Khái niệm trừu tượng
Ba thành phần căn bản vi tế (trigunās) của Sattva, Raja và Tama là cấu tạo của vạn vật. Bí ẩn đối với khoa học hiện đại, chúng thẩm thấu qua cả những vật thể sống và vật thể chết, hữu hình cũng như vô hình. Tầng số mà bất kì vật nào lan truyền ra đều dựa vào yếu tố vượt trội của thành phần căn bản vi tế. Chúng cũng làm tác động đến thái độ của vạn vật. Tỷ lệ của các thành phần này trong thân người chỉ có thể được tha đổi thông qua tu tập.
Contents
- 1. Giới thiệu và định nghĩa
- 2. So sánh giữa những nguyên tố vật chất nhỏ nhất và ba thành phần vi tế
- 3. Những thành phần vi tế này có hình dạng ra sao?
- 4. Ba thành phần vi tế căn bản và năm Nguyên Tố Tuyệt Đối của Vũ Trụ
- 5. Ba thành phần vi tế căn bản và thế giới của chúng ta
- 6. Ba thành phần vi tế căn bản và loài người
- 7. Ba thành phần vi tế và lối sống của chúng ta
- 8. Ba thành phần vi tế căn bản và các chúng tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v)
- 9. Tổng kết
1. Giới thiệu và định nghĩa
Mục đích của bài viết này là để mang đến cho đọc giả một nền tảng vững chắc về khái niệm của ba thành phần căn bản vi tế. Bài viết này rất quan trọng vì nó là kiến thức căn bản để các bạn có thể hiểu được các bài viết khác trên trang web của chúng tôi.
Dựa theo khoa học đương đại, Vũ Trụ của chúng ta hình thành từ những thành phần nhỏ bao gồm những electron, proton, neutron, meson, gluon và quark.
Nhưng trên phương diện tâm linh, Vũ Trụ của chúng ta được hợp thành bởi những thành phần còn đơn giản hơn thế nữa. Những hạt phân tử này cũng được biết đến như ba thành phần vi tế (trigunās); chúng là Sattva, Raja và Tama. Trong từ triguna, “tri” có nghĩa là ba và “guna” nghĩa là thành phần vi tế.
Những đặc tính của chúng được mô tả lược qua trong bảng liệu dưới đây.
Chúng tôi gọi chúng vi tế vì chúng là vô hình, không ở thể trạng vật chất và không thể nhìn thấy với bất kì dụng cụ nào kể cả những kính hiển vi điện tử tối tân nhất. Những máy móc trong tương lai cũng sẽ không thể đo lường được chúng. Ba thành phần vi tế này chỉ có thể nhận thấy được thông qua giác quan vi tế hay giác quan thứ sáu (ESP).
- Thành phần vi tế Sattva là vi tế nhất hay là khó nhận biết nhất trong ba thành phần. Thành phần này là gần nhất với thánh địa của Như Lai. Vì thế chúng đa phần có được trong thiên tính của chúng ta như hạnh phúc, dễ hài lòng, đức tính nhẫn nại, kiên trì, khả năng tha thứ , khao khát tâm linh v.v
- Thành phần vi tế Tama là tầm thường nhất. Chúng biểu lộ trong những người đa phần có những tính cách như làm biếng, tham lam, bám chấp đến những vật chất trần gian v.v
- Thành phần vi tế Raja tạo nên nguyên liệu cho hai thành phần kia, như là chúng đưa đến các hành động. Như thế tuỳ thuộc vào thành phần cấu tạo chủ yếu của một người nghiêng về sāttvikhaytāmasik mà thành phần vi tế Raja sẽ đưa tới các hành động thiêng về thanh tịnh (Sattva) hay thô tục (Tama).
