Sự Sống Trước Khi Chào Đời –Thời Kì trong Bụng Mẹ

Khái niệm trừu tượng

Hành trình của một người được thiết lập trên trái đất được bắt đầu từ ngay khi thọ thai. Nó còn tuỳ theo vận mệnh của người ấy. Tuy vậy phần đông chỉ sau tháng thứ ba thì hình hài-vi tế mới nhập vào thai. Trong bụng mẹ, thân thể vô hình ấy vẫn giữ nguyên tư tưởng của người trưởng thành. Việc tu hành có thể xoa diệu thai kì, thu hút một thân thể vi tế tốt hơn và giúp ít để thai nhi hình thành một dấu ấn cho việc thực hành tâm linh. Một tỷ lệ khá lớn cũa những sự phức tạp trong quá trình mang thai là do nguồn gốc tiềm ẩn của tâm linh. Nó còn cao hơn thế nữa trong các trường hợp bị thai lưu, sẩy thai và phá thai.Để hiểu rõ hơn về bài viết này bạn nên làm quen với cái bài viết như:

    • Sự sống trước khi chào đời (Phần 1): Thời kì trước khi thọ thai
    • Sattva, RajaTama
    • Những ai gọi là ma?
    • Phiền toái từ tổ tiên đã khuất
    • Vận mệnh và Quy Luật của Nhân Quả

Contents

1. Giới thiệu về quá trình tái sinh và sự sống trong bụng mẹ

Trong bài viết Sự sống trước khi chào đời (Phần 1): Thời kì trước khi thọ thai, chúng tôi đã diễn giải về hành trình sau cái chết của một người. Vi thể(thân vô hình) của người ấy lưu trú tại một trong 13 cõi vô hình trong Vũ Trụ căn cứ vào trình độ tâm linh và những phước đức& lỗi lầm của người ấy. Trong cõi giới vô hình, người này thọ nhận nhiều mức độ vui sướng và sầu khổ dựa trên những việc thiện hay ác đã gây ra. Họ sẽ cư ngụ tại đây chờ đợi để mà tái sanh về trần thế. Một người sẽ có khả năng tái sinh thành vi rút, vi khuẩn, cây cỏ, động vật hay con người. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích một số tình trạng tâm linh của hành trình tái sinh của con người từ lúc cấn thai cho đến khi ra đời.

Chúng tôi đã cố gắng diễn giải đa dạng những góc nhìn tâm linh thông qua một chuỗi các thắc mắc và giải đáp về hành trình của thân vô hình từ lúc mới cấn thai cho đến lúc chào đời và những khó khăn có thể diễn ra trên chặng đường ấy.

Các thông tin trong bài viết này đã được thu hoạch từ cách thức nghiên cứu về tâm linh.

2. Sự nhập thai của thân vi tế vào trong bào tử

2.1 Thân vi tế có đi vào trạm dừng chân nào trước khi vào thai?

Không có một trạm dừng chân cụ thể nào để thân vi tế triệu tập để đầu thai sau khi đã lìa đời.

[Có một cõi vô hình gọi là Martyaloka nơi mà vi thể đi tới lập tức sau sự chết đi của thể xác vật chất. Nơi này là sự chuyển tiếp của điểm đến cuối cùng trong những cõi giới vô hình của Vũ Trụ. Tham khảo thêm bài viết về Lãnh Địa của Sanh Tử]

Nhưng những vi thể từ trên những cõi giới cao hơn như là Thiên giới (Swarga) hoặc là cao hơn nữa và cũng bao gồm luôn những cõi thấp như là 3 tầng đầu tiên của Địa Ngục (Pātāl), đầu tiên sẽ di chuyển đến vùng Nether (Bhuvarlok) trước khi đi vào thế gian. Khoảnh khắc này là rất ngắn ngủi, chỉ trong giây lác. Những vi thể trở lại trên trái đất để tái sanh cũng sẽ tạm thời đi qua Lãnh Địa của Sanh Tử (Martyaloka).

