Contents
1. Giới thiệu chung về mục đích của sự sống
Thỉnh thoảng trong cuộc sống, ta thường nghe câu hỏi sáo rỗng như, ‘Cuộc sống này có ý nghĩa gì?’ hay ‘Mục đích của cuộc sống này là gì?’ hay là ‘Tại sao chúng ta được sanh ra đời?’. Thông thường, ta có hành trình riêng cho những câu hỏi này. Tuy thế ở một góc nhìn tâm linh, có hai đáp án chung để trả lời cho câu hỏi tại sao chúng ta lại được sanh ra. Những lý do sau định nghĩa cho mục đích của sự sống trong mỗi chúng ta ở tầng căn bản. Chúng là :
- Để hoản tất tài khoản nhân quả cho đi-và-nhận lại ta có với một số người.
- Để tăng trưởng tâm linh với mục đích cuối cùng là cảnh giới Đại Niết Bàn và thoát ra khỏi luân hồi sanh tử.
2. Hoàn tất tài khoản nhân quả cho đi-và-nhận lại
Trải qua muôn vạn kiếp, chúng ta đã gieo trồng nhiều tài khoản nhân quả nghiệp báo bằng những việc làm và hành động. Những tài khoản này thuận hay nghịch tuỳ thuộc vào bản chất thiện hay ác của sự tác nghiệp. Nhưng một điều luật chung, trong hiện tại khoảng 65% cuộc sống của chúng ta được vận hành bởi mệnh số (nằm ngoài vòng kiểm soát) và 35% còn lại là do hành động tự chủ. Những sự kiện trọng đại trong đời ta đã được an bày sẵn do số mệnh. Những sự kiện ấy bao gồm việc được sanh ra, sanh ra vào gia đình nào, hôn nhân đối với một người (hay nhiều người), con cháu, bệnh nghiêm trọng và thời điểm lìa đời. Những sự vui sướng hay đau khổ ta nhận được từ những người xung quanh chủ yếu là do sự vận hành của nhân quả nghiệp báo.
Vận mệnh của chúng ta trong kiếp này chỉ là một phần nhỏ trích ra từ tài khoản nhân quả cho đi-và-nhận lại đã được tích trữ từ nhiều đời nhiều kiếp.
Ở đời hiện tại, trong khi chúng ta đang hoàn tất tài khoản cho đi-và-nhận lại và cũng như số mệnh đã được lập trình từ trước, vô tình ta cũng tạo thêm nhiều tài khoản nhân quả khác với các hành động chủ ý. Hiện tượng này luân chuyển và cộng vào tài khoản nhân quả cho đi-và-nhận lại tổng thể. Kết quả là, chúng ta phải đầu thai tiếp sau khi lìa đời để hoàn tất hết thảy tài khoản của nhân quả nghiệp báo và như thế đắm chìm vào vòng luân hồi luẩn quẩn.
Tìm hiểu thêm trong bài, ‘Giải thoát ra khỏi vòng sanh tử’ vì bài này giải thích về tại sao chúng ta lại bị đắm chìm trong sanh tử.
3. Sự tăng trưởng trong tâm linh
Tối cao của sự thăng hoa trong tâm linh ở tất cả pháp tu đó chính là trạng thái thể nhập vào Pháp Giới Tánh hiện hữu toàn chân. Điều ấy nghĩa là nhận thấy Phật (Chúa, Bổn Tôn v.v) trong tự tâm đang sẵn có và trong vạn vật. Như thế không còn nhận định ‘ta’, ‘chính ta’ thông qua năm giác quan, tư tưởng và tâm thức. Trạng thái này thể nhận ở trình độ tâm linh 100%. Đa số loài người chúng ta trong đương đại chỉ ở trình độ tâm linh từ 20-25% và không có sự tu tập để thăng tiến trong tâm linh. Những người này thường nhận biết họ qua 5 giác quan, tư tưởng và tâm thức. Như thế được biểu hiện qua việc cuộc sống của chúng ta chủ yếu tập trung vào hình thức hay việc ta rất kiêu ngạo vì trí thông minh cũng như thành công trong đời.