Bởi vì đặc tính vô hình của chúng, hệ thống giáo dục ngày nay không hề hay biết về sự tồn tại của ba thành phần này. Nên họ không bao gồm chúng vào trong sự giảng dạy. Kết quả là khái niệm về chúng trở nên xa lạ hơn với chúng ta. Trái lại, sự thật rằng chúng tràn ngập vào trong sự hiện diện của chúng ta và thế giới xung quanh ta. Tuỳ thuộc vào thành phần nào là đa phần trong mỗi chúng ta, chúng ảnh hưởng đến ta qua :
- Phản ứng lại với các tình huống
- Đưa ra quyết định
- Đưa ra những sự lựa chọn
- Cách sống
Vì chúng không có hiện hữu ở dạng vật lý, chúng tôi không thể đưa ra những tính chất liên quan đến vật lý. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ gíup các bạn thông hiểu về ba thành phần vi tế này và tầm ảnh hưởng của chúng đến đời sống của chúng ta.
2. So sánh giữa những nguyên tố vật chất nhỏ nhất và ba thành phần vi tế
Bảng liệu sau nêu lên điểm khác biệt giữa những nguyên tố nhỏ nhất biết tới qua khoa học hiện đại và ba thành phần vi tế căn bản được biết tới từ khoa học về tâm linh.
Thông số |
Thành phần vật chất nhỏ nhất |
Thành phần vi tế căn bản |
---|---|---|
Thể loại | Vật chất | Vi tế hay vô hình |
Làm thế nào để đo lường? | Thí nghiệm thông qua máy gia tốc hạt đầy công hiệu | Thông qua giác quan thứ sáu (ESP) từ phương diện của các giác quan vi tế |
Tạo thành | Tất cả thế giới vật chất | Hầu hết tất cả tạo hoá, từ thế giới vật chất, tâm lý đến tâm linh. Kể cả những phần tử vật chất nhỏ nhiệm nhất cũng được tạo thành từ một phần của Sattva, Raja và Tama. Đến cả những ý nghĩ của chúng ta, cũng được hình thành từ ba yếu tố vi tế này. |
Tính chất | Bị tác động bởi những yếu tố vật chất như là chúng ở thể rắn hay thể lỏng v.v | Tác động đến phẩm hạnh của vạn vật, tư duy và quyết định dẫn đến hành động của chúng ta. Tuy thế Sattva, Raja và Tama cũng tác động đến những yếu tố vật chất, ví dụ như thành phần Tama làm hiện thực hoá hoặc thể hoá rắn |
3. Những thành phần vi tế này có hình dạng ra sao?
Biểu đồ dưới đây đã được tạo nên thông qua giác quan thứ sáu (ESP) mô tả về ba thành phần vi tế khi chúng đang hoạt động.
Ba thành phần vi tế căn bản vốn dĩ là vô hình. Khi chúng kích hoạt chẳng hạnh như là năng lượng hợp thành, chúng hiện ra với dạng sóng.
Giải thích về biểu đồ
- Màu sắc : Thành phần vi tế Sattva thị hiện với sắc vàng, Raja thì với màu đỏ và Tama thì có một màu đen sì thông qua giác quan thứ sáu.
- Làng sóng : Thành phần vi tế Raja hoạt động mạnh nhất thể hiện qua đường sóng của chúng, khi đó thành phần vi tế Sattva thì yên bình hơn nhiều và có đường sóng dài hơn. Khi đó đường sóng như vô tổ chức và móp méo chính là thể tính của thành phần vi tế Tama; đường sóng này thì luôn bất biến.
- Biên độ : Biên độ của thành phần Raja là cao nhất vì chúng là hoạt động nhiều nhất. Biên độ của thành phần Sattva thì thấp hơn và đều đặn, khi đó của Tama thì thấp và không đều.
- Chiều dài : Chiều dài của chúng được bắt theo nhu cầu để hoạt động.
4. Ba thành phần vi tế căn bản và năm Nguyên Tố Tuyệt Đối của Vũ Trụ
Ba thành phần vi tế cũng góp phần hình thành năm Nguyên Tố Tuyệt Đối của Vũ Trụ (Panchamahābhūtās). Năm nguyên tố ấy là Đất Tuyệt Đối (Pruthvītattva), Nước Tuyệt Đối (Āpatattva), Lửa Tuyệt Đối (Tējtattva), Gió Tuyệt Đối (Vāyutattva) và Hư Không Tuyệt Đối (Ākāshtattva). Các nguyên tố Vũ Trụ vốn dĩ vô hình và vô cùng vi tế mà chúng ta khó có thể nhìn thấy và cảm nhận. Ví dụ, Nguyên Tố Nước Tuyệt Đối là dạng vi tế nhất của hành thuỷ mà từ đó tạo nên ao-hồ, sông nước, biển cả- đại dương v.v Nói tóm lại, năm Nguyên Tố Tuyệt Đối của Vũ Trụ là nền tảng cho hành tinh này. Mà chúng cũng được hình thành từ ba thành phần vi tế căn bản.
