Hoạt động xã hội có được gọi là thực hành tâm linh?

Hoạt động xã hội có được gọi là thực hành tâm linh?

1. Quan điểm chung về hoạt động xã hội và thực hành tâm linh

Khi một người tim kiếm mới đến một hội thảo tâm linh (spiritual workshops) được tổ chức bởi Spiritual Science Research Foundation (SSRF) và Trường Đại Học Tâm Linh Maharshi, nhiều người trong số họ bày tỏ mong muốn được tham gia vào các hoạt động xã hội với mục đích muốn năng cao thực hành tâm linh, giúp đỡ mọi người, hay là vì mục tiêu cuộc sống của họ. Rất nhiều người cảm thấy rằng họ đang phục vụ Chúa Trời khi tham gia vào các hoạt động xã hội về con người như giúp đỡ người nghèo, trợ cấp y tế, dạy học cho trẻ em khó khăn, quyên góp vào các tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, trông nom người già v…v.  Họ cảm thấy rằng thông qua các hoạt động như vậy và sự hy sinh cho người khác, sự phát triển tâm linh của họ sẽ được đảm bảo. Có rất nhiều tổ chức phi chính phủ đã chiêu mộ hàng ngàn tình nguyện viên với khao khát như vậy; tất cả họ đều có một mục đích cao cả là làm cho thế giới tốt đẹp hơn.  Thỉnh thoảng, một số người có những phẩm chất của người tìm kiếm, nhưng họ không biết điều đó.  Họ thường dùng những phẩm chất hy sinh và suy nghĩ cho người khác để làm các hoạt động xã hội bởi vì họ không biết cách nào khác để phát triển tâm linh ngoài việc giúp đỡ mọi người.

Có một nhận thức chung trên thế giới rằng giúp đỡ những người nghèo và bị áp bức là một sứ mệnh cao cả, và tự nó có được sự tôn trọng trong xã hội. Do đó có thể dễ hiểu rằng một số người tìm kiếm cảm thấy ngạc nhiên khi chúng tôi thông báo với họ rằng hoạt động xã hội không đồng nghĩa với thực hành tâm linh.  Điều này có thể đặc biệt khó hiểu với những người tìm kiếm vì những người được cho là nhà lãnh đạo tâm linh trên thế giới thường tích cực tuyên truyền các hoạt động nhân đạo.

Vậy tại sao những nỗ lực chân thành trong các hoạt động xã hội để giúp đỡ mọi người lại không tương đương với việc thực hành tâm linh và vì thế có thể không mang lại sự phát triển tâm linh như mong đợi cho người tìm kiếm? Mặc dù đây không phải là một khái niệm dễ hiểu trong thế giới ngày nay, nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích những lý lẽ đằng sau khái niệm này để những người tìm kiếm đang thực sự cố gắng cho phát triển tâm linh có thể đầu tư thời gian và công sức của mình vào những điều thực sự quan trọng.

2. Những khái niệm tâm linh cơ bản cần hiểu

Trước khi chúng ta đi xa hơn, chúng tôi đã tóm tắt một số khái niệm tâm linh cơ bản mà người đọc nên biết, để tất cả chúng ta đều có những hiểu biết chung khi chúng tôi trình bày quan điểm tâm linh về vấn đề này. 

Hãy bắt đầu với chúng ta bao gồm những gì? (what are we comprised of?) Tất cả con người chúng ta đều bao gồm cơ thể vật chất, năng lượng thiết yếu (là một loại năng lượng tâm linh hay năng lượng sống của chúng ta), tâm trí (là nơi chứa đựng cảm giác và cảm xúc của chúng ta dựa trên những dấu ấn từ kiếp trước), trí tuệ (là khả năng quyết định và phân tích của chúng ta), cái tôi vô hình, và Linh Hồn (là bản chất của Chúa Trời trong mỗi chúng ta). Khi chúng ta chết đi, chúng ta để lại cơ thể vật chất trên trái đất và cơ thể vô hình của chúng ta sẽ đi đến thế giới bên kia. Cơ thể vô hình bao gồm tâm trí, trí tuệ, cái tôi vô hình, và Linh Hồn. Tất cả con người đều tìm kiếm hạnh phúc  (All human beings seek happiness) và họ làm điều đó qua năm giác quan, tâm trí và trí tuệ. Tuy nhiên, như tất cả chúng ta đã biết hạnh phúc chỉ là nhất thời, vì những điều có thể làm chúng ta hạnh phúc đều có thể thay đổi.

