Mở Đầu
Có một giáo viên để hướng dẫn chúng ta trong mọi lĩnh vực là vô giá. Điều này cũng đúng trong lĩnh vực Tâm Linh. Vì Tâm Linh có bản chất vô hình hay vi tế, nên rất khó để xác định chắc chắn, ai là người có tâm linh tiến hoá hoặc một Giáo Trưởng. Một Giáo Trưởng rất khác so với một giáo viên hay một người truyền giáo. Ngài là ngọn hải đăng của ánh sáng tâm linh trong thế giới chúng ta, và dạy chúng ta những nguyên tắc tâm linh cơ bản của vũ trụ và là nền tảng cho mọi tôn giáo và văn hoá. Bài viết này giải thích thêm về đặc điểm và tính chất quan trọng của Ngài.
Contents
- Mở Đầu
- 1. Giới thiệu
- 2. Định nghĩa của một Giáo Trưởng hay một người dẫn đường tâm linh tiến hoá
- 3. Sự khác nhau giữa giáo viên/giáo sư và một Giáo Trưởng
- 4. Sự khác nhau giữa một người truyền giáo và một Giáo Trưởng
- 5. Sự khác nhau giữa một Giáo Trưởng và một vị Thánh là gỉ?
- 6. Tầm quan trọng của một Giáo Trưởng trong hình hài con người là gì?
- 7. Các tính chất quan trọng của một Giáo Trưởng trong hình hài con người
- 8. Tìm kiếm một Giáo Trưởng – Làm sao để chúng ta nhận ra và tìm thấy một người có tâm linh tiến hoá?
- 9. Kết luận
1. Giới thiệu
Sẽ thế nào nếu trẻ em phải tự học về khoa học hiện đại mà không có giáo viên hoặc bất kỳ cơ hội tiếp cận kiến thức nào có được qua nhiều thế kỷ? Sẽ thế nào nếu chúng ta phải tái tạo lại mọi thứ trong mọi bước đi của cuộc sống, mà không được tiếp cận với những kiến thức có sẵn từ các cơ quan chức năng trong lĩnh vực đó? Nếu là như vậy, chúng ta sẽ dành cả đời tự giáo dục bản thân mà không đạt được nhiều tiến bộ hoặc thậm chí có thể đi sai hướng.
Giống như vậy, một người hướng dẫn cũng rất cần cho hành trình tâm linh của chúng ta. Vì lý do đó, người hướng dẫn trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Theo khoa học Tâm Linh, chuyên gia trong lĩnh vực Tâm Linh gọi là Giáo Trưởng (Guru).
Có câu nói rằng trong vương quốc của người mù, thì kẻ sáng mắt là vua. Với giác quan thứ sáu được kích hoạt mạnh mẽ, Giáo Trưởng là người “nhìn thấy” rõ ràng trong vương quốc của những kẻ mù loà và vô minh. Ngài là người đã bước đi trên con đường tâm linh dưới sự dẫn dắt của Người Dẫn Đường Tâm Linh của Ngài, và tiếp cận Tâm Trí và Trí Tuệ Phổ Quát. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lý giải ai có thể được coi là Người Dẫn Đường Tâm Linh hay Giáo Trưởng và các đặc điểm của Ngài.
2. Định nghĩa của một Giáo Trưởng hay một người dẫn đường tâm linh tiến hoá
Có nhiều khía cạnh khác nhau đối với Nguyên Tắc Chúa Trời Tối Cao. Những khía cạnh này thực hiện các chức năng cụ thể trong Vũ Trụ. Điều này khá giống với chính phủ của bất kỳ quốc gia nào có các cơ quan khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và vận hành trơn tru của cả quốc gia đó như một thể thống nhất.
Giống như chúng ta có một bộ giáo dục trong chính phủ, nơi tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy các môn khoa học hiện đại trên khắp đất nước, khía cạnh của Chúa Trời mà trông nom việc giảng dạy tâm linh và phát triển tâm linh trong Vũ Trụ được gọi là Giáo Trưởng. Điều này được biết là Giáo Trưởng vô hình hoặc không hiện hữu (nirguṇ) hay Nguyên Tắc Giảng Dạy của Chúa Trời. Năng lượng Giáo Trưởng thấm vào toàn bộ Vũ Trụ và ở bên chúng ta mọi lúc trong suốt cuộc đời và thậm chí cả sau khi chúng ta qua đời. Đặc điểm quan trọng và nổi bật đó là Năng Lượng Giáo Trưởng ở bên cạnh chúng ta trong suốt cuộc đời và từ từ nâng chúng ta từ cuộc sống thực tại tới một lối sống tâm linh. Giáo Trưởng hướng dẫn chúng ta theo mức độ tâm linh của chúng ta, ví dụ khả năng tiếp thu kiến thức của chúng ta dù chúng ta có biết hay không, giúp chúng ta phát triển những kỹ năng như kiên trì, cống hiến, để ý đến chi tiết, bền bỉ, lòng trắc ẩn v.v…trong đời sống chúng ta. Tất cả những kỹ năng này là bản chất để trở thành một người tìm kiếm tốt của Chúa Trời và rất thiết yếu để duy trì hành trình tâm linh của chúng ta. Đối với những người chủ động tìm kiếm sự phát triển tâm linh, Giáo Trưởng tích cực hơn, hướng dẫn họ dưới một hình thức vô hình thể theo những gì cần thiết cho họ.