2.2 Tái sinh và khoảnh khắc thụ thai

2.2.1 Khi nào thì thân vô hình nhận biết nơi nào mình sẽ tái sinh?

Thân vô hình sẽ biết nơi nào mình sắp tái sinh. Hiện tượng này là do :

  • Sự tu tập của người mẹ hoặc
  • Nghi thức đàng tràn tế lễ của phụ mẫu hoặc
  • Sự can thiệp của ông bà tỗ tiên đã khuất kết hợp với sự hậu thuẫn của những thế lực tà ma ở cấp độ cao.

Lưu ý : 70-80% của các trường hợp thì cùng một vi thể ấy đã để lại dấu tích từ lúc cấn thai, trải qua giai đoạn mang thai và được sanh ra đời. Nhưng khoảng từ 20-30% trong các trường hợp cáo biệt, thân thể vi tế ấy có thể bị đẩy ra và một vi thể khác với duyên nợ sâu nặng hơn và thời gian phù hợp hơn trong bụng mẹ thay thế.

Tham khảo thêm về bài Làm như thế nào để người phụ nữ chào đón một vi thể tốt đẹp và sattvik (thanh tịnh) hơn khi cấn thai?

2.2.2 Làm thế nào thân vô hình nhận biết được thời điểm của thụ thai?

Hãy cân nhắc các điều sau đây, nó là một điều kì diệu khi mà vi thể nhận ra một thời điểm xác thực của sự thụ thai và như thế một hợp thể nhất định được hình thành sau khi thụ thai :

  • Hàng tỷ vi thể trong các cõi vô hình nhiều như cát sông Hằng.
  • Trong hàng tỷ tỷ ấy, chỉ duy nhất một vi thể được tái sanh.
  • Phụ mẫu có thể cố gắng nhiều năm tháng để được thụ thai.

Như vậy, dựa trên tỉ lệ và tầm vóc, lộ trình mà vi thể được hợp thành với một gia tộc, thì trong các cõi giới vô hình mọi thứ đã được vận hành theo sự rung động và các tần số vi tế. Tuỳ thuộc vào tài khoản cho đi-và-nhận lại nhân quả của cha mẹ sắp tới, vi thể vô hình dung được lôi cuốn vào tử cung trong lúc thụ thai bởi những tần số rung động từ tài khoản nhân quả. Vi thể ấy không có sự chọn lựa trong vấn đề lựa chọn gia đình mới mà họ sẽ đầu thai vào.

2.2.3 Làm thế nào thân vô hình nhận biết được thời điểm của thụ thai?

Trong lúc thụ thai, khi đã được giải thích ở trên, vi thể biết rằng có một phôi thai đã được định sẵn cho anh ấy/cô ấy.

Trong ba tháng đầu của thai kì, vi thể hầu như ở trong cõi vô hình nơi nó an trụ trước khi đầu thai và có thể (hoặc không) ra vào bụng mẹ. Sau tháng thứ ba thì vi thể sẽ có nhiều khả năng cư ngụ nơi bụng mẹ. Thời gian vào thai của vi thể còn tuỳ thuộc vào cá nhân của họ. Khoẳng khắc nhập vào thai thường thì sau tháng thứ ba nhưng nó cũng có thể kéo dài lên tới tháng thứ 7. Cõi giới càng gần với cõi người thì vi thể sẽ vào thai sớm hơn.

Cả một quy trình này như xây dựng một ngôi nhà vậy. Chúng ta thường có mặt vào lúc động thổ để trao đổi với người xây dựng. Rồi chúng ta sẽ lui tới để thăm viếng tiến trình xây dựng. Nhưng chúng ta sẽ chỉ dọn vào khi ngôi nhà đã hoàn tất. Từ lúc thọ thai đến tháng thứ ba như là quá trình xây dựng ngôi nhà. Sau tháng thứ ba, sự phát triển của thai nhi khi đầy đủ sẽ đưa đến kết quả của sự nhập thai.