Bảng liệu sau trình bày cụ thể mỗi Nguyên Tố Tuyệt Đối với tỷ lệ tương ứng với ba thành phần vi tế căn bản.
Ba thành phần vi tế căn bản và năm nguyên tố tuyệt đối của vũ trụ
Sattva (thanh tịnh) | Raja (phàm) | Тama (thô tục) | |
---|---|---|---|
Đất | 10% | 40% | 50% |
Nước | 20% | 40% | 40% |
Lửa | 30% | 40% | 30% |
Gió | 40% | 40% | 20% |
Hư Không | 50% | 40% | 10% |
Như chúng ta đang thấy được bảng liệu ở trên, Nguyên Tố Đất Tuyệt Đối có nhiều nhất lượng Tama; chính vì thế chúng có khối lượng nặng nhất. Thành phần Tama hạn chế sự tồn tại, trong khi đó thành phần Sattva giúp mở rộng đời sống này. Điều này giải thích vì sao Nguyên Tố Đất Tuyệt Đối là thấp kém nhất trong năm nguyên tố. Và từ đó chúng ta cũng thấy được Nguyên Tố Hư Không Tuyệt Đối là vi tế và sattvik (thanh tịnh) nhất; và chính vì thế cũng là uy lực nhất. Sự giảm xuống của năm Nguyên Tố Tuyệt Đối làm cho các nguyên tố này dần dần trở nên vô hình hoá. Ví dụ, Lửa thì khó nhìn thấy và nắm bắt được hơn Đất.
Loài người chủ yếu hợp thành từ Nguyên Tố Đất và Nước. Khi một người thăng tiến trong tâm linh, vị ấy bắt đầu vận hành ở tầng cao hơn, như là Nguyên Tố Lửa v.v Điều này nhận thấy được qua việc một cảm giác toả nhiệt từ các vị ở trình độ tâm linh cao. Khi điều này diễn ra, những nhu cầu trần tục như là ăn-uống-ngủ-nghĩ sẽ giảm đi. Thêm vào đó khả năng làm việc và cống hiến sẽ tăng trưởng đáng kể ở mặt số lượng và chất lượng.
5. Ba thành phần vi tế căn bản và thế giới của chúng ta
5.1 Thiên tai
Nếu như có sự tăng lên của Raja và Tama trên thế giới này, nó sẽ dẫn đến chiến tranh, bạo động và thiên tai. Sự tăng trưởng của Raja và Tama trên hành tinh này lấy đi sự ổn định của năm nguyên tố và như thế mang tới các thảm hoạ khốc liệt. Các bạn có thể đọc thêm bài về lý do đằng sau của sự tăng lên của các thiên tai.
5.2 Những vật thể vô tri vô giác
Bảng liệu sau đưa ra mối quan hệ giữa những vật không sống và ba thành phần vi tế.
Tỷ lệ của các thành phần vi tế trong các vật thể không sống
Sattva (thanh tịnh) | Raja (phàm) | Тama (thô tục) | |
---|---|---|---|
Chùa chiền/đền thờ/nhà thờ, những nơi thiêng liêng, các thắng địa hành hương | 5% | 1% | 94% |
Những nơi bình thường | 2% | 2% | 96% |
Những nơi xấu ác | 1% | 1% | 98% |
5.3 Những vật thể sống
Bảng liệu sau đây đưa la mối quan hệ giữa các vật thể sống và ba thành phần vi tế căn bản. Như chúng ta thấy, sự sống là vô gía khi mà các thành phần Sattva (thanh tịnh) tìm thấy nhiều hơn ở các vật thể sống còn hơn những nơi tín ngưỡng thờ phụng.
