Contents
1. Giới thiệu
Nhiều người đã trải qua tình trạng thức dậy vào lúc nửa đêm và thấy rằng họ không thể cử động được. Mặc dù họ tỉnh táo và hoàn toàn ý thức được những gì đang xảy ra xung quanh nhưng họ hoàn toàn bất động. Nhiều người đã cảm nhận được một sự hiện diện hữu hình hoặc vô hình trên họ hoặc trong phòng. Đó là một cảm giác vô cùng đáng sợ và người trải qua nó bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi. Nhóm các triệu chứng này được biết đến phổ biến, đặc biệt là trong thế giới y tế, với tên gọi ‘Chứng tê liệt khi ngủ’.
2. Những quan sát chính về chứng tê liệt khi ngủ
Nghiên cứu được thực hiện bởi J. Allan Cheyne (Cheyne, 2001) chỉ ra rằng điều đó thường xảy ra khi một người đi vào trạng thái ngủ mê hoặc rời khỏi trạng thái ngủ. Cheyne và một số nhà nghiên cứu khác đã tuyên bố sau đây là một số quan sát chính về chứng tê liệt khi ngủ.
Nó xảy ra thường xuyên trong số 3-6% dân số thế giới.
Khoảng 30% thanh niên bị bóng đè ít nhất một lần trong đời.
Nó có nhiều khả năng xảy ra với những người trẻ tuổi.
Nó có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ mỗi lần.
Mọi người cũng trải nghiệm, cảm nhận hoặc nhìn thấy sự hiện diện xung quanh họ trong trạng thái tê liệt. Nỗi sợ hãi bao trùm lấy họ và một số người trong số họ đã nói rằng một thế lực ma quỷ đang chiếm hữu linh hồn của họ hoặc đang cố gắng nghiền nát hoặc bóp nghẹt họ.
Trong một số trường hợp, có người cảm thấy áp lực hoặc cảm giác nghẹt thở. Điều này đi kèm với khó thở. Ở một số trường hợp khác, điều này leo thang thành lạm dụng tình dục hoặc bị tấn công.
Đôi khi người ta cảm nhận được mùi hôi thối trong cơn tê liệt.
Nó có nhiều khả năng xảy ra khi nằm ngửa khi ngủ (tư thế nằm ngửa).
Những người trải qua nó cảm thấy xấu hổ vì sự kiện này và nghĩ rằng có điều gì đó không ổn với họ về mặt tinh thần.
3. Khoa học hiện đại nói gì về triệu chứng bóng đè?
3.1 Các giả thuyết được đưa ra như một lời giải thích của khoa học hiện đại
Nghiên cứu về hiện tượng tê liệt khi ngủ đang được tiếp tục nhưng cho đến nay khoa học hiện đại vẫn chưa có một hiểu biết rõ ràng và thuyết phục về hiện tượng này. Tuy nhiên, các giả thuyết khác nhau được đưa ra như những lời giải thích có thể có về các triệu chứng khác nhau là:
Những người này đang trải qua căng thẳng nghiêm trọng lạc trôi về các hồi niệm kinh hoàng trong quá khứ khi ở trong trạng thái tê liệt.
Chúng là ảo giác giống như một giấc mộng.
Chúng là do kích hoạt phần não giám sát môi trường xung quanh để tìm các mối đe dọa và đưa ra các phản ứng đối với các mối nguy hiểm được nhận thức. Việc kích hoạt phần não này trong trường hợp không có bất kỳ mối đe dọa thực sự nào trong giai đoạn REM (Chuyển động mắt nhanh) của giấc ngủ làm nảy sinh cảm giác về sự hiện diện đáng sợ trong môi trường xung quanh ngay lập tức. (Giai đoạn REM của giấc ngủ là phần liên quan đến giấc mơ khi nhãn cầu được nhìn thấy chuyển động nhanh.)
Chúng là do sự gián đoạn tạm thời của rào cản giữa trạng thái ngủ và thức, do đó một số hiện tượng ngủ, trong đó có tê liệt, đột nhập vào trạng thái tỉnh táo.
3.2 Nguyên nhân gây tê liệt khi ngủ theo khoa học hiện đại
Theo khoa học hiện đại, các nguyên nhân có thể gây tê liệt khi ngủ bao gồm:
- Căng thẳng trong cuộc sống
- Tình trạng thiếu ngủ
- Rối loạn giấc ngủ kéo dài ở những nạn nhân bị lạm dụng tình dục
- Sự di truyền
3.3 Phương pháp điều trị bệnh tê liệt khi ngủ theo khoa học hiện đại là gì?
Vì không có nguyên nhân cụ thể cũng như lời giải thích về hiện tượng này, tất cả các phương pháp điều trị được đề xuất cho chứng tê liệt khi ngủ tốt lắm cũng chỉ dựa theo kinh nghiệm.
Một số ý kiến cho rằng có thể kiểm soát tình trạng tê liệt khi ngủ bằng thuốc chống trầm cảm loại Fluoxetine, loại thuốc ức chế giấc ngủ REM. Điều này đặc biệt hữu ích khi có trầm cảm tiềm ẩn. Những người khác bác bỏ việc sử dụng thuốc bằng cách nêu rõ:
Đôi khi cách hiệu quả nhất để đối phó với chứng rối loạn là hiểu rõ về chứng rối loạn và phát triển những cách hiệu quả để đánh thức bản thân hoặc người thân của bạn.
