thêm bài viết về các giai đoạt trên hành trình thăng tiến tâm linh.
Chính vì lý do này mà những cảm nhận tâm linh được chia sẻ trong các lớp hội họp tâm linh (satsang). Những người tìm cầu giác ngộ giải thoát tham dự các cuộc hội họp tâm linh nhận ra rằng những gì được chia sẻ ở đó dưới dạng trí tuệ tâm linh không chỉ là học thức khô khan mà còn có thể được trải nghiệm một cách rất thiết thực trong cuộc sống.
6.2 Nhận thức về sự thăng tiến tâm linh
Những trải nghiệm tâm linh xác nhận rằng chúng ta, những người tìm cầu giác ngộ giải thoát, đã áp dụng một phương pháp tu tập phù hợp và ngày càng có được những trải nghiệm tâm linh cao hơn vì chúng ta đang tiến thăng tiến tâm linh. Chúng đóng vai trò như những cột mốc quan trọng và khuyến khích chúng ta trong hành trình tâm linh của mình. Giả sử chúng ta ngừng tu tập, chúng ta có thể không còn tiếp tục được những trải nghiệm tâm linh như thế nữa. Nếu chúng ta trì trệ trong việc tu hành, chúng ta sẽ không đạt được những trải nghiệm tâm linh cao hơn. Khi nói đến sự đình trệ trong việc tu tập, chúng tôi muốn nói là công phu chỉ dừng lại tại chỗ từ năm này qua năm khác mà không có sự tăng cường về mặt chất lượng cũng như số lượng. Đây là cách Ngài gợi ý với chúng ta rằng chúng ta cần nên tăng cường việc tu tập của mình hơn nữa.
Tham khảo bài viết ‘Tu tập là việc nên thực hành mỗi ngày’ và ‘Nâng cao khả năng tu tập một cách thường xuyên’.
Lưu ý: Khi tu tập theo một đường lối/phương pháp tu cụ thể, nếu chúng ta không đạt được bất kỳ trải nghiệm tâm linh nào trong ba năm, thì chúng ta nên thăm hỏi một người tiến hóa tâm linh, tức là một vị Thánh, xem con đường mà chúng ta đã chọn có đúng hay không. Nếu bạn không được tiếp cận một vị Thánh, vui lòng đọc bài viết của chúng tôi về việc niệm Danh Hiệu của một Vị (Phật, Chúa, thần Vishnu v.v) tùy theo tôn giáo nơi bạn sinh ra như một bước gợi ý đầu tiên trong việc tu tập của bạn.
6.3 Giảm đi bản ngã khi thay vào trong tâm trí sự cao quý của Ngài
Vào giai đoạn đầu trong hành trình tâm linh của một người, nếu họ có cơ hội học tập từ những bạn đạo khi được nghe kể lại về những trải nghiệm tâm linh quý giá, thì sự đa dạng và sâu sắc của những trải nghiệm tâm linh dường như vượt ra khỏi sức tưởng tượng của họ. Người ấy bắt đầu nhận ra mình thật nhỏ bé biết bao khi so với sự bao la rộng lớn của Ngài. Thế Tôn ban cho mỗi người chúng ta những trải nghiệm tâm linh độc đáo để phát sinh đức tin. Kết quả là cái tôi của một người về khả năng của chính mình sẽ giảm đi khi so sánh với khả năng của Ngài. Tự ngã giảm đi chính là điều kiện tiên quyết cho sự thăng tiến tâm linh.
7. Tầm quan trọng của việc ghi lại những trải nghiệm tâm linh là gì?
- Bằng cách ghi lại và xuất bản những trải nghiệm tâm linh, những hành giả khác có thể nâng cao tầm hiểu biết về các loại trải nghiệm tâm linh khác nhau có được do tu tập. Do đó, nó mang lại cho những người tìm cầu giác ngộ giải thoát nhiều hưng phấn hơn để tu tập.
- Nó tái khẳng định tầm quan trọng của việc tu tập đối với tâm thức và tư tưởng và thuyết phục chúng ta kiên trì với việc tu tập của mình.