Tỷ lệ của các thành phần vi tế trong các vật thể sống
Sattva (thanh tịnh) | Raja (phàm) | Тama (thô tục) | |
---|---|---|---|
Thánh nhân | 50% | 30% | 20% |
Phàm nhân | 20% | 30% | 50% |
Ác nhân | 10% | 50% | 40% |
Người vô tri vô thức | 10% | 30% | 60% |
Động vật | 10–20% | 25–40% | 40–65% |
Thực vật | 5–10% | 10–15% | 65–85% |
Đây cũng là lý do chính mà trình độ tâm linh của một người ảnh hưởng đến nơi họ cư ngụ thì có nhiều tầm quan trọng hơn so với nơi đó. Ví dụ, khi một vị ở trình độ tâm linh ở bậc Thánh đi đến một nơi nào dù cho có rất nhiều tà khí do cách xây dựng, chúng cũng sẽ không làm ảnh hưởng mảy may nào đến vị Thánh. Vì thế việc học về Feng-shui (phong thuỷ) và ngành học về phong thuỷ nhà cửa (vāstushāstra) là để cho các người ở trình độ tâm linh thấp và những ai không có tu tập.
6. Ba thành phần vi tế căn bản và loài người
Trong những mục dưới đây, chúng tôi sẽ khai triển rộng ra về ba thành phần vi tế căn bản ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta như thế nào.
6.1 Mối quan hệ mật thiết đến chúng ta tạo thành bằng những gì
Phần trăm của ba thành phần vi tế căn bản |
|||
---|---|---|---|
Các Thể |
Sattva |
Raja |
Tama |
Thể Xác |
20% |
40% |
40% |
Thể Cảm Dục hay Lý Trí |
30% |
40% |
30% |
Thể Trí hay Trí Tuệ |
40% |
40% |
20% |
Thể Thần Thức hay Bản Ngã Vi Tế |
50% |
40% |
10% |
Bởi vì thành phần Raja có liên quan đến việc vận hành của cơ thể, chúng có tỷ lệ đồng một dạng trong tất cả các thân thể. Tuy nhiên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi giữa các thành phần Sattva và Tama trong các thể khác nhau. Vì thế chúng có khả năng cung cấp cho chúng ta sự bền vững và hạnh phúc trường tồn. Ví dụ, thành phần Sattva trong thể trí thì cao hơn so với tìm thấy trong thể xác. Chính vì thế, chất lượng của hạnh phúc khi chúng ta phấn khích và thoả mãn với trí tuệ thì có công năng to lớn và bền vững hơn là những niềm vui thoả mãn từ thân vật chất.
6.2 Liên kết với trình độ tâm linh
Trình độ tâm linh và tỷ lệ của ba thành phần vi tế căn bản có mối quan hệ rất chặt chẽ. Tuy vậy mối quan hệ giữa chúng cũng giống như con gà và cái trứng vậy. Chúng tôi có thể nói rằng tỷ lệ của ba thành phần Sattva, Raja và Tama định rỏ trình độ tâm linh của một người. Khi tu tập chúng ta đang chuyển hoá tỷ lệ giữa ba thành phần dần đến sự tăng lên của thành phần Sattva trong cơ thể. Nói cách khác, chúng ta đang cải thiện thành phần Tama thành Sattva.
Khi chúng ta tạo thêm nhiều hơn thành phần Sattva (tỷ lệ đối với hai thành phần vi tế kia), chúng sẽ có tác động tích cực hơn đến với trình độ tâm linh và tính cách của chúng ta.
Biểu đồ sau mô tả sự khác nhau giữa ba thành phần vi tế trong ta khi chúng ta có sự thăng tiến trên trình độ tâm linh thông qua tu tập.
- Từ trình độ 50% trở lên, tỷ lệ giữa ba thành phần vi tế duy trì ở trạng thái tĩnh lặng không thay đổi. Lý do rằng một người trong chúng ta không thể có ít hơn 20% thành phần Tama. Bởi lẽ đó, bất kì ai trong chúng ta khi còn thọ thân vật chất này thì thành phần Tama không thể giảm xuống ít hơn 20%. Tuy nhiên tác động của các thành phần này tan biến khi một người thăng tiến trên trình độ tâm linh đến mức khi ở vào mức 80% (thánh quả A La Hán), ba thành phần vi tế không còn gây ảnh hưởng đến các vị ấy nữa.
