Dẫn nhập
Chúng tôi khuyến khích bạn đọc bài viết này, một góc nhìn tâm linh về cách thức chào hỏi (spiritual perspective on greeting). Bài viết sẽ cung cấp những kiến thức nền cho bài viết này.
Contents
1. Giới thiệu về ý nghĩa của namaste or namaskar
Namaskār, hay còn gọi là namastē, là hình thức chào hỏi được thực hiện phổ biến nhất ở các Tiểu Lục Địa Ấn Độ. Nó được dùng trong cả khi chào hỏi và lúc chia tay. Khi một người chào hỏi một người khác với namaskar, lời chào đi kèm với một cái cúi đầu nhẹ cùng hai bàn tay ấn vào nhau, lòng bàn tay chạm vào nhau, các ngón tay hướng lên trên và đặt gần trước ngực. Cùng với đó, từ ‘namaskar’ hay ‘namaste’ được nói với người đang chào hỏi. Vị trí của bàn tay được gọi là Namaskar Mudra. (Mudra có nghĩa là một cử chỉ hoặc tư thế tay).
Mặc dù đây là hình thức chào hỏi không tiếp xúc cùng với việc cúi đầu và vẫy tay của người Nhật, nhưng nền tảng tâm linh của điều này là điều khiến nó khác biệt với bất kỳ hình thức chào hỏi nào khác mà chúng tôi đã nghiên cứu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá những ý nghĩa tâm linh cùng với những lợi ích đối với chúng ta ở mức độ tâm linh.
2. Ý nghĩa của namaste or namaskar
‘Namaskar’ là một từ tiếng Phạn, được bắt nguồn từ một từ tiếng Phạn khác là ‘Namaha’, có nghĩa là tỏ lòng tôn kính. Trong bài viết của chúng tôi về ‘Chúng ta bao gồm những gì’ và ‘Cuộc sống sau khi chết’, chúng tôi đã tuyên bố rằng trong mỗi người chúng ta tồn tại Thánh Thần (Nguyên Tắc Của Chúa Trời) còn được biết tới là linh hồn (ātmā). Cách chào hỏi namaskar là khi Linh Hồn của một người nhận thức và tỏ lòng tôn kính với Linh Hồn của một người khác.
Mặc dù từ namaste và namaskar là từ đồng nghĩa nhưng có sự khác nhau về tâm linh giữa chúng. Namaskar có nhiều sāttviktā hơn namaste.
3. Nghiên cứu tâm linh về ý nghĩa của namaskar (namaste)
3.1 Lợi ích tâm linh của namaskar (namaste)
Khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu tâm linh về ý nghĩa của namaskar (namaste), chúng tôi nhận thấy đó là cách chào hỏi người khác có lợi ích tâm linh và sāttvik lớn nhất. Những phát hiện này được tìm thấy bằng giác quan thứ sáu. Lý do cho việc đó là:
- Ý nghĩa đằng sau lời chào hỏi :
- Vì lời chào hỏi này là để thừa nhận sự Thánh Thần trong người khác, nó nâng cao tiềm năng tâm linh và thu hút ý thức Thánh Thần (Chaitanya). Khi được thực hiện với cảm xúc tâm linh mà một người thật sự tỏ lòng tôn kính với linh hồn của một người khác, nó sẽ khắc sâu thái độ nhún nhường và biết ơn. Điều này sẽ giúp tâm linh phát triển.
- Trong lúc thực hiện namaskar, khi một người nghĩ, “Bạn tốt hơn tôi; “tôi” là người kém hơn. Tôi không biết gì cả, Bạn là người toàn trí”, điều này giúp giảm bớt cái tôi của họ và tăng thêm tính khiêm tốn.