Trong toàn bộ dân số thế giới, rất ít người thực hành tâm linh phổ quát và vượt ra ngoài giới hạn của tôn giáo chính thống, có tổ chức. Trong số này, rất ít người qua thực hành tâm linh của họ (bất kể tôn giáo ở nơi sinh ra) đạt được trên 70% mức độ tâm linh. Năng Lượng Giáo Trưởng hoạt động hoàn toàn thông qua một số cá nhân tiến bộ này, những người sau đó được gọi là Hiện Thân (saguṇ) Giáo Trương hay Giáo Trưởng trong hình dạng con người. Nói cách khác, một người cần phải đạt ít nhất 70% mức độ tâm linh để đủ tiêu chuẩn trở thành người hướng dẫn tâm linh hoặc một Giáo Trưởng. Giáo Trưởng trong hình dạng con người là ngọn hải đăng của tri thức tâm linh cho nhân loại và ở trong sự liên kết tổng thể với Tâm Trí Phổ Quát và Trí Tuệ của Chúa Trời.
2.1 Định nghĩa thật sự của Giáo Trưởng
Từ “Guru” bắt nguồn từ tiếng Phạn và có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nó có hai âm tiết Gu và Ru có ý nghĩa như sau :
Gu dùng để chỉ sự vô minh về tâm linh mà phần lớn loài người có.
Ru tượng trưng cho ánh sáng rực rỡ của tri thức tâm linh xua tan sự vô minh.
Nói ngắn gọn, Giáo Trưởng là Người xua tan bóng tối của sự vô minh tâm linh trong nhân loại và ban cho họ trải nghiệm và tri thức tâm linh.
3. Sự khác nhau giữa giáo viên/giáo sư và một Giáo Trưởng
Hình dưới đây chỉ ra sự khác nhau giữa một giáo viên và một Giáo Trưởng trong hình dạng con người.
Một giáo viên | Một Giáo Trưởng |
---|---|
Giảng dạy trong thời gian cụ thể | Giảng dạy 24 tiếng một ngày |
Giảng dạy bằng từ ngữ | Giảng dạy bằng và vượt qua từ ngữ |
Không quan tâm đến đời sống riêng của học sinh | Trông nom học sinh trong mọi mặt đời sống của họ |
Giảng dạy một vài môn học | Giảng dạy khoa học Tâm Linh mà bao gồm tất cả môn học |
4. Sự khác nhau giữa một người truyền giáo và một Giáo Trưởng
Có một sự khác biệt to lớn giữa một người thuyết giảng khoa học Tâm Linh hay nghiên cứu về tôn giáo so với một Giáo Trưởng. Bảng dưới đây nói về sự khác biệt giữa họ khi hưỡng dẫn mọi người.
Sự khác nhau trong hướng dẫn tâm linh giữa người truyền giáo và Giáo Trưởng
Người truyền giáo | Giáo Trưởng |
---|---|
Được lên kế hoạch | Tự phát |
Nhân tạo | Tự nhiên |
Được sinh ra từ trí tuệ | Được sinh ra từ Linh Hồn (như là Chúa Trời ở trong tâm) |
Dựa chủ yếu vào các câu trích dẫn của các vị thánh và các kinh sách nổi tiếng | Dựa vào tri thức nhân được từ Nguyên Tắc Giảng Dạy Không Hiện Hữu của Chúa Trời, nguồn gốc của tất cả Kinh Sách Thần Thánh |
Ở một mức độ rất hời hợt và kết quả là người nghe sẽ thấy nhàm chán trong một thời gian ngắn | Lời nói chữa đầy ý thức thần thánh. Người nghe cảm thấy muốn nghe hàng giờ liền |
Những hoài nghi trong tâm trí không được trả lời | Hoài nghi được làm sáng tỏ mà không cần đặt câu hỏi |
Phần lớn cái tôi còn hiện diện | Không còn cái tôi |
Phần lớn người truyền giáo trong thế giới ngày nay nằm ở 30% mức độ tâm linh và kết quả là họ vừa không thể hiểu được ý nghĩa thật sự được ngụ ý trong Kinh Sách mà họ trích dẫn, và họ cũng không có tự mình trải nghiệm mọi thứ được viết trong đó. Do đó, khả năng chỉ dẫn người nghe lầm lạc rất cao.