- Khi một vị tối cao ở đẳng cấp 100% của trình độ tâm linh còn an dưỡng trong thân vật chất, Vị ấy sẽ vẫn có cấu tạo của ba thành phần vi tế. Một khi nhập Niết Bàn, Vị này sẽ để lại xác thân và tất cả ba thành phần vi tế sẽ trở về con số không và như thế Ngài sẽ thể nhập hoàn toàn vào với Pháp Giới Tánh rỗng lặng toàn chân.
6.3 Sự giảm sút từ ảnh hưởng của ba thành phần vi tế căn bản khi thăng tiến trong tu vi
Khi chúng ta thăng trưởng trong tâm linh thì bản chất của sự việc sẽ thay đổi. Khi đó bóng tối của năm giác quan, tâm thức và lý trí sẽ giảm xuống và như thế Phật tánh trong ta sẽ bừng sáng. Đối chiếu với hoạ đồ sau đây. Nó cũng được biết đến như là hiện tượng sự tan biến của năm giác quan, tâm thức và lý trí. Chúng tôi đề cập năm gíac quan, tâm thức và lý trí như là bóng tối hay sự dốt nát vẫn luôn ngăn cản ta với bản chất chân thật, cụ thể là Phật tánh.
Tâm hồn, mà chứa đựng chủng tử của Như Lai trong mỗi chúng ta, thì vượt ngoài ba thành phần vi tế và cũng như thế không tạo thành từ ba thành phần này. Vì thế khi hào quang toả sáng từ Phật tánh của chúng ta bừng lên thông qua tu tập càng nhiều, thì sự tác động từ ba thành phần vi tế càng ít lại chừng đó đối với tính cách, hành động và cách sử thế. Trong các cảnh giới cuối cùng của tu tập khi mà Phật tánh rực sáng trùm khắp đến các pháp giới, chúng ta sẽ hoàn toàn thể nhập vào cùng vạn vật mà khi đó ba thành phần vi tế căn bản tan rã và như thế không còn bất kì tác động đến tính cách của chúng ta nữa.
6.4 Liên kết với tính cách của chúng ta
Trong bảng liệu sau đây, chúng tôi đã nêu lên một số đặc điểm tiêu biểu để nhận biết các thể loại của tính cách mà mỗi người thể hiện khi một thành phần vi tế chiếm đa số. Đây chỉ là sự hiểu cơ bản. Để có được sự phân giải sâu hơn về các thành phần này chúng ta cần dùng tới giác quan thứ sáu (ESP)
Người Sattvik |
Người Rājasik |
Người Tamasik |
|
---|---|---|---|
Khuyết điểm |
Hoàn toàn điều chỉnh các cảm xúc, suy nghĩ và hành động |
Giận giữ, ganh tỵ, kiêu ngạo, vị kỷ, hách dịch, thích gây chú ý, sử dụng rất nhiều thủ đoạn để đạt thừ mình muốn, hay lo lắng, mộng tưởng |
Làm biếng, thụ động, vô cùng ít kỷ nhỏ mọn, không biết nghĩ đến người khác, làm hại đến người khác để thoả mãn cho mục đích bản thân, dễ nổi cáu |
Phẩm hạnh |
Đầy đủ phẩm hạnh, chân thật, nghiêm chỉnh, khoan dung, bình tỉnh, lý trí bền vững, khiêm tốn.
Dần vượt ra ngoài các phẩm hạnh và khuyết điểm của tính cách. Không còn sợ hãi trước cái chết. |
Siêng năng nhưng không có định hướng rõ trong sự thăng tiến của tâm linh |
Không có |
Cách chủ yếu để cảm thấy hạnh phúc |
Nhận được chân lý, kỹ năng, giúp đỡ người khác, thiền định, thăng trưởng tâm linh.
