Tâm Linh Là Phải Trải Nghiệm
Trong Tâm Linh, kiến thức và lý thuyết chỉ chiếm 2% quan trọng, thực hành và trải nghiệm chiếm 98% còn lại.
Qua hình minh họa bên trên, ta thấy khoảng cách giữa 2 bờ vực là một chiếc cầu rất dài. Làm sao để chúng ta có thể đi từ kiến thức lý thuyết tâm linh để tiến đến Sự Trải Nghiệm Tâm Linh?
Như vậy, chiếc cầu thể hiện quá trình “Tu Tập Tâm Linh” và đây chính là trọng tâm trong việc giúp chúng ta trải nghiệm những kiến thức tâm linh. Chúng ta phải thực hành những kiến thức lý thuyết tâm linh mà chúng ta học hỏi thì đó mới thật sự là tu tập tâm linh, Tu phải đi đôi với Hành. Sự tu tập tâm linh là một chướng ngại lớn đối với ngay cả một người thông thái, bởi vì khi họ đọc hoặc nghe những kiến thức về tâm linh, họ thường hay quá chú ý vào từ ngữ và tranh luận về nó, sinh ra sự nghi ngờ và ngăn cản họ thực hành. Tuy nhiên, sự trải nghiệm tâm linh mới chính là mục tiêu thật sự sau khi đã học hỏi những kiến thức lý thuyết tâm linh, qua đó chúng ta sẽ thực sự thấu hiểu ý nghĩa của những kiến thức này.
Đa số trong các môn ngành nào, chúng ta đều phải học lý thuyết rồi sau đó thực hành, áp dụng vào thực tế, thì chúng ta mới có thể thấu hiểu tường tận và tin tưởng, tâm linh cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, thực hành và trải nghiệm quan trọng đến 98% trong tâm linh, vì nền tảng của tâm linh là Niềm Tin, khi chúng ta thực hành và áp dụng những kiến thức lý thuyết tâm linh và trải nghiệm sự hiệu nghiệm và linh ứng của nó, thì niềm tin của chúng ta được củng cố và vững chắc, theo thời gian Niềm Tin sẽ trở thành Nhận Thức về Sự Thật Tuyệt Đối, giúp chúng ta thăng tiến tâm linh và giác ngộ.
Để hiểu rõ hơn khái niệm này, sau đây là câu chuyện về vị học giả thông thái và người chèo thuyền.
Một hôm nọ, có một vị học giả được một người chèo thuyền nghèo đưa qua sông. Trên chuyến đi, họ đã dành thời gian để đàm đạo với nhau. Vị học giả này nêu tên nhiều Kinh Thánh và hỏi người chèo thuyền rằng anh ấy đã từng học qua những bản kinh thánh này chưa, khi người chèo thuyền nói là Không, vị học giả phê bình: “Anh đã lãng phí nửa cuộc đời mình rồi”. Trong lúc cuộc đàm đạo tiếp diễn, chiếc thuyền bị thủng lỗ và nước tràn vào. Thấy vậy, người chèo thuyền hỏi vị học giả: “Thưa ông, ông bơi được không?”. Vị học giả trả lời: “Ta đã đọc rất nhiều sách dạy bơi và biết rất nhiều về bơi lội, nhưng ta không bơi được”. Người chèo thuyền nói: “Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi, chiếc thuyền này sắp chìm đến nơi rồi!”.
Kiến thức lý thuyết của vị học giả là vô dụng đối với ông ta. Tương tự, để có thể vượt qua đại dương mênh mông của cõi trần gian này và trải nghiệm sự hạnh phúc an lạc trong đời sống hằng ngày, chúng ta cần phải thực hành tu tập tâm linh chứ không phải chỉ đọc hiểu kiến thức tâm linh không thôi.