5. Sự khác nhau giữa một Giáo Trưởng và một vị Thánh là gỉ?
5.1 Điều gì khiến một người trở thành một Giáo Trưởng hơn là một vị Thánh?
Mỗi một Giáo Trường là một vị Thánh nhưng điều ngược lại không luôn luôn đúng. Chỉ một vài vị Thánh đủ tiêu chuẩn làm Giáo Trưởng. Bảng dưới đây chỉ ra có bao nhiêu vị Thánh và Giáo Trưởng trên thế giới tại thời điểm tháng Hai 2016.
Mức Độ Tâm Linh | Số vị Thánh1 | Số Giáo Trưởng2 | Tổng Cộng |
---|---|---|---|
%60-693 | 3,500 | 1,500 | 5,000 |
%70-79 | 50 | 50 | 1004 |
%80-89 | 10 | 10 | 204 |
%90-100 | 5 | 5 | 104 |
Ghi chú
- Các vị Thánh là người có từ 70% mức độ tâm linh trở lên. Một vị Thánh tạo ra sự quan tâm của mọi người trong xã hội để họ bắt đầu thực hành tâm linh và hướng dẫn họ đi theo con đường Tâm Linh.
- 2. Các vị Giáo Trưởng nhận hoàn toàn trách nhiệm hướng dẫn những người tìm kiếm để đạt được Sự Giải Phóng Cuối Cùng (Moksha) và thực sự đảm bảo là họ làm được.
- Mặc dù một người ở dưới 70% mức độ tâm linh không được coi là Thánh, chúng tôi vẫn hiển thị tổng số người tìm kiếm ở nhóm 60-69% mức độ tâm linh là 5,000. Những cá nhân ở mức độ tâm linh 60-69% (người tìm kiếm) đang trên đường trở thành Thánh hoặc Giáo Trưởng. Điều đó có nghĩa là họ có tiềm năng để trở thành một vị Thánh hoặc một Giáo Trưởng. Nếu những người tìm kiếm ở nhóm mức độ tâm linh này tiếp tục thực hành tâm linh thì 70% trong số họ (tức 3,500) sẽ trở thành Thánh và 30% (tức 1,500) sẽ trở thành Giáo Trưởng.
- Tính đến tháng Hai 2016, có khoảng 1,000 vị Thánh có mức độ tâm linh từ 70% đến 100%. Tuy nhiên trong bảng này, chúng tôi chỉ thể hiện số lượng các vị Thánh và Giáo Trưởng đang tích cực truyên bá Tâm Linh.
5.2 Điểm tương đồng giữa một vị Thánh và một Giáo Trưởng là gì?
- Cả một vị Thánh và một Giáo Trưởng đều có trên 70% mức độ tâm linh.
- Họ đều có tình yêu tâm linh (prīti) cho nhân loại, tức là tình yêu vô điều kiện.
- Họ đều còn rất ít cái tôi. Điều đó có nghĩa là họ không định danh bản thân bằng năm giác quan, tâm trí và trí tuệ mà bằng linh hôn (ātmā), đấy là Chúa Trời trong tâm.
5.3 Điểm khác biệt đặc trưng giữa một vị Thánh và một Giáo Trưởng là gì?
Bảng dưới đây thể hiện sự so sánh tổng thể giữa một vị Thánh và một Giáo Trưởng ở 80% mức độ tâm linh.
Sự khác nhau giữa một vị Thánh và một Giáo Trưởng
Một vị Thánh
|
Một Giáo Trưởng | ||
---|---|---|---|
Tình yêu dành cho người khác theo % 1 | %30 | %60 | |
Sự phục vụ 2 | %30 | %50 | |
Sự hi sinh 3 | %70 | %90 | |
Việc viết | Số lượng 4 | %2 | %10 |
Bản chất 5 | Đưa ra nhiều trải nghiệm tâm linh | Đưa ra nhiều hướng dẫn tâm linh | |
Năng lượng biểu hiện 6 | %20 | %5 | |
Tiến hoá tâm linh 7 | Nhanh | Nhanh hơn |
Ghi chú (theo những số in đỏ ở bàn trên) :
- Tình yêu dành cho người khác có nghĩa là chúng ta yêu mà không mong đợi gì. Điều này khác với tình yêu trần thế, cái luôn bị vấy bẩn bởi những mong đợi nào đó. 100% nghĩa là tình yêu vô điều kiện, không riêng rẽ, tràn ngập tất cả của Chúa Trời, được mở rộng ra cho tất cả tạo vật, từ những vật vô tri, đến những sinh vật bé nhỏ như kiến và cả những sinh vật cấp cao như người.