Dần vượt ra khỏi vui sướng-đau khổ và hướng về cảnh giới Tịch Tĩnh |
Nắm bắt quyền lực, của cải trần thế |
Ăn, uống, tình dục v.v |
Đối nhân sử thế |
Sống để cống hiến cho xã hội và giúp mọi người thăng trưởng tâm linh. Sự thăng trưởng tâm linh ở đây mang tầm vóc Vũ Trụ và tương ứng với 6 nguyên tắc căn bản trong tu tập. |
Mình là trung tâm của vũ trụ, giúp người khác với bản ngã to lớn |
Làm hại đến người khác. Khi một người càng tamasik– gây tổn hại đến một tập thể lớn ẩn mình trong chánh nghĩa của tôn giáo hay một số hệ tư tưởng nào đó. |
Ngũ nghĩ |
4-6 tiếng |
7-9 tiếng |
12-15 tiếng |
Năng lực tâm linh |
Mạnh |
Một ít |
Rất thấp 1 |
Chú thích :
- Với sự ngoại lệ của Pháp Sư Tà Ma (mantrik) tích luỹ nhiều sức mạnh tà tâm bởi do có sự tu tập để làm các việc tà độc; những thực thể này đa phần là tamasik.
Những đặc điểm này không hẳn là hoàn toàn. Ví dụ, một số người sattvik có thể cần 9 tiếng để ngũ nghĩ hay một người tamasik có được phẩm hạnh như khoan dung. Nhưng thiên tính của một người thì được quyết định bởi toàn bộ hết tất cả phẩm hạnh và khuyết điểm. Chính vì thế chúng ta không nên phán xét một người khác chỉ trên vài tính cách mà nên để ý đến toàn diện con người họ.
Nó cũng rất hiếm khi một người được tìm thấy hoàn toàn sattvik, rajasik hay tamasik. Đa phần một người thì thuần thanh tịnh (Sattva-Raja) hay phàm tục (Raja-Tama) chủ yếu. Một người Sattav-Raja sẽ có đặc tính của Sattva lẫn Raja nhưng đa phần nghiêng về các phẩm hạnh của Sattva. Trong trường hợp của một người Raja-Sattva thì sẽ ngược lại.
Tuỳ thuộc vào thành phần vi tế chủ yếu của một người mà họ sẽ hiển bày bản chất của họ. Nhưng dù cho một người có cố gắng nguỵ trang hay khoác lên lớp áo đẹp hơn đằng sau quần áo đắt tiền và trang sức quý giá hay những lời nói tinh vi, tầng số căn bản từ họ phát ra cũng sẽ hiển lộ thành phần vi tế thật sự từ những người này. Những người có giác quan thứ sáu sẽ nhìn xuyên thấu các nghệ thuật che đậy từ bề ngoài mà những kẻ kia nguỵ tạo lên tính cách cao đẹp và như thế nhận thấy được các tầng số vi tế và vô hình. Kết quả rằng, họ sẽ dễ dàng nhận biết thiên tính của một người cụ thể như là sattvik, rajasik hay tamasik và những tính cách mà những người kia muốn che đậy.
Sự kiểm định của tính tình thật của một người sẽ được hiển lộ khi người ấy ở một mình. Một người sẽ bộc lộ căn tính thật trong những trường hợp khi không có ai quan sát anh ấy và sẽ bày tỏ ra trong thái độ. Ví dụ sau sẽ giúp cô đọng lại điểm nhấn này
Hãy để chúng ta tìm hiểu về ví dụ của một lớp của các em học sinh lớp 4. Chúng rất ồn ào và om sòm khi một người giáo viên đang cố điều chỉnh các bé. Nếu như cô giáo dùng giọng nói cứng rắn thì cô ấy sẽ có nhiều cơ hội hơn để giúp lớp học yên lặng trở lại. Kết qủa là, lớp học chỉ yên tĩnh khi cô ấy có mặt. Tuy nhiên khi cô ấy rời khỏi thì các em học sinh lại tiếp tục với các sự nghịch ngợm. Điều này là bởi vì các em ấy bản chất chủ yếu là rajasik và tamasik.