Thông qua tu tập chúng ta tiến lên tầng 60% của trình độ tâm linh (samashti) hoặc 70% (vyashti), khi mà ta được thoát ra khỏi vòng sanh tử. Sau khi đến ngưỡng cửa này, ta có thể hoàn tất tất cả tàn dư của tài khoản nhân quả cho đi-và-nhận lại ở các cõi cao hơn như Maharlok và trên đó.Nhưng đôi khi, những vị trên mức 60% (samashti) hay 70% (vyashti) có thể lựa chọn được tái sanh trở lại trần thế để hướng dẫn nhân loại tu tập.
Sự thăng tiến của tâm linh chỉ có thể đạt được thông qua tu tập dựa trên sáu nguyên lý căn bản của tu tập. Những phương pháp/ lối đi không nằm trong sáu nguyên lý căn bản của tu tập sẽ dẫn các bạn vào sự đình trệ trong sự thăng tiến của tâm linh.
Tìm hiểu thêm bài về Tầm quan trọng của cõi Trần (Trái Đất) trong việc tu tập so với các cõi tâm linh khác như cõi trời và địa ngục.
4. Điều này có nghĩa gì vào mục tiêu của cuộc sống ?
Đa số chúng ta đều có mục tiêu cho cuộc sống này. Nó bao gồm những việc như trở thành bác sĩ, giàu có và nỗi tiếng hay là đại diện cho quốc gia trong một lãnh vực nào đó. Hầu hết mục tiêu sống của chúng ta mang tính trần tục. Toàn bộ hệ thống giáo dục đã được sắp xếp để ta đắm chìm vào trong việc đoạt được những mục tiêu ấy. Chúng ta như những bậc cha mẹ cũng vậy, luôn thúc đẩy cho con mình vào những ngành nghề để sung sướng trong giây lác trái lại với mục tiêu cao đẹp thật sự của một kiếp người.
Một người hỏi rằng, “Những mục tiêu trần tục thế này làm sao để hoà giải với mũc đích tâm linh và sứ mệnh thật sự của ta đến với cuộc sống này?”
Câu trả lời thì rất đơn giản thôi. Chúng ta cố gắng để được những mục tiêu trần tục ấy để thoả mản và sung sướng. Việc theo đuổi những gì khó nắm bắt ‘ thể trạng bậc nhất và niềm hạnh phút vui sướng trường tồn’ là bản chất sẳn có mà chúng lèo lái hành động của chúng ta. Tuy thế dù cho ta đã đạt được những mục tiêu phàm trần đó, niềm vui và sự thoả mãn chỉ tồn động trong giây lát, và rồi
‘Thể trạng bật nhất và niềm hạnh phúc vui sướng trường tồn’ chỉ có thể đạt được thông qua tu tập dựa trên sáu nguyên lý căn bản của tu tập. Thể trạng cao quý nhất của vui sướng là Tịch Tĩnh (Ānand) mà đó chính là thể trạng hiện hữu của Pháp Giới Tánh rỗng lặng toàn chân hay thắng địa của Niết Bàn. Khi chúng ta hoà nhập vào thể trạng này thì lúc ấy chúng ta cũng sẽ lãnh hội được sự Tịnh Tĩnh vĩnh viễn.
Điều này không có nghĩa rằng chúng ta phải từ bỏ hết những thứ ta đang làm và chỉ chuyên tâm tâm vào tu tập. Ý mà chúng tôi thật sự muốn nói chính là khi giới thiệu về sự tu tập kết hợp với cuộc sống phàm trần thì chúng ta sẽ nhận được sự vui sướng từ nội tâm. Những lợi lạc trong tu tập đã được đề cập trong phần ở bài ‘Nghiên cứu tâm linh cho niềm vui trường tồn’.