- Sự phục vụ có nghĩa là phục vụ cho Chân Lý Tuyệt Đối (satsēvā) hay khoa học Tâm Linh, đó là nguyên tắc phổ quát làm nền tảng cho mọi tôn giáo và chi phối toàn bộ vũ trụ. 100% ở đây có nghĩa là 100% thời gian và khả năng trong mọi khía cạnh như thể chất (thể xác), tinh thần, trí tuệ, tài chính, xã hội v.v…được dành để phục vụ Chúa Trời.
- Sự hy sinh (tyāg) nghĩa là họ dành ra bao nhiêu thời gian, thể xác, tâm trí và của cải để hy sinh phục vụ Chúa Trời.
- Số lượng văn bản liên quan tới việc giải thích hoặc truyền bá Chân Lý Tuyệt Đối.
- Bản chất những bài viết của Thánh thường là về những trải nghiệm tâm linh còn Giáo Trưởng thường là về hướng dẫn tâm linh.
- Chúa Trời hoạt động chỉ bằng sự tồn tại của Ngài. Ngài không cần nỗ lực gì, cho nên năng lượng của Ngài không hiện hữu. Các hình dạng năng lượng của Ngài là không hiện hữu, giống như sự Thanh Thản (Shānti), Sự Ban Phước (Ānand) v.v…nhưng các Thánh và Giáo Trưởng, vì họ có một cơ thể hiện hữu, nên họ sử dụng năng lượng hiện hữu đến một phạm vi nào đó.
-
Cái Tôi đơn giản là suy nghĩ và trải nghiệm bản thân tách biệt khỏi Chúa Trời.
Vì những Giáo Trưởng gần hơn với hình dạng không hiện hữu của Chúa Trời, họ không cần dùng nhiều năng lượng biểu hiện. Vì Cái Tôi ở các Thánh nhiều hơn ở Giáo Trưởng, họ dùng nhiều năng lượng biểu hiện hơn các Giáo Trưởng. Nhưng đó là thấp hơn nhiều so với những người thực hiện chức năng tương tự với sự trợ giúp của các sức mạnh siêu nhiên. Ví dụ, khi một người được chữa khỏi bệnh bằng sự ban phước của một vị Thánh, chỉ 20% năng lượng được biểu hiện ra, nhưng có thể lên đến 50% trong trường hợp một người không phải là Thánh mà chữa trị bằng sức mạnh chữa lành siêu nhiên. Vì năng lượng hiện hữu của Chúa Trời là 0, năng lượng biểu hiện mà một người sử dụng là một chức năng của sự thống nhất của Chúa Trời. Vậy nên năng lượng biểu hiện càng nhiều thì bạn càng xa khỏi Chúa Trời. Dấu hiệu của năng lượng hiện hữu, đó là mắt sáng rực rỡ, cử động tay sắc bén v.v…
- Để thực hiện sứ mệnh của mình, các vị Thánh và Giáo Trưởng đều cần biểu hiện năng lương được trao bởi Chúa Trời. Các vị Thánh thỉnh thoảng phải giải quyết những vấn đề đời thường của những người sùng đạo, nên cần sử dụng nhiều năng lượng hơn. Một Giáo Trưởng tập trung đệ tử của Ngài và phát triển tâm linh, tử đó khiến người đệ tử tự lập hơn trong giải quyết những vấn đề khi những nguyên nhân sâu xa có bản chất tâm linh. Kết quả là Giáo Trưởng dùng ít năng lượng tâm linh hơn.
- Các vị Thánh và Giáo Trưởng đều có ít nhất 70% năng lượng tâm linh. Sau khi vượt qua mức 70% năng lượng tâm linh, phát triên tâm linh ở Giáo Trưởng nhanh hơn ở các vị Thanhs khác. Họ đạt đến mức độ của Sadguru (80%) và Parātpar Guru (90%) nhanh hơn những vị Thánh khác đạt được ở cùng mức độ tâm linh. Đó là vì họ không ngừng đắm mình vào sứ mệnh trong việc nâng đỡ người đệ tử, trong khi các vị Thánh cũng giúp đỡ những người sùng đạo của họ ở mức độ đời thường hơn.
6. Tầm quan trọng của một Giáo Trưởng trong hình hài con người là gì?
Mỗi người trong chúng ta đều tìm sự dẫn dắt từ những giáo viên, bác sĩ, luật sư v.v…trong lĩnh vực tương thích của họ. Nếu mà một người hướng dẫn là cần thiết trong những lĩnh vực tương đối đơn giản này, thì hãy tưởng tượng tầm quan trọng của Giáo Trưởng, người mà giải phóng một người từ sự trói buộc của sự sống và cái chết.