Sự nhập vào thai của một vi thể bình thường vào một người mẹ bình thường

Bức tranh ở trên đã được dựa trên sư am hiểu vi tế của hành trình của một thân vô hình từ cõi giới Nether đi vào thai nhi trong bụng mẹ. Vi thể thường bị tấn công bởi năng lượng hắc ám từ tổ tiên đã khuất hoặc thế lực tà ma trong quãng đường từ cõi Nether đến với thai nhi.

2.2.4 Vì sao thân vô hình tiếp tục ra vào thai nhi trong 3-7 tháng đầu?

Sau thế giới vô hình, phôi thai trong tử cung là môi trường mới cho vi thể cư ngụ. Ngoài ra, vi thể cũng vẫn cho rằng họ đang ở vào cơ thể cùng kích thước với kiếp trước mặc dù đã từ bỏ thể xác khá lâu. Cho nên kích thước của thai nhi lúc thọ thai thường làm họ hoãng sợ. Nhưng thực ra rào cảng này chỉ do tâm lý vì vi thể có thể thích ứng với bất cứ kích cỡ nào. Đến tháng thứ 3 của thai kì, tử cung của người mẹ sẽ được mở rộng ra nên họ sẽ đi vào và cư ngụ tai đây. Tuy thế vi thể vẫn ra-vào thai nhi tuỳ thích đến với cõi vô hình. Những lần viếng thăm cõi vô hình mà họ đã từng ở sẽ từ từ giảm dần cho đến sau tháng thứ 7 thì họ sẽ thường trụ trong thai nhi. Họ sẽ không lui tới các cõi vô hình nữa vì đến thời điểm này cô ấy/cậu ta đã mất đi sự quyến luyến đối với cõi vô hình mà họ đã từng an trú trước đó và dần trở nên phàm phu.

2.2.5 Vi thể nhập thai như thế nào?

Vi thể có thể nhập thai bằng nhiều cách khác nhau. 70% các vi thể đi vào qua lớp da của thai nhi và 30% đi vào thông qua các đường miệng, mũi v.v.

2.2.6 Người mẹ trong tương lai có đoán biết được khi nào vi thể nhập thai?

Chỉ những người mẹ đạt đến 70% của trình độ tâm linh hoặc cao hơn mới có đủ nhạy cảm để trải nghiệm sự nhập vào của vi thể. Những người mẹ có căn cơ cao thế thường mang trong mình những đứa con có trình độ tâm linh rất cao.

2.2.7 Vận mệnh của đứa bé bắt đầu từ lúc nhập thai hay khi thọ thai?

Số mệnh của đứa trẻ đã bắt đầu từ khi thọ thai.

3. Khoảng thời gian trong bụng mẹ

3.1 Cảm giác sợ hãi của vi thể

Xu hướng tự nhiên của chúng ta là sợ hãi trước những gì không biết. Toàn bộ quá trình tái sinh vào trong thai nhi đối với vi thể ví như đi từ cái biết được (ví dụ thế giới vô hình) cho đến cái không biết được (thai nhi). Khi bụng mẹ là một thứ vô cùng mới lạ với vi thể, họ cảm thấy sợ đến nhiều mức độ.

Vi thể luôn mang theo tư tưởng về một thân thể đã trưởng thành ở một kiếp trước. Vì thế họ cảm thấy rất khổ sở khi bị nhốt trong bụng mẹ. Trong nhiều trường hợp khi mà họ có ác cảm rất sâu nặng về sự trả thù với gia tộc họ sẽ được sinh ra hoặc một khao khát mong chờ việc hoàn thành tài khoản nhân quả, vi thể có thể rất hăng hái trải qua khoảng thời gian trong bụng mẹ mà đón nhận nhiều nỗi phiền muộn.

3.2 Tri giác toàn vẹn của tiền kiếp

Vi thể trong thai nhi có đầy đủ tri giác trưởng thành tùy thuộc vào cõi giới vô hình họ đã từng ở đó. Hiện tượng này kéo dài cho đến khi đứa bé chào đời. Đôi khi sau khi sanh ra, tri giác tạm thời của kiếp trước trong cõi vô hình vẫn còn, nhưng sau đó một lớp màn của sự huyễn ão (Māyā) làm mờ đi kí ức từ kiếp trước của đứa trẻ.

