Trong cuộc sống thường ngày, khi đưa ra bất kì hành động nào, chúng ta luôn nhật biết rõ về sự tồn tại trên thế giới này giống như là nó đã ăn sâu vào tiềm thức. Sự nhận biết này của chúng ta chính là thông qua 5 giác quan, tâm thức và lý trí. Như thế tất cả sự việc nào xãy đến hoặc cảm nhận được đều được sàng lọc lại bằng thứ nhận biết này. Trong chuyên từ tâm linh chúng tôi gọi nó là ‘i’ nhỏ. Trong khi đó chúng tôi gọi tâm thức (ātmā) hay chân tánh là ‘I” lớn. (từ I trong tiếng anh nghĩa là tôi. Vì khái niệm này được dịch từ anh ngữ nên chúng tôi xin được sử dụng cụm từ “i” nhỏ và “I” lớn. Như vậy, hiểu rõ hơn chính là cái “tôi” nhỏ và cái “TÔI” lớn)
Khi chúng ta bắt đầu tu tập chúng ta bắt đầu nhận được một nguồn sức mạnh cao quý hơn, đó chính là sự mầu nhiệm của chư Phật (Chúa v.v) trong đời sống này. Khi có sự thăng tiến trong tâm linh thì chúng ta sẽ cảm nhận được các Ngài thường xuyên hơn. Trong lúc đó cũng giảm đi của sự tập trung vào sự tồn tại của mỗi cá nhân hoặc cái “i” nhỏ.
Càm Xúc Thiêng Liêng (bhāv) là sự thay thế đi cho cái ‘i’ hay cái ‘tôi’ bằng sự hiện hữu của Phật hay Đạo Sư/ Guru (nguyên tắc giáo huấn của chư Phật) với đồng một cường độ. Khi mãnh liệt nhận thấy sự hiện diện của chư Phật hay Đạo Sư ở bất kì thể trạng nào trong cuộc sống hằng ngày; cảm giác và trải nghiệm ấy dựa trên nền tảng này thì được biết đến là cảm xúc thiêng liêng đến cho Thế Tôn hay Đạo Sư.
Khi ở trong trạng thái cảm xúc thiêng liêng, tiềm thức của một người hoà nhập vào với Như Lai trong khoảng thời gian ấy. Tưởng ý và lý trí vào thể trạng bị động và người ấy cảm nhận được mối liên thông với chư Phật. Vì vậy trong trạng thái này người ấy không còn bất kỳ suy nghĩ hay nghi vấn nào về tâm linh hay Thế Tôn.
Cảm Xúc Thiêng Liêng chính là thể trạng cảm nhận được trên Con Đường Thành Tâm Dâng Hiến lên tất cả (Bhaktiyoga) và Con Đường Ơn Huệ của Đạo Sư (Gurukrupāyoga).
Tiếp theo là một bức vẽ dựa trên sự hiểu biết vi tế về một người với cảm xúc tâm linh. Bức hoạ này đã được vẽ ra từ một hành giả với nhãn lực của giác quan thứ sáu.