- Cử chỉ tay đúng đắn :
- Bằng cách thực hiện ấn namaskar (namaskar mudra), một mức độ ý thức Thần Thánh to lớn sẽ được hấp thụ vào cơ thể. Bằng việc nói namaste hoặc namaskar, Nguyên Tắc Thinh Không Tuyệt Đối (Ākāshtattva) được thỉnh nguyện. Tuy nhiên khi những từ đó được nói cùng với ấn tay, một nguyên tố thứ hai là Nguyên Tố Đất Tuyệt Đối ((Pruthvītattva) cũng được thỉnh nguyện. Điều này là do ấn tay gắn liền với Nguyên Tố Đất Tuyệt Đối. Khi càng nhiều nguyên tố Vũ Trụ Tuyệt Đối được thỉnh nguyện, thì sẽ thu hút càng nhiều sự tích cực tâm linh.
- Không có tiếp xúc vật lý :
- Sự tiếp xúc vật lý tăng cường dòng chảy năng lượng vô hình giữa hai người. Với lời chào hỏi này, vì không có tiếp xúc vật lý, khả năng một người ảnh hưởng tiêu cực tới người khác sẽ được giảm thiểu tuyệt đối.
- Tác động của những rung động ảnh hưởng đến việc mọi người chào hỏi nhau sẽ được giảm bớt do sự gia tăng của yếu tố Sattva do bối cảnh tâm linh của lời chào hỏi.
- Nói như vậy, ngay cả những lời chào hỏi cũng có thể phát ra những năng lượng tiêu cực đặc biệt trong trường hợp một người bị ám chào hỏi một người khác với namaskar. Thực thể bị ám có thể phát ra những rung động tiêu cực từ những đầu ngón tay của họ vào người đối diện và vào trong môi trường. Tuy nhiên, so với lời chào hỏi đi kèm với tiếp xúc vật lý, tác động của thực thể tiêu cực bị hạn chế đáng kể. Cảm xúc tâm linh mà lời chào hỏi được thực hiện sẽ giảm thiểu hơn nữa và có khả năng loại bỏ hoàn toàn những rung động tiêu cực.
3.2 Tần số tâm linh được tạo bởi namaskar (namaste)
Hình vẽ bên dưới dựa trên kiến thức không-quan-sát-được( vi tế) cho thấy tần số tâm linh được tạo ra bởi hai người khi họ chào hỏi nhau bằng namaskar. Trong ví dụ này, người chào hỏi có 30% mức độ tâm linh trong khi người đối diện có 50% mức độ tâm linh.
Bức vẽ dựa trên kiến thức không-quan-sát-được này được vẽ bởi cô Priyanka Lotlikar thông qua giác quan thứ sáu cao cấp. Nó đã được xác nhận và chứng thực bởi Đức Thánh Bác Sĩ Athavale. Khi kiểm tra bằng giác quan thứ sáu, bức vẽ cho thấy độ chính xác 80%. (Việc đạt được độ chính xác 80% cho một bức vẽ dựa trên kiến thức không-quan-sát-được là một thành tựu to lớn. Chỉ trừ khi thực hành tâm linh một cách mạnh mẽ, các nghệ sĩ không thể chạm tới mức độ này, mức độ của Chân Lý Tuyệt Đối trong một bức vẽ dựa trên kiến thức không-quan-sát-được.)
Bảng bên dưới cung cấp thông tin chi tiết đằng sau mỗi góc độ trong bức vẽ trên dựa theo kiến thức vi tế. Tìm hiểu thêm bài viết về luân xa (chakras) để hiểu rõ hơn bảng dưới đây.