Biểu đồ dưới đây thể hiện có bao nhiêu người trong chúng ta có hồi ức về tiền kiếp sau khi được sanh ra.

Sự phôi phai của ký ức về tiền kiếp

4. Những sự phiền toái trong quá trình mang thai

Khoảng 40% của sự biến chứng khi mang thai như là sự kéo dài và thái quá của ốm nghén v.v đều do những yếu tố tâm linh. Yếu tố vật chất và tâm lý góp phần 30% cho mỗi yếu tố.

Yếu tố tâm linh chủ yếu là vận mệnh của người mẹ hay tổ tiên làm nặng lên vấn đề.

5. Thai lưu và sẩy thai

Thông qua nghiên cứu tâm linh, những điều sau đây được tìm thấy với tỷ lệtrung bình cho các lý do của thai lưu và sẩy thai.

Nguyên do của thai lưu và sẩy thai

Sẩy thai và thai lưu hầu hết là do những vấn đề của tâm linh. Ngoại trừ ra tài khoản nhân quả cho đi-và-nhận lại giữa thai nhi và người mẹ, tổ tiên đã khuất góp phầnrất lớn để gây nên việc sẩy thai và thai lưu. Những tai nạn thương tâm này xãy đến trong trường hợp của ác nghiệp, khi mà tình trạng chết đi, thai nhi gây nên sự đau thương đến với người mẹ và gia đình ấy. Thai nhi không biết tới mối đe doạ này từ trước.

Tham khảo thêm Mục 7 – Ảnh hưởng của tổ tiên đã khuất/ tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v) đến với vi thể trong thai nhi.

5.1 Thân vô hình của những thai lưu bị chết yểu sẽ đi đâu?

Vi thể của những thai lưu bị chết sau khi mới đẻ, kể cả những trường hợp sẩy thai và phá thai, đi theo con đường xưa sau khi lìa trần cũng giống như vi thể của những người đã trưởng thành. Cũng như thế điểm đến sau cái chết của họ sẽ được định đoạt bởi trình độ tâm linh của họ và những việc thiện-ác đã làm trong tiền kiếp.

6. Hàm ý tâm linh trên sự phá thai

Với mỗi ca phá thai, đều do sự trả báo hoặc tạo ra rất nghiêm trọng của tài khoản nhân quả giữa vi thể và cha mẹ. Tuy vậy không cần đề cập tới nhân quả nghiệp báo, phá thai là hành vi cắt ngắn một mạng sống, nó là một tội lỗi/ hành vi độc ác. Bởi vì mỗi sự sống trên trái đất là rất cao quí khi mà cõi ta bà này chính là cõi giới duy nhất nơi mà sự tăng trưởng của tâm linh có thể diễn ra đưa đến mục đích tận cùng của sinh mạng đó chính là Niết Bàn.

Đối với mức độ tội ác của giết chết một phôi thai thì nó ít hơn so với giết chết một người trưởng thành.Cái bảng dưới đây nêu lên tỉ lệ của tội ác khi giết chết các dạng sanh mạng.

Tỉ lệ tầm vóc của tội ác đã gây ra

Tội ác của hành động giết hại Tỉ lệ tầm vóc của tội ác đã gây ra
Một phôi thai/ thai nhi (phá thai) 1-5
Một người không có ai phụ thuộc 10
Một người có gia đình phụ thuộc vào người ấy 30
Một người đang cải thiện xã hội với chiều hướng tích cực 30
Một người đang cải thiện một quốc gia với chiều hướng tích cực 50
Một vị Thánh ví dụ như một vị đã đến trình độ tâm linh 70% (một ngọn đèn soi sáng cho sự thăng tiến tâm linh của nhân loại) 100

Dựa vào tài liệu trên, lấy đi sinh mạng của một vị Thánh có nghĩa là đã vi phạm 100 đơn vị của tội ác. Trong tỉ lệ ấy, giết chết một người sắp thành hình thông qua việc phá thai là một đơn vị ác nghiệp. Lý do chính ở đây là bởi sự ảnh hưởng tích cực của một người đến với xã hội.