Nói ngắn gọn hơn, khi mục tiêu của cuộc sống chúng ta gần hơn với sự tăng trưởng của tâm linh, thì cuộc đời ta sẽ phong phú hơn và ít sự phiền muộn đau khổ. Bảng liệu sau đây là một ví dụ của cuộc sống chúng ta khi ta thăng tiến và chín mùi trong tâm linh.
5. Ví dụ về làm sao thăng trưởng tâm linh trong cuộc sống phàm trần
Trong SSRF, chúng tôi có một số người thiện nguyện, là những vị phục vụ cho chánh Pháp thông qua việc cung cấp thời gian và kinh nghiệm làm việc, Ví dụ như :
- Một trong những thành viên của chúng tôi là chuyên viên công nghệ IT và anh ấy chăm sóc cho toàn bộ kỹ thuật của website trong thời gian rãnh của anh ta.
- Một chuyên viên trong đội ngũ biên soạn là bác sĩ tâm lý và giúp kiểm xoát lại những thông tin được đang tải lên từ góc nhìn của y học và tâm linh.
- Một thành viên khác của SSRF đi tới nhiều quốc gia khác nhau vì công việc. Cô ấy truyền bá những tổ chức trên những nước cô ấy đi tới về trang web của SSRF.
- Một người nội trợ giúp chuẩn bị cho những lần tu tập chung của hội.
Những thành viên của SSRF thấy được một lượng lớn thay đổi tích cực khi họ gieo rắc tâm linh lên đời sống mỗi ngày. Một trong những thay đổi then chốt là sự gia tăng của vui sướng và giảm đi buồn khổ. Dù cho thành viên của SSRF gặp trường hợp mà sẽ rất đau đớn hay chấn thương, họ nhận thấy như được che trở đi nỗi đau đớn ấy.
6. Có gì sai với việc sinh ra lần nữa rồi lại lần nữa ?
Đôi khi nhiều người nghĩ rằng, “Có gì sai với việc sinh ra lần nữa rồi lại lần nữa?”
Khi mà chúng ta đi sâu vào Kaliyug (kỷ nguyên của tranh đấu tịnh tiến), thời đại này của Vũ Trụ, sự sống đa phần thách đố với sự cố và đau khổ. Nghiên cứu tâm linh đã được thực hiện trên toàn thế giới, trung bình một người thấy vui chỉ 30% khi mà 40% còn lại của thời gian anh ấy thấy phiền muộn. 30% còn lại thì người này ở trạng thái không vui không buồn. Ví dụ, khi một người đang đi trên đường hay đang làm những việc bình thường v.v thì họ không có ý nghĩ vui sướng hay khổ đau.
Lý do chính cho việc này là vì đa số nhiều người đang ở một trình độ tâm linh thấp kém. Vì thế quyết định của chúng ta và hành động thường mang tới khổ đau cho người khác. Như thế tạo ra nhiều chủng tử Raja và Tama (Phàm và Tục) trong môi trường xung quanh. Như thế, chúng ta kết cuộc tạo thêm nhiều ác nghiệp. Vì vậy những kiếp sau này sẽ còn đau khổ hơn bây giờ.
Trên thế giới hiện nay chúng ta đã có những bước tiến trong kinh tế, khoa học và công nghệ, nhưng ngược lại chúng ta lại nghèo túng hơn so với các thế hệ trước về sự vui sướng khi mà nó mới là ý nghĩa thật sự của cuộc đời.
Cho dù tất cả chúng ta muốn vui sướng; luân hồi và kiếp vị lai sẽ không cho chúng ta niềm vui sướng trường tồn này. Chỉ có sự thăng trưởng trong tâm linh và hoà nhập vào Pháp Giới Tánh rỗng lặng thì ta mới có được niềm hỷ lạc vĩnh cữu.