6.1 Tầm quan trọng của người Giáo Trưởng – từ góc độ giáo dục một học sinh
Giáo Trưởng có nhiều hình hài. Ngài dạy chúng ta qua các sự việc, sách vở, trong hình hài con người, v.v… Bảng dưới đây là sự so sánh giữa các hình dạng khác nhau và chỉ ra tầm quan trọng của Giáo Trưởng trong hình hài con người.
Tầm quan trọng của Giáo Trưởng hiện hữu hoặc trong hình hài con người | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|
Giáo Trưởng trong hình hài của | ||||||
Người | Sách | Tượng Thần/ảnh | Những thứ khác/tình huống trong cuộc sống | Nếu không có một Giáo Trưởng | ||
Quyết định việc học theo khả năng của người đệ tử | Có thể | Không có thể | Không có thể | Không có thể | – | |
Xóa bỏ hoài nghi | Có thể ngay khi có hoài nghi | Có thể ở mức độ nhỏ sâu khi đọc rất nhiều | Không có thể | Không có thể | – | |
Khoảng thời gian cần thiết để phát triển niềm tin | Rất ít | Nhiểu hơn | Nhiều hơn nữa | Rất nhiều | – | |
Khuyến khích giảng dạy và kiểm tra | Có thể | Không có thể | Không có thể | Không có thể | – | |
Số lượng đệ tử bỏ dở thực hành tâm linh giữa chừng | Ít | Nhiều hơn | Nhiều hơn nữa | Nhiều nhất | Nhiều nhất | |
Thời gian cần thiết cho phát triển tâm linh | Ít | Nhiều hơn | Nhiều hơn nữa | Nhiều nhất | Nhiều nhất | |
Theo tâm lý học, tính cách của người đệ tử phù hợp nhất với hình hài Giáo Trưởng | Người có khao khát được dẫn dắt mãnh liệt | Một người có thái độ độc lập | Người cần được hỗ trợ | Một người có thái độ độc lập | Một người có thái độ cực kì độc lập |
6.2. Tầm quan trọng của người Giáo Trưởng – từ góc độ tâm thần
Có rất nhiều lợi ích tinh thần cho một người học khi có một sự dẫn dắt tâm linh dưới hình hài con người.
- Không giống như Chúa Trời và các vị thần, những vị không thể hiện ra sự tồn tại và tiềm năng của họ, Giáo Trưởng biểu lộ hình dạng của Ngài thông qua Giáo Trưởng hình người. Bằng cách này, người học Tâm Linh có được sự dẫn dắt hữu hình chăm sóc mình trên hành trình tâm linh.
- Giáo Trưởng trong hình hài con người toàn trí giống như là Giáo Trưởng không hiện hữu và có khả năng nhận thức mọi thứ về đệ tử của Ngài. Ngài biết được thông qua khả năng tiếp cận Tâm Trí và Trí Tuệ Phổ Quát dù người học có thành thật hay không và sai lầm của họ ở đâu. Kết quả là, người học ý thức được khả năng của Giáo Trưởng, và thường kiềm chế khỏi làm việc xấu.
- Giáo Trưởng không cho phép đệ tử phát triển mặc cảm tự ti từ sự thật là anh ta thiếu thốn hơn Giáo Trưởng. Ngài diệt trừ mặc cảm tự ti trong người đệ tử xứng đáng và trao cho anh ta bản chất bao trùm tất cả của Giáo Trưởng.
6.3 Tầm quan trọng của người Giáo Trưởng – từ góc độ khoa học tâm linh
Bảng dưới đây cho thấy tầm quan trọng của Giáo Trưởng trong hinh hài con người cho sự phát triển tâm linh của người tìm kiếm/đệ tử.
Tầm quan trọng của Giáo Trưởng hiện hữu hoặc trong hình hài con người | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|
Giáo Trưởng trong hình hài của | ||||||
Người | Sách | Tượng Thần/ảnh | Những thứ khác/tình huống trong cuộc sống | Nếu không có một Giáo Trưởng | ||
Hướng dẫn để làm giảm bớt nghiệp và những hành động bướng bỉnh và vượt qua những năng lượng phiền muộn cản trở thực hành tâm linh | Có thể | Không thể | Không thể | Không thể | – | |
Lợi ích nhận được từ việc ở lại cùng với Giáo Trưởng nhờ vào ý thức thiêng liêng của Ngài
|
Có thể | Không thể | Ít | Không thể | – | |
Lợi ích từ ân sủng của Giáo Trưởng
|
Có thể | Không thể | Ít | Không thể | – | |
Mức độ tâm linh trung bình của đệ tử để có thể nhận được lợi ích |
%551 | %40 | %602 | %30 | – | |
Nỗ lực đệ tử cần phải bỏ ra
|
%603 | %70 | %70 | %70 | %100 | |
Tố chất cần có của một đệ tử
|
Phụng sự và hy sinh
|
Hiểu những ẩn ý4
|
Tự dẫn dắt
|
Tuỳ thuộc |
Cái tôi cao5
|
|
Tiến bộ tâm linh hàng năm
|
%2-3 | %0.25 | %0.27 | %.025 | %0.0016 |
Ghi chú (dựa vào những số đỏ ở bảng trên) :
- Trong khoảng 55% mức độ tâm linh, người học/đệ tử phát triển đầy đủ sự trưởng thành tâm linh để nhận được lợi ích từ hiên thân của Giáo Trưởng trong hình hài con người. Nó giống như nhận được học bổng trong Tâm Linh. Ở mức độ trưởng thành tâm linh này, người đệ tử có thể tận dụng dược sự hỗ trợ của Giáo Trưởng trong việc dẫn dắt anh ta tiến đến nhận ra Chúa Trời.
