Tính Cách Là Gì?


1.Giới thiệu:

Nếu một người thật sự muốn cải thiện tính cách và vượt lên những khuyết điểm nhân cách của mình thì cách tốt nhất để bắt đầu là tìm hiểu bản chất của tính cách, hiểu tính cách và tâm thức của chúng ta bị ảnh hưởng bởi cõi tâm linh như thế nào. Trong xã hội chúng ta luôn nhấn mạnh vào cách để khiến mình được mọi người yêu mến, không gì quan trọng hơn ‘’tính cách’’. Với góc nhìn phổ biến này, tính cách bị con người quan niệm rằng nó là những giá trị khiến cho một người được yêu thích hoặc không trong mắt người xung quanh.

2.Tính Cách Của Một Người Định Nghĩa Từ Những Gì:

Vậy tính cách là gì và nó bao gồm những gì?

Con người bao gồm cơ thể và tâm trí có chức năng trong việc hành động và cư xử. Đặc tính của tâm trí là suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc.., trong khi vận động chân tay, bài tiết, thân nhiệt là đặc tính của cơ thể. Các hành vi của tâm trí và cơ thể được phân chia thành 3 dạng – nhất thời, ngắn hạn, tái diễn.

  • Hành Vi Nhất Thời: đây là dạng hành vi xảy ra tạm thời, ví dụ khi 1 cậu học sinh cảm thấy lo lắng trong kì thi kiểm tra, cảm giác lo lắng mà cậu bé trải nghiệm là 1 dạng hành vi nhất thời gây ra bởi tâm trí cậu. Mặt khác, việc gãi, bước đi.. là những hành vi nhất thời của cơ thể.
  • Hành Vi Ngắn Hạn: hành vi này được xác định nếu xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, từ hơn vài tuần đến ít hơn 6 tháng hoặc 1 năm, ví dụ như một người bị trầm cảm sau khi người thân qua đời. Ở đây cảm giác trầm cảm chính là hành vi ngắn hạn của tâm trí người đó.
  • Hành Vi Tái Diễn: khi một hành vi được tiếp diễn trong nhiều năm, nó được gọi là ‘’Hành Vi Tái Diễn’’ hoặc ‘’Hành Vi Kéo Dài’’.

Hành vi nhất thời và tạm thời không làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của một người, nhưng hành vi tái diễn có khả năng tạo nên tính cách sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống của một người.

3.Tìm Hiểu Thêm Về Tính Cách:

Nếu một trạng thái của một người không được nhìn thấy trong một khoảng thời gian dài nhất định, thì nó không được dùng để thể hiện tính cách của người đó. Bởi vì điều này dễ gây hiểu nhầm, ví dụ như một người đàn ông trở nên thù hận sau khi gia đình bị giết hại. Sau đó vài ngày hoặc vài tuần, người này đi tới bác sĩ tâm lý cùng với tâm trạng thù hận đó, thì từ ‘’thù hận’’ sẽ không được dùng để đánh giá tính cách người đó, bởi vì trạng thái này không tồn tại trong một thời gian dài. Chỉ khi mà người này sau nhiều năm, tính thù hận đó vẫn còn tiếp diễn, thì khi đó ‘’thù hận’’ sẽ được xem là một phần trong tính cách người đó. Vì thế sẽ rất có lợi nếu chúng ta làm giảm đi những tính cách xấu khi nó mới chớm, nếu không thì nó có dẫn đến những hành vi phạm tội hoặc làm tổn hại đến xã hội, trong những trường hợp nặng.

Chắc bạn cũng biết rằng, có rất nhiều định nghĩa về tính cách được phát hành bởi các nhà tâm thần học và chuyên gia thuộc lĩnh vực này.

Tuy nhiên, mấu chốt của các định nghĩa về tính cách là; tính cách là sự tổng hợp những đặc tính để xác định các hành vi tái phát hoặc tiếp diễn trong thời gian dài của một người. Hình thức này bao gồm tất cả các hành vi của cơ thể và tâm trí, dưới đây chúng tôi đã phân ra 5 mục:

  1. Thể chất vật lý, các đặc điểm, sức khỏe, sức lực, và cách người đó nhìn nhận những vấn đề này.
  2. Đặc điểm tính cách (bản chất của một người), như là dễ nổi nóng, hay quên, bừa bộn, khép kín, đa nghi, bướng bỉnh, hào phóng, đáng tin cậy, mơ mộng…
  3. Sự thích và sự không thích.
  4. Bản năng, dục vọng, sự thôi thúc, ham muốn, tham vọng, ước mơ…
  5. Sự thông minh, kiến thức, niềm tin, vô tín, sự phán xét, thái độ, quan niệm, ý kiến, lý tưởng…

4. Một quan điểm thực dụng để đánh giá tính cách:

Tính cách không đơn giản là tổng hợp tất cả các đặc điểm kể trên mà đúng hơn nó là kết cấu biến động của những đặc điểm đó, mà khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên nét đặc trưng của một người và những hành vi tái diễn của người đó. Chúng tôi dùng những từ đồng nghĩa như đặc điểm, phẩm chất, đặc tính để diễn tả các trạng thái đã kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Vì thế sẽ không bao gồm những hành vi nhất thời hoặc hành vi ngắn hạn, bởi vì những hành vi này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.

Trong khi có rất nhiều những đặc tính mà một người có thể có, theo như kinh nghiệm của chúng tôi, trong hầu hết các trường hợp thì có khoảng từ 20 đến 30 đặc tính, được dùng để xác định tính cách của những người đó. Còn lại những đặc điểm khác của họ thì hầu như bất kì người bình thường nào cũng có nên không cần tính và xem xét.

5. Tính Cách Luôn Biến Động Và Tầm Quan Trọng Của Tham Gia Satsang:

Tính cách liên tục được đúc kết trong suốt tám thời kỳ, đó là thời sơ sinh, tuổi thơ ấu, tuổi vui chơi, tuổi đến trường, tuổi dậy thì, tuổi thanh thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trung niên, tuổi cao niên. Do đó, tính cách không phải là một hiện tượng bất động, mà là một quá trình biến động được bắt đầu từ khoảnh khắc ý thức xuất hiện cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Nghĩa là những đặc điểm của tính cách có thể trở nên thụ động, có thể biến mất, có thể nổi trội hơn, hoặc bị thay thế bởi một đặc tính khác và những đặc tính mới có thể sẽ sinh ra qua thời gian.

Tính cách thay đổi khi một đứa trẻ trở thành thanh niên, khi biết yêu, qua giai đoạn lập gia đình và sinh con, qua giai đoạn có hoặc mất đi tín ngưỡng tôn giáo, hoặc qua giai đoạn thay đổi những quan điểm chính trị.

Chúng ta thu thập nhiều đặc tính thông qua cách bắt chước người khác. Chẳng hạn người bố tính tình nóng nảy, thì con trai của ông ấy có thể sẽ bắt chước đặc tính đó. Nếu một cậu thiếu niên tiếp xúc với những cậu thiếu niên khác hay ăn cắp tiền và hút thuốc, thì cậu bé đó có thể sẽ học theo chúng. Nếu những người làm việc trong một văn phòng đều tham nhũng, thì một người thật thà cũng có thể trở nên tham nhũng vì học theo những người đó. Do đó, nơi làm việc của một người rất quan trọng trong việc xây dựng nhân cách của người đó. Vì thế, khi ở trong một môi trường làm việc tốt, ví như môi trường của những bạn đồng tu, là những người theo Chân Lý Tuyệt Đối (satsang)  ,được xem là có tầm quan trọng lớn trong việc xây dựng một nhân cách tốt đẹp.