Nếu chúng ta nhìn vào sự phá thai từ góc nhìn của chủ ý đằng sau sự phá thai thì cái bảng bên dưới đưa ra hướng dẫn vể tỉ lệ của tội ác lập ra. Trong cái bảng này chúng tôi đã lấy việc giết chết một người là 100 đơn vị làm điểm tham khảo.

Tầm vóc của ác nghiệp dựa trên chủ ý đằng sau của sự phá thai

Chủ ý của cha mẹ đằng sau việc phá thai % của tội ác*
Thuộc về y học 30%
Mang thai ngoài ý muốn 30%
Tài chánh 30%
Xã hội/ Tâm lý 50%
* Giết chết một người ( chỉ là giả thuyết tham khảo) sẽ là 100 đơn vị

Những thành viên trong gia đình và các bác sĩ chia đều phần tội lỗi trong quá trình lấy đi sanh mạng của đứa bé.

Chỉ có một ngoại lệ là khi người mẹ bị bắt buộc phải phá thai bởi vì tình trạng sức khoẻ để cứu lấy tính mạng cô ấy hoặc là đứa bé chính là sự cản trở người mẹ trong tu tập.

Chúng tôi sử dụng chuyên từ tu tập trong nội dung của sáu nguyên tắc căn bản của tu tập khi một người bỏ qua vị trí làm mẹ cho một mục đích cao đẹp hơn ví dụ như hy sinh cả đời để đi đến Niết Bàn và dẫn dắt quần sanh. Người này phải tối thiểu ở vào trình độ tâm linh 50% mới có thể đưa ra một quyết định quan trọng như thế với chánh kiến và sự chính mùi trong công phu tu tập. (Một người bình thường trong thế giới đương đại ở vào trình độ tâm linh từ 20-25%)

Nếu nguyên do phá thai là bất kì lý do nào ngoại trừ tâm linh, thì không những việc tạo ra tài khoản nhân quả nghiệp báo với vi thể của thai nhi, mà còn gây thêm cục diện của ác nghiệp.

Nhiều khi có nhiều người chọn cách phá thai lúc họ thấy rằng đứa bé sẽ được sanh ra với biến dạng dị tật nghiêm trọng. Nếu như số mệnh của người mẹ và đứa trẻ đã được định sẳn để kham chịu khổ đau vì những biến chứng trên thai nhi thì không còn lí do nào để chạy trốn. Vì số mệnh này vẫn sẽ theo họ dài dài trong sanh tử.

7. Ảnh hưởng của tổ tiên đã khuất/ tà ma (ma quỷ, thế lực tà ma v.v) trên vi thể của thai nhi

Tổ tiên oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, đặc biệt là những vị có năng lực tà tâm với sự hậu thuẩn của tà ma điển hình như các Pháp Sư Tà Ma (māntrik) có thể nhắm vào vi thể trong thai nhi.

Tham khảo thêm bài viết về Vì sao những người thân đã lìa đời và ông bà tổ tiên muốn đem đến cho ta đau khổ?
Nó là do:

  • Gây sự chú ý của gia đình để thực hiện một việc gì đó cho tổ tiên đã khuất trên phương diện tâm linh
  • Chế ngự vi thể trong thai nhi
  • Trả thù với thai nhi bằng cách dằn vặt nó
  • Trả thủ với người mẹ bằng cách quấy nhiễu cô ấy trong thai kì bằng cách phá rối thai nhi. Trong những trường hợp với người mẹ thường bị ốm nghén thái quá, cao huyết áp v.v
  • Trả thù cả người cha lẫn người mẹ bằng cách phá rối thai nhi.
  • Gieo chủng tử nghiện ngập vào trong đứa bé. Tham vấn thêm bài viết về Nguyên nhân và trị liệu cho sự nghiện ngập – nghiên cứu tâm linh và biện pháp cứu chữa.