- Nếu chúng ta có được một trải nghiệm tâm linh độc đáo thì có thể đôi khi nghi ngờ tính xác thực của nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết về những trải nghiệm tâm linh tương tự mà người khác có được thì niềm tin vững chắc sẽ được tạo ra. Chúng tôi tin rằng có một số khoa học đằng sau nó, do đó thúc đẩy chúng tôi thực hiện nghiên cứu về khoa học Tâm linh.
- Chúng ta cũng có thể làm phong phú thêm việc tu tập của chính mình bằng cách nghiên cứu chính xác những gì hành giả cụ thể đó đã thực hiện từ góc nhìn của tu tập tâm linh để rút ra kinh nghiệm tâm linh đó.
8. Những hạn chế của trải nghiệm tâm linh trong việc nâng cao sự tu tập là gì?
Nhìn chung, những trải nghiệm tâm linh không nhất thiết hẳn nâng cao hay tăng cường việc tu tập. Ngay cả khi mọi người chứng kiến một phép lạ, điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ sẽ bắt đầu tu tập. 30% số người dù đã có trải nghiệm tâm linh nhưng lại giậm chân tại chỗ trong việc tu tập hoặc trì trệ ở một trình độ tâm linh. Để bền lòng theo đuổi việc tu hành, một người cần phát triển niềm tin rằng, ‘Tôi phải thăng tiến tâm linh ngay trong kiếp này’. Trải nghiệm tâm linh không nhất thiết hỗ trợ trí não trong việc này. Để thái độ này được phát triển, chúng ta cần nghiên cứu khoa học Tâm linh để cung cấp cho chúng ta một khuôn khổ cho việc tu tập bền vững. Bất kỳ nghiên cứu nào về khoa học tâm linh cần phải được thực hiện với tinh thần cởi mở, không bị thiên vị bởi những định kiến cổ hủ.
9. Tại sao đôi khi chúng ta không có được trải nghiệm tâm linh dù cho đang tu tập?
Lý do cho điều này là như sau:
Những trải nghiệm tâm linh là dấu hiệu cho thấy sự thăng tiến tâm linh của chúng ta. Tuy nhiên, sự tiến bộ trong tâm linh của chúng ta có thể không bắt đầu ngay khi chúng ta bắt đầu tu tập. Lý do cho điều này là việc tu tập của chúng ta có thể được sử dụng để giảm bớt cường độ của nghiệp quả nặng nề hoặc tài khoản nhân quả nghiệp báo tích lũy (sanchit) thay vì chỉ nhằm mục đích thăng tiến tâm linh. Kết quả là, sự thăng tiến tâm linh không xảy ra ngay từ đầu và do đó chúng ta không nhận được những trải nghiệm tâm linh. Tuy nhiên, khi tinh tấn tu tập sẽ giúp chúng ta vượt qua giai đoạn đầu này.
Ở đây chúng tôi đã sử dụng thuật ngữ nghiệp quả để chỉ số phận với nhiều bất hạnh. Một ví dụ về số phận bất hạnh có thể là gặp một tai nạn nghiêm trọng. Do đó, khi một người bắt đầu tu tập, việc tu tập ban đầu có thể được sử dụng để làm giảm cường độ của định mệnh xấu ác đặc biệt này, tức là gặp phải trải qua một tai nạn nghiêm trọng. Vì vậy, người tìm cầu giác ngộ giải thoát, ngay trước khi gặp tai nạn có thể có linh cảm rằng sẽ giảm tốc độ hoặc đi theo hướng khác, do đó làm giảm cường độ và mức độ nghiêm trọng của tai nạn. Hành giả này sau đó có thể sống sót hoặc chỉ bị thương nhẹ. Để làm tăng lên niềm tin vào Ngài hoặc khi đức tin của chúng ta bắt đầu lung lay, để củng cố nó, Thế Tôn ban cho những trải nghiệm tâm linh. Nếu niềm tin của chúng ta vững chắc thì chúng ta có thể không cần dựa vào những trải nghiệm tâm linh. Hãy tham khảo bài viết về các giai đoạn thăng tiến tâm linh để thấy những trải nghiệm tâm linh củng cố niềm tin của chúng ta như thế nào. |