Mặt khác, Linh Hồn, là một phần của Chúa Trời và là bản chất thật sự và vĩnh cửu của chúng ta. Bản chất của Linh Hồn được mô tả là Chân Lý Tuyệt Đối, Ý Thức Tuyệt Đối và Chân Phúc. Chân phúc là một dạng hạnh phúc bậc nhất ở mức độ cao nhất và có tính chất của nguyên lý không thay đổi của Chúa Trời.  Đâu đó trong tất cả chúng ta, Chân Phúc của Linh Hồn đang chờ được tìm thấy, tuy nhiên, chúng ta không thể tiếp cận nó vì chúng ta quá tập trung vào trải nghiệm hạnh phúc hay mức độ hài lòng nào đó qua năm giác quan, tâm trí và trí tuệ từ các hoạt động của chúng ta và thế giới xung quanh.

Thực hành tâm linh là hoạt động giúp chúng ta hiểu và trải nghiệm bản chất thật sự của chúng ta là thuộc về Thần Thánh.  Nó giúp chúng ta hiểu và trải nghiệm rằng trên thực tế chúng ta không phải là năm giác quan, tâm trí và trí tuệ mà bản chất thật sự là Linh Hồn bên trong chúng ta.  Năm giác quan, tâm trí và trí tuệ và thế giới vật chất xung quanh chúng ta cùng với thế giới vô hình (chiều kích tâm linh) được gọi là Maya hay Ảo Ảnh Vĩ Đại.  Nó khiến chúng ta không thể nhận ra bản chất thật sự của chúng ta, chính là Linh Hồn hay nguyên lý Chúa Trời.

Ngoài ra, đây không phải là lần đầu tiên chúng ta được sinh ra và đối với đại đa số chúng ta đây không phải là lần cuối cùng chúng ta chết đi.  Theo luật Nhân Quả hay định mệnh (law of Karma or destiny) chúng ta phải đi qua vòng sinh tử rất nhiều lần để hoàn thành nghiệp của chúng ta với người khác.

Khi chúng ta làm tổn thương người khác và khiến họ đau đớn, chúng ta sẽ tạo nên nghiệp xấu với họ, và theo luật Nhân Quả, chúng ta phải nhận mức độ đau đớn tương tự từ họ. Đối với một số người, điều này được cho là trả giá cho tội lỗi của mình. Tương tự, nếu một người đối xử tốt với người khác, họ sẽ được hạnh phúc, họ đạt được công đức và họ sẽ phải được sinh ra một lần nữa để tận hưởng những quả ngọt từ công đức đó.  Những dấu ấn như vậy của nghiệp sẽ được lưu lại trong tiềm thức của tâm trí mà chúng ta đã bàn luận trước đó.  Trong thời đại hiện nay, khoảng 65% cuộc đời của chúng ta đã được ấn định và dựa trên nhân quả từ kiếp trước. 35% phần trăm còn lại có thể được sống theo ý chí tự do của chúng ta. Để hiểu bài viết này, chúng ta cần hiểu rằng nếu dùng ý chí tự do của chúng ta để giúp đỡ mọi người, điều đó thường dẫn đến kết quả là việc tích luỹ công đức hay nghiệp tốt vì nó mang lại hạnh phúc cho người khác.

Điều quan trọng cần lưu ý là cả việc tốt và việc xấu đều giữ chúng ta trong vòng luân hồi, khi chúng ta được đâu thai hết lần này đến lần khác để giải quyết một phần nhỏ trong nghiệp của chúng ta. Cả hoạt động làm việc tốt và việc xấu đều không giúp chúng ta hiểu và nhận ra rằng năm giác quan, tâm trí và trí tuệ là một phần của Maya và không phải là Linh Hồn, hình dạng vĩnh cửu thuộc về Thần Thánh của chúng ta, và do đó cả hai hoạt động đều không phải là việc thực hành tâm linh.

Có hai mục đích tâm linh của cuộc đời chúng ta, một là giải quyết nghiệp (cả tốt và xấu) và hai là để phát triển tâm linh thông qua thực hành tâm linh. 

Để biết thêm về những khái niệm nền tảng của tâm linh và cuộc sống, chúng tôi khuyên bạn đọc những bài viết sau vì chúng cung cấp những lý giải chi tiết về từng chủ đề.