Nghiên cứu tâm linh cho thấy rằng ở hiện trạng của dân số hiện nay, khoảng 100% các thai nhi đang bị ảnh hưởng và 30% trong số ấy đang bị nhập bởi tổ tiên đã khuất hoặc tà ma ngay trong bụng mẹ. Tác động đến thai nhi thường là cách dễ dàng cho tổ tiên hay một tà ma vì lúc đó là trạng thái mỏng manh nhất. Thỉnh thoảng năng lực tâm linh của vị tổ tiên ấy còn quá thấp để trả thù. Nhưng vị ấy vẫn có thể thực hiện được nhờ vào tà vọng ao ước sự trả thù và như thế sẽ tự động thu hút tà lực từ những thế lực tà ma cấp cao hơn.

8. Vai trò ảnh hưởng tích cực đến từ người mẹ

8.1 Một người phụ nữ có thể thu hút được một vi thể thai nhi với trình độ tâm linh cao và thanh tịnh (sattvik) hơn vào lúc thụ thai

Thưa có, một người phụ nữ có khả năng thu hút một vi thể thai nhi có trình độ tâm linh cao và thanh tịnh (sattvik) thông qua việc tu hành của cô ấy. Tuy thế, sự tu tập của cô ấy phải rất miên mật (ví dụ tối thiểu như ít nhất là từ 4-5 giờ đồng hồ mỗi ngày) để trình độ tâm linhcủa cô ấy tăng lên trên mức 40%. Những nữ nhi khi đã vượt trên 40% khi mang thai sẽ thu hút được sattvik (thanh tịnh) vi thể vào trong thai nhi. Hiện tượng cát tường này xãy ra thuận theo tự nhiên, không cần thông qua việc cầu xin hay bất kì nổ lực tìm kiếm nào.

Một điều tất yếu rằng nguyên nhân quyết định chỉ là không những phương cách tu tập nào hay chất lượng của việc tu tập ấy, mà chính là kết quả của định lực đã đạt được thông qua tu hành. Chỉ khi chúng ta thực hành Tâm Linh dựa theo sáu nguyên tắc cơ bản của tu hành mới mang đến cho chúng ta thành quả của sự tăng trưởng trong tu vi. Kết quả chính là đạo hạnh tăng trưởng. Một vi thể sattvik được dựa trên những đặc điểm như là sự thông thái, những phẩm hạnh cao quý và quan trọng hơn nữa là một sự kết nối mãnh liệt với Tâm Linh.

8.2 Tầm ảnh hưởng của công năng tu tập của người mẹ trong tương lai trên thai nhi là như thế nào?

Khi người mẹ tu tập tinh tấn duy trì trình độ 40% trở lên cô ấy sẽ mang tới nhiều năng lượng tích cực cho thai nhi. Điều này bởi vì người mẹ này khi đã trên 40% phát ra sāttviktā (thành phần vi tế thanh tịnh). Chính nhờ vào thành phần sāttviktā này mà thai nhi được hưởng lợi lạc trong góc nhìn tâm linh.

Người mẹ trong tương lai với việc tu tập làtụng niệmtạo nên ấn tượng tốt về việc tụng niệm trong tiềm thức của đứa trẻ sắp ra đời.

Công hiệu của việc tụng niệm hồng danh của đấng tối cao (Phật, Chúa v.v) bởi người mẹ cho thai nhi

Dù cho vi thể vẫn chưa ở trong bụng mẹ vào chu kì đầu của quá trình mang thai, vi thể cũng nhận được lợi lạc vì bụng của người mẹ trở nên sattvik (thanh tịnh) hơn.

Sattvikta khi được nhận lấy từ người mẹ sẽ đi thẳng vào việc giảm đi những rắc rối đến với thai kì và thai nhi.