- Việc nhận được lợi ích từ một tượng thần là tương đối khó khăn hơn. Các tần số tinh tế, vô hình mà một tượng thần hoặc ảnh của một Giáo Trưởng phát ra, chỉ có thể hữu ích đối với một người có trên 60% mức độ tâm linh với một giác quan thứ sáu được kích hoạt.
- Khi một người tuân theo sự hướng dẫn của Giáo Trưởng trong hình hài con người, nỗ lực cần thiết để phát triển tâm linh là rất ít bởi nó được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Trong những trường hợp khác, nguy cơ sai sót cao hơn nhiều.
- Để có thể hiểu được ý nghĩa được truyền vào trong những kinh sách không phải là việc dễ dàng. Những Kinh Sách Thánh và sách rất thường xuyên bị tiếp nhận sai.
- Cái tôi ở đây ám chỉ niềm tin vào bản thân. Nếu niềm tin vào bản thân không cao, thì một người không thể phát triển tâm linh mà không có sự dẫn dắt từ người khác.
- Nếu không có sự dẫn dắt tâm linh khả năng trì trệ hoặc thậm chí thụt lùi trong phát triển tâm linh là rất cao.
7. Các tính chất quan trọng của một Giáo Trưởng trong hình hài con người
- Một Giáo Trưởng vượt ra ngoài tổ chức tôn giáo và Ngài nhìn tất cả nhân loại như nhau. Ngài không phân biệt đối xử dựa trên văn hoá, quốc tịch hay giới tính. Ngài chỉ tìm kiếm những người học có khao khát mãnh liệt để phát triển tâm linh.
- Một Giáo Trưởng sẽ không bao giờ yêu câu một người chuyển đổi tôn giáo của họ. Ngài sẽ nâng đỡ người học để họ hiểu được nguyên tắc tâm linh phổ quát, điều làm nền tảng cho mọi tôn giáo.
- Bất kì con đường tâm linh hay tôn giáo nào mà một người đi theo, tất cả cuối cùng đều dẫn đến con đường ân sủng của Giáo Trưởng.
với sức mạnh tâm linh được trao bởi Chúa Trời, Ngài nâng đỡ một người học xứng đáng chỉ bằng ý nghĩ củPhần lớn tôn giáo đi theo Con Đường của Sự Tận Tâm a Ngài rằng người học đó sẽ phát triển. Một người tìm kiếm/người học khoa học Tâm Linh không thể đạt tới 70% mức độ tâm linh trừ khi anh ta có sự ân sủng của Giáo Trưởng và được dẫn dắt bởi Giáo Trưởng trong hình hài con người. Lý do cho việc này là, trong những giai đoạn đầu của sự phát triển tâm linh, chúng ta có thể tiến bộ chỉ bằng cách tuân theo những quy luật cơ bản của thực hành tâm linh. Tuy nhiên sau một giai đoạn nhất định, kiến thức tâm linh trở nên tinh tế đến mức một người có thể dễ dàng lầm lạc bởi hướng dẫn của những hồn ma (quỷ dữ, ác quỷ, năng lượng tiêu cực v.v…) thông qua giác quan thứ sáu của họ. Một người cần một sự hướng dẫn tâm linh cao cấp trong hình hài con người để tìm được hướng đi đúng đắn để tiến bộ tâm linh hơn nữa hướng tới Phong Thánh.
- Ngay cả khi một người đạt tới cấp độ của một vị Thánh, họ vẫn cần phải tiếp tục thực hành tâm linh để đảm bảo một dòng chảy không ngừng của sự ân sủng của Giáo Trưởng.
- Ngài nâng đỡ người học để có thể tiếp cận kiến thức tâm hồn bên trong. Điều này trái ngược với một số người có giác quan thứ sáu (ESP) những người, với tư cách là đồng cốt tiêp cận kiến thức từ những linh hồn trong chiều không gian vô hình. Khi một người chỉ hành động như một đồng cốt, người đó không thể đạt được phát triển tâm linh.