3. Tại sao giúp đỡ mọi người thông qua các hoạt động xã hội không đồng nghĩa với việc thực hành tâm linh

Sau đây là những điểm mà chúng ta cần ghi nhớ khi quyết định xem liệu chúng ta (với tư cách là những người tìm kiếm sự phát triển tâm linh) có nên tham gia vao các hoạt động xã hội hay không?

  1. Nguyên nhân sâu xa của sự khổ đau: Nguyên nhân sâu xa tại sao con người đau khổ là vì họ có nghiệp xấu hoặc nhân quả xấu từ kiếp trước từ những việc làm tội lỗi. Kết quả là, họ phải chịu đựng sự bất hạnh trong kiếp này. Thật không dễ khi chứng kiến người khác đau khổ và việc chúng ta mong muốn làm giảm bớt sự đau khổ cho họ cũng là điều tự nhiên.  Tuy nhiên, ở mức độ tâm linh câu hỏi chúng ta nên tự hỏi khi người khác đau đớn là Chúa Trời có biết đến chuyện này không, vậy tại sao Ngài không can thiệp? Suy cho cùng thì Ngài là toàn năng và Ngài có thể làm giảm bớt sự đau khổ của một người trong giây lát. Nhưng Ngài không can thiệp vì bởi vì những người đã bám rễ ở trong Maya thì sẽ bị ràng buộc bởi luật lệ của Maya. Những người đó (chiếm đại đa số dân số thế giới) phải trải qua sự đau khổ vì những hành động họ làm hoặc không làm gây tổn thương người khác. Ở thế giới của Chúa Trời, mọi thứ đều công bằng. Nếu một người gây đau khổ cho người khác, người đó sẽ phải chịu nhân quả xấu. Chúa Trời không phá vỡ những luật lệ này để giảm bớt đau khổ cho ho.

    Đối với những người bình thường ở kỷ Kaliyug (còn được biết là Kỷ Nguyên của Xung Đột), nhu cầu vật chất, tinh thần và trí tuệ là động cơ đằng sau những hành động của họ. Vì họ hoàn toàn ở trong Maya (Ảo Ảnh Vĩ Đại), nên luật Nhân Quả là không thể bẻ cong. Gieo nhân nào thì gặt quả đó – nếu không phải ở kiếp này thì là kiếp sau. Chúa Trời không can thiệp.
  2. Vậy Chúa Trời sẽ giúp ai? Chúa Trời sẽ can thiệp và giúp đỡ những ai thật sự mong muốn nhận ra Chúa Trời. Những người đó nhờ thực hành tâm linh của họ mà đã bắt đầu tách rời và thoát ra khỏi Maya (hay giấc mơ mà hầu hết mọi người coi là hiện thực). Họ chỉ tìm kiếm sự Thần Thánh phía sau Maya. Chúa Trời chủ động can thiệp khi thật sự cần thiết với những người tìm kiếm đó và gỡ bỏ những chướng ngại gây cản trở cho sự phát triển tâm linh của họ. Do đó, Chúa Trời không bao giờ giúp đỡ ở mức độ tâm lý mà chỉ ở mức độ tâm linh. (Xin hãy lưu ý rằng chỉ khi việc thực hành tâm linh của một người dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản của thực hành tâm linh (6 basic principles of spiritual practice) thì thực hành đó mới có hiệu quả.)
  3. Điều gì xảy ra khi chúng ta quyên góp: Khi một người quyên góp cho các tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ hay những người khó khăn, đó là ở mức độ tâm lý và nó chỉ làm chúng ta bị vướng sâu hơn vào trong Maya (Ảo Ảnh Vỹ Đại). Điều này là do người ta có được công đức khi làm việc tốt ở Maya. Để giải quyết công đức cũng vậy, một người phải tái sinh và trải qua định mệnh tốt đẹp. Chỉ có thực hành tâm linh sẽ giúp loại bỏ toàn bộ Nhân Quả và giúp một người thoát khỏi vòng luân hồi. Nó vô hiệu hoá công đức và tội lỗi của một người nơi định mệnh chất chứa của họ. Vì vậy từ góc độ tâm linh thuần tuý, thay vì tốn thời gian đi giúp đỡ người khác thông qua các hoạt động xã hội, một người nên tự phát triển việc thực hành tâm linh của mình và giúp đỡ người khác cùng phát triển. Giúp đỡ người khác phát triển tâm linh được coi là sự giúp đỡ thật sự từ góc độ tâm linh. Truyền bá Tâm Linh và giúp đỡ người khác phát triển tâm linh chính là những nỗ lực nhân đạo và phục vụ cho Chúa Trời thực sự. 