Cũng như đã được nêu ra ở trên, cứ trung bình 30% của rắc rối đến với thai kì là nguyên do vật chất, 30% là do tâm lý và 40% còn lại là vì tâm linh. Trong những nguyên do tâm linh, vận mệnh và tài khoải cho đi-và-nhận lại của nhân quả nghiệp báo; và phiền não do tổ tiên khuất mày khuất mặt là rất phổ biến. Thành phần sattvikta được nhận lấy từ người mẹ giúp vượt qua hoặc giảm thiểu đi những rắc rối đến từ nguyên do tâm linh trong quá trình mang thai. Nó cũng giúp cho tâm thức vượt qua những rắc rối tâm lý chẳng hạn như suy nghĩ tiêu cực v.v

Một ví dụ tinh tuý của tu tập đó chính là việc tăng trưởng trong tâm linh. Khi đó nó sẽ thiêu cháy tài khoản cho đi-và-nhận lại nhân quả nghiệp báo mà chúng luôn gây cản trở trong thai kì. Mặc dù những khó khăn đó đã được vận mệnh an bày, những người cha mẹ khi tu tập sẽ có được nguồn sức mạnh tiềm ẩn bên trong để vượt qua khó khăn ấy hoặc là chuyển hoá nghiệp quả để bị ảnh hưởng ít hơn. Năng lực từ tu tập có thể làm giảm bớt những rắc rối ở tầm chung chung hay cụ thể tuỳ thuộc vào nhu cầu của thai nhi. Ở tầm nhìn bao quát, nó có thể làm giảm đi ví dụ như làm tình trạng khuyết tật của thai nhi. Trên góc nhìn cụ thể, sự tu tập sẽ giúp giảm đi vận mệnh bị mù loà của thai nhi.

Việc tu hành tinh tấn của người mẹ chỉ có thể giúp làm tăng lên tu vi của đứa bé đến một giới hạn (ví dụ như là 0.1%). Nhưng quan trọng hơn là việc tu tập thường xuyên của người mẹ sẽ giúp đưa ấn tượng về tu hành vào trong hoài niệm của đứa trẻ. Ấn tượng để luôn cần tăng tiến trong tu hành chính là món quà ý nghĩa nhất mà bật làm cha mẹ có thể tặng cho con mình vì nó hoàn toàn phù hợp với mục đích của cuộc sống.

8.3 Những hoạt động của người mẹ có tác động đến thai nhi không?

Những hoạt động của người mẹ luôn có tác động đến thai nhi. Bình quân tổng cộng của tất cả nền tảng cấu trúc vi tế được tạo nên từ những hoạt động tạo tác của người mẹ ảnh hưởng đến nền tảng cấu trúc vi tế của thai nhi. Ví dụ như người mẹ có hầu hết sattvik (thanh tịnh) thực phẩm (đồ ăn chay và tươi), suy nghĩ và hành động (như là tụng niệm, đọc kinh kinh Phật sách Thánh v.v) cô ấy trở nên hầu như thanh tịnh (sattvik) và chính thành phần thanh tịnh ấy (sattvikta) đang truyền đạt đến với thai nhi. Trái ngược lại nếu như cô ấy vùi dập vào Raja-Tama (Phàm-Tục) điển hình như thực phẩm (cũ, đông lạnh, thịt-cá) hay suy nghĩ kèm theo hành động (xem TV quá nhiều, nói chuyện quá nhiều, hút thuốc và uống rượu bia v.v) thì tức khắc cô ấy sẽ truyền tải những thành phần Raja-Tama (Phàm-Tục) ô uế vào đứa trẻ trong bụng.

Người mẹ trong tương ai cần thiết kế có một lối sống một trong giới hạn và hoàn cảnh để được sattvik (thanh tịnh) càng nhiều càng tốt để thai nhi có được lợi lạc. Tìm hiểu thêm phần về lối sống thanh tịnh (sattvik).

8.4 Trình độ tâm linh của vi thể thai nhi có ảnh hưởng thế nào đến người mẹ khi đang còn trong bụng?

8.4.1 Thai nhi với thiện căn

Một thai nhi với nhiều năng lượng tích cực do họ đang ở một vị trí tâm linh cao hơn mang đến nhiều lợi lạc cho người mẹ. Những ca mang thai như thế thường không có trở ngại và một người mẹ bình thường cũng có được sức khoẻ rất tốt dựa vào thiện phước và định lực của thai nhi.

