1 Những chướng ngại cản trở khả năng tự nhận thức
Dưới đây là những chướng ngại thường gặp gây cản trở quá trình tự học hỏi bản thân.
- Không muốn sửa đổi bản thân: là người không có ý định cải thiện chính mình. Nguyên nhân có thể là do khuyết điểm nhân cách như sự kiêu ngạo hoặc lười biếng.
- Thiếu tinh thần học hỏi: là người không có hứng thú trong việc học hỏi từ những sai lầm của mình và tìm cách sửa chữa chúng.
- Hướng ngoại: trường hợp này hướng ngoại có nghĩa là thiếu khả năng tự soi xét bản thân (hướng nội) trong những tình huống. Sau đây chúng ta sẽ so sánh giữa thái độ hướng ngoại và thái độ hướng nội cùng với 3 ví dụ ở bài trước.
Ví dụ | Hướng ngoại | Hướng nội (tự soi xét bản thân) |
---|---|---|
An | Sao sếp không khen ngợi mình? Mình cũng làm việc chăm chỉ mà. | Đồng nghiệp mình có những ưu điểm nào mình nên học hỏi theo? |
Tuấn | Mình không được tự do trong căn nhà này. Mình nên dọn ra riêng. | Ba đã có một ngày dài. Làm sao để ba thoải mái hơn? Sao mình cứ để bị nhắc nhở như vậy hoài – mình thiếu sót ở đâu? |
Hải | Trâm y chang như vợ mình. Mình và Hùng nên ra ngoài nhậu. | Nếu mình giống như Hùng, thì mình cũng thật lười biếng, mình nên khắc phục điểm này. |
Sau khi xem qua những ví dụ trên, chúng ta có thể hiểu tại sao người ta hay nói, “Người suốt ngày dành thời gian tìm lỗi sai của người khác thường không dành thời gian tự sửa lỗi mình.”
- Tự cao: người có cái tôi lớn thường không thích thừa nhận lỗi lầm của mình, huống chi sửa đổi bản thân.
- Yếu tố tâm linh: có nhiều nguyên nhân tâm linh gây ra những vấn đề trong cuộc sống của chúng ta. Thông thường con người phải trải qua đau khổ do số phận sắp đặt, ảnh hưởng của tà ma, vấn đề do tổ tiên quá cố, sự tắc nghẽn nguyên khí,… Đôi khi do số phận nặng nghiệp mà một người không thể sáng suốt suy nghĩ và điều này trở thành chướng ngại cản trở nỗ lực tự nhận thức của họ. Ngoài ra, tà ma từ cõi vô hình cũng có thể làm mụ mị đầu óc con người và làm nặng thêm khuyết điểm nhân cách. Mặt khác, với sự ý thức rằng những vấn đề tâm linh có tồn tại và có thể làm ta đau khổ giúp ta có cái nhìn triết lý hơn trong cuộc sống. Thực tế, những sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗi người – tốt hay xấu – chính là do số phận.
Một đạo viên bị tai nạn xe do lỗi của người khác, bằng trực giác anh ấy cảm thấy rằng một phần nghiệp báo của mình đã bị tiêu trừ. Anh nghĩ rằng có lẽ ở kiếp trước, mình đã làm gì sai với người đó, nên kiếp này người đó trả lại cho anh. Với cách nghĩ như vậy, anh ấy giữ được tinh thần ổn định và bình thản sống mỗi ngày.
2 Kết luận
- Chúng ta cần chú ý đến những chướng ngại này bởi vì chúng cản trở khả năng tự nhận thức khuyết điểm nhân cách của chúng ta.
- Ngay cả khi một lỗi nhỏ được người khác chỉ ra, chúng ta cũng cần nghiêm túc xem xét vì nó có thể giúp ta phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn trong tính cách chúng ta.
- Phản ứng lại với góp ý của người khác về mình là biểu hiện của cái tôi lớn.