- Mối quan hệ giữa Giáo Trưởng và người học là trong sáng và tình yêu mà Giáo Trưởng dành cho người học là không mong cầu và vô điều kiện.
- Giáo Trưởng là người toàn trí và vì vậy Ngài có thể chăm sóc người học ngay cả khi anh ta không ở cùng bên Ngài.
- Số phận khắc nghiệt chỉ có thể vượt qua được bởi sự ân sủng của Giáo Trưởng.
- Giáo Trưởng hướng dẫn người học dựa theo sáu quy tắc của thực hành tâm linh dựa theo mức độ tâm linh và năng lực. Ngài không bao giờ dạy người học quá với năng lực của họ.
- Giáo Trưởng sẽ luôn luôn dạy với thái độ tích cực. Ví dụ, một Giáo Trưởng có thể khuyên một người bắt đầu một thực hành tâm linh bất kỳ trong những điều sau đây, tuỳ thuộc vào mức độ trưởng thành tâm linh của người học, “Hát những bài hát sùng kính, tụng niệm tên của Chúa Trời, thực hiện phụng sự Chúa Trời v.v…” Ngài không bao giờ hướng dẫn theo một cách tiêu cực, ví dụ như “Không được uống rượu, không được hành xử như vậy v.v…. Lý do bởi vì dạy không được làm một điều cụ thể là ở mức độ tâm lý, nó không phục vụ mục đích nào từ góc độ phát triển tâm linh. Giáo Trưởng tập trung vào thực hành tâm linh của người học. Theo thời gian điều này sẽ cho người học năng lực loại bỏ những hành động gây hại cho anh ta.
- Mưa ở đâu thì cũng giống nhau, nước chảy chỗ trũng, núi thì luôn khô. Giống như Giáo Trưởng và các Thánh không phân biệt đối xử. Việc ban ân sủng của họ dành cho tất cả đều giống nhau, nhưng những người với mong muốn trong sáng để học hỏi và phát triển tâm linh giống như những chỗ trũng vậy, có khả năng nhận và giữ lại những lợi ích của ân sủng đó.
- Giáo Trưởng toàn trí bằng trực giác biết được điều gì là tốt nhất cho người học để phát triển tâm linh hơn nữa. Ngài hướng dẫn riêng từng người một.
8. Tìm kiếm một Giáo Trưởng – Làm sao để chúng ta nhận ra và tìm thấy một người có tâm linh tiến hoá?
Rất khó để một người học của khoa học Tâm Linh đánh giá khả năng của một Giáo Trưởng. Điều này giống như là học sinh kiểm tra giáo viên.
Để kiểm tra một người, người ta cần có khả năng cao hơn họ. Người học không thể là người kiểm tra Giáo Trưởng. Quan trọng hơn, khả năng của Giáo Trưởng nằm ở chiều kích vô hình hay tâm linh, tức là vượt quá sự nhận thức của năm giác quan, tâm trí và trí tuệ. Nó chỉ có thể đo được thông qua giác quan thứ sáu được kích hoạt cao cấp.
Điều này khiến một người bình thường rơi vào tình thế khó xử không biết phải theo ai.
Spiritual Science Research Foundation (SSRF) khuyến cáo mọi người không nên đi tim Giáo Trưởng. Trong hầu hết các trường hợp, một người sẽ không có đủ sự trưởng thành về tâm linh để phân biệt xem nên chọn ai làm người hướng dẫn tâm linh.
Để phát triển khả năng nhận thức, một người cân thực hành tâm linh đều đặn dựa theo sáu nguyên tắc cơ bản của thực hành tâm linh. Điều này sẽ đảm bảo sự phát triển tâm linh và sự phát triển của trí tuệ sāttvik. Giáo Trưởng không hiện hữu toàn năng hay Nguyên Tắc Giảng Dạy của Chúa Trời luôn trông nom chúng ta. Khi một người đạt đến mức độ tâm linh khoảng 55%, một Giáo Trưởng trong hinh hài con người sẽ bước vào cuộc đời họ (mức độ tâm linh của con người ngày nay là 20%). Khi ở mức độ tâm linh 55%, một người học khoa học Tâm Linh có mức sự trưởng thành tâm linh để nhận biết xem liệu Giáo Trường có thành thật với trí tuệ sattvik của họ hay không.
8.1 Giáo Trưởng giả mạo hoặc trái phép
80% Giáo Trưởng trong xã hội ngày nay là giả mạo hoặc không có thẩm quyền tâm linh. Điều này nghĩa là họ có mức độ tâm linh dưới 70% rất nhiều và không có khả năng tiếp cận với Tâm Trí và Trí Tuệ Phổ Quát. Trong một số trường hợp, những người này có khả năng cao thu hút hàng ngàn người bởi một vài sức mạnh tâm linh đặc biệt mà họ có được.