Nhưng nếu người mẹ đã hay bị phiền não do tổ tiên đã khuất hoặc tà ma, sự hiện diện của thai nhi sẽ trấn ngự và thường xuyên thanh tịnh hoá đi những phiền não ấy. Trong những trường hợp ấy người mẹ sẽ nhận thấy một mức độ phiền não vừa phải. Mối phiền não này là do sự không ngừng giao tranh giữa những thế lực tà ma và nguồn năng lượng thanh tịnh của thai nhi.

Những nguồn năng lượng tích cực trong thai nhi chỉ duy trì khi còn đang trong bụng mẹ. Sau khi được sanh ra, thì bản ngã vi tế hay là ‘tôi’ hình thành, nguồn năng lượng tích cực giảm dần đi. Sự việc này diễn ra vì trong khi được sanh ra đời đứa bé sẽ thấy khó thở, tập hít thở, thấy đói bụng v.v.

Những vi thể trên 50% luôn tiếp tục tu tập dù cho đang trong bụng mẹ.

Bức hoạ dưới đây dựa trên sự am hiểu vi tế cho chúng ta thấy được làm sao mà khi thai nhi tu tập tụng niệm toả ra khối năng lượng tích cực gíup ít cho mẫu thân.

Công hiệu của việc tụng niệm hồng danh của đấng tối cao (Phật, Chúa v.v) từ thai nhi đến với người mẹ

8.4.2 Thai nhi với ác căn

Bức hoạ sau đây mô tả dựa trên sự am hiểu vi tế về một thai nhi đã bị ảnh hưởng của năng lượng hắc ám của tổ tiên đã khuất và tà ma ở một mức độ trung bình. Cái này là nhãn lực chiếu vào một ca mang thai bình thường. Chúng tôi đã thấy rằng dây rốn đang bị bao phủ bởi năng lượng hắc ám. Sự tình này hay xãy ra khi cả người mẹ lẫn thai nhi không có tu tập.Một thai nhi khi đã bị ảnh hưởng từ tổ tiên đã khuất hoặc tà ma là một ổ chứa đựng tà lực và do như thế mang đến phiền não cho người mẹ. Trong

Thai nhi bị ảnh hưởng bởi cường độ trung bình bởi tà mà và tổ tiên đã khuấtđương đại, khi thông thường thì 90% của dân số đều bị chi phối, đa số người mẹ đều có một lớp màn đen đang bao phủ xung quanh họ, khoảng 4 cm rộng, như thế làm họ trở nên kém nhạy cảm hơn với sự tăng lên của phiền muộn. Những ca mang thai như thế sẽ luôn không ổn định và mang đến nhiều phiền phức.

Vi thể có khả năng tác ý đến người mẹ thông qua việc đưa suy nghĩ vào trong tâm ý của họ. Tuy thế cô ấy không hề bết nó đến từ thai nhi mà cho nó là của mình mà cứ như thế thực hiện việc ấy. Đây là một trong những phương thức mà vi thể trong thai nhi hoàn tất tài khoản cho đi-và-nhận lại nhân quả với người mẹ trong tương lai. Một vi thể chỉ có thể chi phối người mẹ khi trình độ tâm linh của họ cao hơn người mẹ khoảng 20% hoặc là qua sự hậu thuẫn của tà ma

9. Tổng kết

    • Hành trình của sự sống bắt đầu ngay lúc thọ thai. Tuy vậy vi thể bắt đầu đi vào bào thai sau tháng thứ ba.
    • Phôi thai/ thai nhi rất mỏng manh trước những ảnh hưởng từ thế giới vô hình.
    • Chỉ có tu tập thì mới có thể hoá giải những vấn đề nan giải khi mà nguồn gócxâu tận chính là ở thế giới tâm linh.
    • Thông qua tu tập người mẹ tương lai sẽ giúp như sau :
      •  Bảo vệ tiến trình mang thai từ những vấn đề từ tâm linh
      • Thu hút được một vi thể sattvik (thanh tịnh) hơn vào trong phôi thai.