    Thể theo ý Chúa Trời, các vị Thánh và Giáo Trưởng (Gurus) chân chính sẽ không can dự vào vận mệnh của bất kỳ ai. Điều này nghĩa là họ sẽ không lãng phí thời gian giúp đỡ mọi người bằng cách giải quyết các vấn đề trần tục như là các bệnh nan y, các vấn đề tài chính, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình v.v..  Họ chỉ giúp những người thực sự mong muốn nhận ra Chúa Trời.  Một khi Giáo Trưởng biết một người thực sự mong muốn nhận ra Chúa Trời, thì họ sẽ làm tất cả mọi thứ để giúp đỡ người đó phát triển tâm linh.  Một Giáo Trưởng cũng có thể ban phước của Ngài cho người tìm kiếm và giảm bớt nghiệp cho họ.  Việc này chỉ xảy ra khi khao khát nhận ra Chúa Trời của người tìm kiếm rất mạnh mẽ và họ đang nỗ lực thực sự để phát triển tâm linh. 

  4. Những hạn chế của các hoạt động xã hội: Khi một người thực quyên góp tiền cho những người nghèo và thiếu thốn, họ có thể giúp bao nhiêu người và trong bao lâu? Khả năng của mỗi người chúng ta đều có hạn. Ví dụ, giả sử một người cho một người nghèo $100, điều đó cho họ một sự an ủi tạm thời và bữa cơm qua ngày.  Nhưng sẽ không giúp được vấn đề của họ mãi mãi.  Sau một vài ngày họ sẽ lại rỗng túi và không có tiền để mua thức ăn.  Theo cách này thì liệu một người có thể giúp được bao nhiêu người? Khả năng và nguồn lực của một người là có hạn và những người gặp vấn đề trên thế giới thì vô hạn.  Có một câu nói rằng, ‘cho một người một con cá và bạn sẽ nuôi anh ta một ngày; dạy một người câu cá và bạn sẽ nuôi anh ta cả đời’. Trong hầu hết trường hợp chính số mệnh đã đẩy một người vào cảnh nghèo khó.  Nếu số mệnh của một người là anh ta phải chịu nghèo khó hay phải gặp một số vấn đề nhất định, thì chỉ có thực hành tâm linh mới có thể giúp đốt cháy nghiệp xấu và giảm bớt các vấn đề của anh ta.  Vì vậy, dạy một người cách thực hành tâm linh giống như dạy anh ta cách câu cá thay vì chỉ đưa cho anh ta một con cá.  Đây là cách giúp đỡ bên vững hơn nhiều và giúp một người thoát khỏi vòng luân hồi.  Cơ bản nhất là một người có thể dạy người khác cách tụng niệm Tên của Chúa Trời như một hình thức thực hành tâm linh.
  5. Gia tăng hiệu quả của việc giúp đỡ mọi người: Sau khi đã khẳng định rằng giúp đỡ người khác bắt đầu và duy trì việc thực hành tâm linh là hình thức giúp đỡ cao nhất, bây giờ hãy cùng xem chúng ta có thể làm gì để việc này hiệu quả hơn. Nếu chính bản thân chúng ta không thực hành tâm linh, lời nói của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa khi chúng ta nói người khác hãy thực hành tâm linh. Khi một người bắt đầu thực hành tâm linh, và từ đó phát triển về mặt tâm linh, ý thức Thần Thánh trong lời nói và nỗ lực của họ cũng phát triển và Chúa Trời có thể sử dụng chúng ta làm công cụ tốt hơn để thực hiện sứ mệnh của Ngài để giúp đỡ mọi người phát triên tâm linh.  Nếu một người bình thường mong muốn thế giới hòa bình hay làm thay đổi thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, thì đó chỉ là một ước mơ xa xôi.  Tuy nhiên, nếu một người đã tiến hoá về tâm linh mong muốn một điều gì đó, thậm chí chỉ một ý nghĩ đơn thuần như ‘nó có thể xảy ra’ trong tâm trí của một Giáo Trưởng (Guru) là cũng đủ để nó xay ra. Không cần gì khác. Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi trong trường hợp đó là một vị Thánh, người có hơn 80% mức độ tâm linh. Đấy là bởi vì các vị Thánh chính là hình dạng biểu hiện của Chúa Trời.  Nguyên Lý của Giáo Trưởng chính là nguyên lý Vũ Trụ cho người chịu trách nghiệm hướng dẫn người tìm kiếm đến với việc nhận ra Chúa Trời.  Ở mức độ tâm linh cao nhất, ngay cả mong ước cũng không cần thiết, chi cần một sự hiện diện là đủ.  Tương tự như sự hiện diện của mặt trời, nó đánh thức mọi người vào buổi sáng và làm cho muôn hoa đua nở khi nó mọc. Điều này xảy ra đơn giản vì chính sự tồn tại của nó. Mặt trời không yêu cầu ai thức dậy hay hoa phải nở. Sứ mệnh của một Giáo Trưởng (Guru) có trên 90% mức độ tâm linh cũng giống như vậy. 
  6. Cách sử dụng thời gian hiệu quả nhất: Thời gian của chúng ta trên trái đất này là có hạn.  Một khi chúng ta nhận ra tầm quan trọng của thực hành tâm linh và đó là một trong những lý do chính mà chúng ta được sinh ra (one of the main reasons we are born), thì lý tưởng nhất sẽ là tập trung mọi nỗ lực của chúng ta hướng về thực hành tâm linh. Chúng ta cũng nên sử dụng sự sáng suốt của mình để thực hiện việc thực hành tâm linh một cách hiệu quả nhất.Hãy cùng xem một ví dụ để có cái nhìn rõ hơn về việc này.  Giả sử một người có cơ hội đầu tư vào 3 ngân hàng uy tín khác nhau, lãi suất của từng ngân hàng lần lượt là  5%, 10% và 11.5%. Người đó nên đầu tư vào ngân hàng nào? Chắc chắn người đó sẽ đầu tư vào ngân hàng có lãi suất 11.5%. Tương tự với ví dụ về ngân hàng, với tư cách là người tìm kiếm, chúng ta cũng nên cẩn thận khi lựa chọn để đầu tư bản thân mình vào cách thực hành tâm linh nào.  Thực hành tâm linh ở cùng một mức độ suốt cuộc đời (Doing the same level of spiritual practice) sẽ dẫn đến trì trệ.  Gánh nặng đặt lên vai chúng ta là phải đưa ra quyết định đúng đắn để có được hiệu quả tốt nhất cho thực hành tâm linh của mình. Không biết không phải là một cái cớ. Chúng ta cần luôn học hỏi để có thể phát triển thực hành tâm linh của mình.