Trên mặt khác nếu như một có đứa trẻ sattvik trong lớp và các bạn khác muốn em tham gia đồng loã với các thủ đoạn như bắt nạt, đùa cợt với trò chơi độc ác hay đưa đẩy em ấy vào con đường gian dối thì em sẽ không thể đi theo vì thiên tính sẵn có của em ấy là sattvik. Em ấy sẽ thấy đau trong lòng hơn là vui thích với các trò giểu cợt của các bạn trong lớp. Em ấy sẽ thấy rất giằn vặt nếu như có lỡ tham gia với vào.
Như thế sự thật là chúng ta không thể thay đổi tính cách cuả trẻ con chỉ thông qua sự dạy bảo, để có được sự thay đổi hoàn toàn thì cần dẫn dắt em ấy vào trong tu tập và tạo điều kiện để các em ở trong các môi trường với nhiều thành phần Sattva.
7. Ba thành phần vi tế và lối sống của chúng ta
Những vật thể xung quanh ta được nhóm lại là sattvik, rajasik hay tamasik dựa vào thành phần chủ yếu trong chúng. Thành phần vi tế chủ yếu trong vạn vật chỉ có thể nhận biết bằng nhãn lực của giác quan thứ sáu (ESP).
Chúng tôi đã đưa ra một số ví dụ về những thứ xung quanh đời sống hằng ngày của mỗi người và thành phần vi tế chủ yếu của chúng. Tuỳ thuộc vào bản chất sattvik, rajasik hay tamasik mà chúng ta hướng về lối sống thanh tịnh, phàm trần hay thô tục. Thêm vào đó khi đưa đẩy chúng ta đến với một thành phần nhất định cũng sẽ chuyển hoá tỷ lệ các thành phần trong ta.
Ba thành phần vi tế căn bản và lối sống của chúng ta
8. Ba thành phần vi tế căn bản và các chúng tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v)
Tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v) thì đa phần bao gồm Raja và Tama. Một chúng ma ở các cấp bậc thấp, khi mà dưới tà tâm 50% chẳng hạn như hồn ma bình thường thì chủ yếu là Raja-Tama. một thực thể tà ma ở cấp độ cao hơn với tà tâm vượt hơn 50% như là một pháp sư tà ma ở các địa ngục thứ 6 hay thứ 7 (Pātāl) thì chủ yếu là Tama- Raja.
Khi những chúng ma với các thành phần chủ yếu là Raja-Tama, chúng thường loảnh quảnh ở những môi trường trên thế giới với nhiều người với đa phần Raja-Tama. Những người này chính là mục đính lý tưởng để các thực thể ma xâm nhập vào và để thực hiện cho các kế hoạch của chúng. Nói cách khác, một người khi đa phần tamasik và ưa thích gây hại cho xã hội có khả năng rất cao bị điều khiển từ các thực thể tà ma để tàn phá xã hội.
Phương cách duy nhất để bảo vệ chúng ta khỏi các tà ma chính là sự tăng lên của sāttviktā. Vì những chúng tà ma là tamasik, chúng không thể chịu được sự thanh tịnh hay sattvik trong môi trường hay con người xung quanh. Bởi vì lý do này mà bọn chúng không thể xâm nhập vào một bậc Thánh hay một vị Đạo Sư.
Tìm hiểu thêm bài về ‘Tại sao khi một ngưởi bị nhập lại bọc lộ ra khi ở gần sự ảnh hưởng từ sattvik cao hơn?’
9. Tổng kết
Những điểm đúc kết ra từ bài viết này là:
- Tất cả chúng ta đều phát ra tầng số Sattva, Raja hay Tama tuỳ thuộc vào thành phần là chiếm đa số. Thành phần Sattva càng nhiều trong chúng ta thì càng có nhiều phẩm hạnh cao quý và chất lượng cuộc sống tốt.
- Thành phần Sattva có thể được tăng lên thông qua tu tập và xa lìa càng nhiều càng tốt các tác động từ Raja và Tama.
- Môi trường và bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến với sự tu tập của chúng ta.
- Tà ma lợi dụng môi trường đa phần Tama và những người thô tục để làm ra các việc gây hại đến xã hội và sụt giảm Chánh Đạo (Chánh Pháp) trong nhân thế.