STT | Chú giải |
---|---|
1 | Khi một người chào hỏi người khác với cảm nghĩ “Tôi đang tỏ lòng tôn kính với linh hồn trong người kia” thì một vòng cảm xúc tâm linh sẽ được tạo ra trong anh ta |
1A | Ở đâu có cảm xúc tâm linh, thì ở đó có sự Tương Thông với Chúa Trời và họ có thể tiếp cận tốt hơn với suy nghĩ của Chúa Trời |
1B | Với kết quả là một vòng tâm linh được tạo ra xung quanh người được chào hỏi |
2 | Điều này thu hút một dòng chảy Chân Lý Thần Thánh hoặc quyền năng của Chúa Trời |
2A | Một vòng tròn của Chân Lý Thần Thánh được tạo ra và kích hoạt |
3 | Bất kỳ nơi nào có Chân Lý Thần Thánh, dòng chảy của sự Chân Phúc (Ānand) sẽ có ở đó. Sự Chân Phúc (Bliss) là một loại năng lượng vi tế mang lại hạnh phúc tối cao mà không phụ thuộc vào sự kích thích nào |
3A | Điều này khởi tạo và kích hoạt một vòng tròn Chân Phúc xung quanh người chào hỏi |
3B | Người được chào hỏi cũng được hấp thụ dòng chảy Chân Phúc này |
3C | Kết quả là có một sự hình thành và kích hoạt dòng chảy Chân Phúc xung quanh người chào hỏi |
3D | Có một sự kích hoạt và phát tán các mảnh Chân Phúc vào trong môi trường |
4 | Một dòng chảy ý thức Thần Thánh cũng bị thu hút bởi người mở lời chào hỏi |
4A | Qua đó khởi tạo và kích hoạt một vòng tròn ý thức Thần Thánh xung quanh người đó |
4B | Ý thức Thần Thánh được phát tán ra môi trường |
4B2 | Người được chào hỏi cũng hấp thụ dòng chảy ý thức Thần Thánh từ người đối diện |
4C | Dòng chảy ý thức Thần Thánh cũng bị hấp dẫn trực tiếp với người được chào hỏi |
4D | Có một sự hình thành và kích hoạt vòng tròn ý thức Thần Thánh xung quanh người được chào hỏi |
4E | Có một sự kích hoạt và phát tán các mảnh ý thức Thần Thánh và môi trường xung quanh cũng được hưởng lợi |
3.3 Những điểm cần nhớ khi thực hiện namaskar (namaste)
- Nên nhắm mắt khi thực hiện namaskar: Bằng việc nhắm mắt khi thực hiện namaskar với Chúa Trời hay bất kì người nào, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình để một người có thể “nhìn thấy” bên trong và có hình dung về Chúa Trời bên trong chúng ta hay tập trung vào linh hồn (Chúa Trời) bên trong mỗi người.
- Không cầm bất kì đồ vật nào khi thực hiện namaskar: Khi thực hiện namaskar, nếu cầm bất kì đồ vật nào trong tay, các ngón tay và đầu ngón tay thường không thẳng. Và kết quả là, dòng chảy của các yếu tố Sattva bị hạn chế tiến vào các ngón tay và đầu ngón tay. Các yếu tố Sattva phát ra hướng về phía người thực hiện namaskar va phải vào vật thể được cầm và bật ngược trở lại. Thêm vào đó, nếu vật thể trong tay có nhiều yếu tố Raja hay Tama và nếu nó chạm vào trán hay ngực khi thực hiện namaskar, thì các yếu tố Raja-Tama từ vật thể đó có thể xâm nhập vào cơ thể người thực hiện namaskar.
4. Tổng kết
- Trong tất cả các cách chào hỏi, Quỹ Nghiên Cứu Khoa Học Tâm Linh xác nhận rằng namaskar (namaste) là hình thức chào hỏi có nhiều sattvik nhất và nên được áp dụng rộng rãi.
- Kể cả khi nó không phải là chuẩn mực văn hoá, mọi người vẫn có thể chào hỏi nhau với namaskar ở trong tinh thần.
- Để thực hiện namaskar (namaste) với cảm xúc tâm linh, điều quan trọng là phải thực hành tâm linh thường xuyên. Đó là bởi vì thực hành tâm linh liên quan đến việc một người có thể giải phóng cảm xúc tâm linh và sống theo mục đích tâm linh của cuộc sống.