Ví dụ, một người ở mức độ tâm linh 50% có thể chữa bệnh từ khi còn nhỏ thông qua sức mạnh tâm linh có được từ thực hành tâm linh từ kiếp trước. Phần lớn nhân loại trong thời đại hiện nay nằm ở 20-25% mức độ tâm linh không được trang bị đầy đủ để nhận biết liệu một người có phải là Thánh hay không. Tuy nhiên, họ thường đi theo những người mà có thể chữa lành cho họ hoặc thực hiện những phép màu.
Cho lợi ích của một người bình thường, chúng tôi đã liệt kê những điểm không phải của một Giáo Trưởng thật sự. Những điểm này sẽ giúp bạn nhận ra Giáo Trưởng giả mạo mà trí tuệ có thể hiểu và kiểm tra được. Đây là những trường hợp mà những Giáo Trưởng giả mạo bị bại lộ thông qua chính những hành động của họ.
1. Những Giáo Trưởng làm cho người khác cảm thấy thấp kém và có gắng thể hiện sự vĩ đại của họ :
Một vị Thánh hỏi những người đến bái lạy tên tuổi của họ. Sau đó anh ta nói “Cả hai câu trả lời đều sai. Tên và tuổi thuộc về cơ thể. Bạn là linh hồn. Nó không có tên hay tuổi”. Sau đó anh ta nói về Tâm Linh và hỏi “Bạn có đang thực hành tâm linh không?”. Nếu ai đó trả lời có, anh ta hỏi tiếp “Thực hành tâm linh gì?”. Nếu họ trả lời “Cái mà được Giáo Trưởng của tôi đề xuất”, anh ta sẽ nói “Bạn không thể trả lời những câu hỏi đơn giản về tên và tuổi. Vậy Giáo Trưởng của bạn dạy bạn cái gì? Chỉ có một Giáo Trưởng thật sự mới có thể trả lời những câu hỏi đó. Hãy đi theo ta. Ta sẽ chỉ cho”.
Một người nên nói với những Giáo Trưởng giả mạo rằng “Thực ra những câu hỏi của ngươi thật vô nghĩa! Ngươi hỏi ta tên và tuổi bởi vì ngươi có nhận thức về cơ thể (dehabuddhi), thế nên ta cũng trả lời với nhận thức về cơ thể”.
Loại Giáo Trưởng nào mà không biết ngay từ cái nhìn đầu tiên rằng một người đã có Giáo Trưởng hay thực hành tâm linh của người đó đang diễn ra một cách phù hợp hay không?
2. Những người dính vào tiền tài và phụ nữ
3. Những người giả tạo :
Một Giáo Trưởng không sử dụng đồng hồ bởi vì hắn không muốn bị bó buộc vào sự hạn chế của thời gian và dây đeo đồng hồ. Nhưng cứ mười lăm đến hai mươi phút hắn lại hỏi “Bây giờ là mấy giờ?”
4. Ham muốn danh vọng :
Một số người có mong muốn tha thiết được gọi là Giáo Trưởng và đã tiến hoá tâm linh ở một mức độ nào đó, và giới thiệu những loại thực hành tâm linh khác nhau cho người khác. Trong phần lớn trường hợp, họ không làm được những gì họ nói. Kết quả là, người ta quan sát thấy, những người tìm kiếm thực hành tâm linh theo lời khuyên và có tiến bộ nhưng Giáo Trưởng thì vẫn trì trệ.
5. Khuyến khích sự phụ thuộc ở người học :
Một số Giáo Trưởng lọ sợ rằng nếu họ truyền đạt hết kiến thức tâm linh cho các đệ tử, thì sau đó họ không còn quan trọng nữa. Vậy nên họ không truyền đạt hết kiến thức cho người học.
9. Kết luận
Sau đây là những điềm rút ra được từ bài viết trên :
-
- Giáo Trưởng là người hướng dẫn tâm linh có trên 70% mức độ tâm linh.
- Đừng đi tim kiếm một Giáo Trưởng, vì rất có thể bạn không nhận biết được liệu người đó có phải là Giáo Trưởng hay không.
- Thay vào đó hãy thực hành tâm linh và chắc chắn là nó phù hợp vơi sáu luật cơ bản của thực hanh tâm linh. Điều này sẽ giúp một người phát triển đến mức mà ở đó họ có được sự trưởng thành về tâm linh để không bị lừa bởi một Giáo Trưởng giả mạo.
- Một người không thể đạt tới Thánh, tức là có 70% mức độ tâm linh, mà không có sự ân sủng của Giáo Trưởng.