    Đối với trường hợp của các hoạt động xã hội, ưu điểm của nó là hoạt động xã hội giúp chúng ta không chỉ nghĩ về bản thân mình. Nó giúp chúng ta phát triển thái độ phục vụ và dạy chúng ta cách hi sinh. Tất cả những điều này đều là những phẩm chất quan trọng cần có nếu chúng ta muốn tiến bộ tâm linh. Vậy nên thực hiện các hoạt động xã hội có thể được coi là một trong những bước đệm để thực hành tâm linh thật sự.

    Tuy nhiên nhược điểm của nó là :

    • tạo công đức trong nghiệp của chúng ta, nên chúng ta cần phải tái sinh để giải quyết,
    • giữ chúng ta trong cảm giác rằng Maya là hiện thực,
    • có xu hướng làm gia tăng chủ nghĩa cảm tính trong tâm trí chúng ta,
    • và lòng kiêu hãnh và cái tôi cứ thế tăng lên do suy nghĩ của chúng ta về những thứ chúng ta đạt được. 

    Những yếu tố trên là có hại cho sự phát triển tâm linh của chúng ta. Khi thực hiện các hoạt động xã hội, rất hiếm khi có thể thấy một người phát triển tâm linh, ngay cả khi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một người được gọi là người lãnh đạo tâm linh. Đối với một người bình thường, rất ích kỷ và chỉ nghĩ đến bản thân, thì việc họ giúp đỡ mọi người đã là tốt. Điều này giúp họ nâng cao bản thân hơn khi hướng góc nhìn ra khỏi  ‘bản thân và gia đình’ và ít nhất nghĩ về người khác.

    Một nhược điểm khác đối với những người thực hiện hoạt động xã hội đó là họ thường làm theo sở thích của mình / vì những cảm giác dễ chịu và không được hướng dẫn từ một người có thẩm quyền tâm linh.  Do đó họ củng cố quan điểm của mình rằng hoạt động xã hội là tốt và tiếp tục yêu thích điều đó từ kiếp này đến kiếp khác. Vì vậy một người tìm kiếm có thể lãng phí rất nhiều kiếp sống mà không đạt được bất kì tiến bộ tâm linh nào.

    Đối với những người tìm kiếm thực sự mong muốn nhận ra Chúa Trời, họ không nên lãng phí thời gian mà thay vào đó hãy tập trung toàn bộ năng lượng và nguồn lực để thực hành tâm linh và hướng tới việc nhân ra Chúa Trời.

  7.  Theo Karmayoga: Một số người nói rằng họ đang đi theo Con Đường của Karmayoga hay Con Đường của Hành Động và do đó họ thực hiện hoạt động xã hội. Thực ra để thực hành Con Đường Karmayoga có hai điều kiện cần phải đáp ứng

    a. Karmayoga có nghĩa là thực hiện một hành động mà không có bất kỳ mong cầu về kết quả hay thành tích. Đây là một điều cực kỳ khó đạt được. Một người luôn luôn có một số mong đợi về kết quả và một số thành tích khi thực hiện một nhiệm vụ. Đạt được thành tích nghĩa là bạn tôn vinh năm giác quan, tâm trí và trí tuệ của minh.

    b. Nếu một người giúp đỡ một người khác, thì người đó cần phải xứng đáng được giúp đỡ. Từ góc độ tâm linh, những người sử dụng sự giúp đỡ để phát triển tâm linh và có mục tiêu là phát triển tâm linh thì đó là những người xứng đáng. Nếu một người giúp đỡ một người tìm kiếm để anh ấy hoặc cô ấy phát triển tâm linh, thì sẽ không có nghiệp nào được tạo. Chúa Trời giúp đỡ những người tìm kiếm vì thế nên khi chúng ta giúp đỡ những người tìm kiếm, chúng ta sẽ đạt được phẩm chất của Chúa Trời và trên thực tế, chúng ta phát triển tâm linh.

    Một số người cảm thấy rằng Chúa Trời ở trong mỗi người và bằng cách giúp đỡ những người khó khăn, họ phục vụ nguyên tắc Chúa Trời ở người khác. Đây là một khái niệm sai lầm. Một người có thể cần giúp đỡ, nhưng Linh Hồn hay nguyên tắc Chúa Trời ở trong người đó thì không cần giúp đỡ.  Từ góc độ tâm linh, phục vụ thực sự cho Chúa Trời hay cho nhân loại chính là truyền bá tâm linh và giúp đỡ người khác thực hành – đây là hình thức cao nhất và thuần khiết nhất của hoạt động xã hội vì nó giúp đỡ người khác thoát khỏi luân hồi và trải nghiệm Chân Phúc. 

4. Tổng Kết

Sự hấp dẫn của hoạt động xã hội đối với những người muốn tạo ra sự khác biệt trên thế giới là điều dễ hiểu. Một người hoạt động xã hội có thể nhìn thấy những kết quả tích cực từ nhưng đóng góp của họ cho xã hội. Tuy việc giúp đỡ mọi người có thể khiến chúng ta hài lòng nhưng bất kỳ công việc tích cực nào ở Maya sẽ cho ta công đức ở Maya, đó là sự tích nghiệp trong nhân quả của một người hay hạnh phúc của người đó. Đối với những người tìm kiếm Thánh Thần, khi mục tiêu là nhận ra Chúa Trời và trải nghiệm Chân Phúc, thì hành trình tâm linh cần phải khác biệt và thực hành tâm linh của họ ngày càng cần phải trở nên thầm lặng hơn.

Tại SSRF chúng tôi đề xuất 8 bước thực tâm linh (8 steps of spiritual practice) để có được tiến bộ tâm linh nhanh hơn. Những bước này có thể giúp bạn bắt đầu hay củng cố thêm thực hành hiện tại của minh. Nhiều người tìm kiếm đang thực hành tâm linh dưới sự hướng dẫn của SSRF đã từng thực hiện các hoạt động xã hội khác nhau. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu thực hành tâm linh theo hướng dẫn thì họ bắt đầu có những trải nghiệm tâm linh cao hơn và nhận ra sự hạn chế của hoạt động xã hội.