Điều quan trọng nữa là bạn phải yên tâm rằng nhiều người khác cũng mắc bệnh này và bạn không phải là người duy nhất phải bị dằn vặt.
4. Nghiên cứu tâm linh chuyên sâu vào hiện tượng bị bóng đè
Những thông tin sau đây là sự diễn giải ở phương diện tâm linh cho những quan sát về triệu chứng này. Tất cả các giải thích và thông tin ở đây điều đạt được từ Trí Tuệ Vô Thượng (Trí Tuệ của Vũ Trụ) của những hành giả từ Viện Nghiên Cứu Khoa về Tâm Linh (SSRF) với nhãn lực của giác quan thứ sáu vượt trội.
Cảm thấy một sự hiện diện trong khi bị tê liệt
Nghiên cứu tâm linh của SSRF trong hiện tượng bóng đè cho thấy rằng nguyên do chủ yếu là do bị tấn công từ các tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v.). Đây cũng chính là sự giải thích tại sao trong nhiều trường hợp người ta cảm nhận được sự hiện diện vô hình hay đôi khi cũng thấy được hồn ma đang tác quai tác quái. Đây không phải là ảo giác, mà nó thật sự là một thực thể tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v.). Chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của một thực thể vô hình chính là nhờ vào giác quan thứ sáu.
Xác suất diễn ra cho loài người
Bảng liệu sau trình bày tần suất bị tấn công cảm nhận được bởi những người tìm cầu Giác Ngộ Giải Thoát và những người thường. Chúng bao gồm tất cả các trường hợp ở cả ba mặt là vật lý, tâm lý hay tâm linh.
Tần suất khi bị tê liệt trong lúc ngủ
Chú giải:
1. Người tìm cầu Giác Ngộ là những người toàn tâm toàn ý nỗ lực mỗi ngày để được tăng trưởng tâm linh. Sự tu tập của người này cho dù vô tình hay có tác ý phải tuân thủ theo sáu nguyên tắc cơ bản của tu hành . Khi có được nỗi niềm khao khát để được Giác Ngộ, một hành giả từng ngày cố gắng để nâng cao sự tu tập của mình ở cả hai mặt chất lượng và số lượng.
Những người tìm cầu Giác Ngộ Giải Thoát do có tu tập nên sẽ được nhiều hơn sự bảo hộ từ chư Phật, Chúa, thần linh v.v Trong hầu hết các trường hợp bị bóng đè chỉ có 10% là khi ở trong tình trạng tỉnh thức mà hầu hết 90% là khi đang trong giấc ngủ. Dù cho nó chỉ diễn đến một lần hay thường xuyên, chỉ có 30% số người cảm nhận được và 70% số còn lại hoàn toàn không hay biết gì. Điều này là vì do họ ở trong giấc ngủ khá sâu hay bởi sự tấn công chỉ thoáng qua mà người ấy cũng không nhận biết được.
- Vì sao hiện tượng này xảy ra nhiều hơn ở các thanh thiếu niên mới lớn? Nó có nhiều khả năng được tìm thấy ở những người trẻ tuổi. Lý do cho điều này là vì những người trẻ tuổi còn cả đời để đi và do đó, số lượng tối đa của tài khoản nhân quả cho và nhận vẫn chưa được hoàn tất. Nghiệp duyên với một thực thể tà ma hoặc tổ tiên đã khuất ở các vùng vi tế của Cõi Trung Ấm (Bhuvarlok) hoặc Địa Ngục (Pātāl) cũng có thể diễn ra như một cuộc tấn công của chứng tê liệt khi ngủ. Ngoài ra, vì những ham muốn trần tục cao nhất ở những người trẻ tuổi, họ trở thành mục tiêu cho các thế lực tà ma khống chế để thỏa mãn cho những ham muốn của chúng. Những người ở nhóm tuổi thấp hơn và lớn hơn không có hay không còn nhiều ham muốn thỏa mãn trần tục. Những người lớn tuổi đã hoàn thành hầu hết nhân quả nghiệp báo cho kiếp này và đã già giặn với những thử thách cũng như đau khổ của cuộc đời.
- Tại sao bị bóng đè khi ngủ nằm ngữa ra?Điều này là vì khi ta nằm nghiêng, một trong hai hệ thống kinh mạch Luân Xa chính vẫn hoạt động. Khi nằm ngữa ra, hệ thống kinh mạch luân xa hoạt động ở mức tối thiểu. Khi luồn chuyển động của năng lượng bị giảm đi, nó sẽ dễ hơn để làm tắc nghẽn/đình trệ hệ thần kinh vận động của một người. Nguồn kinh mạch Luân Xa (hay Kunḍalinī ) là sự luân chuyển của nguồn năng lượng tâm linh đi qua các hệ thống và bộ phận sinh học; chúng rất quan trọng cho sự vận hành của cơ thể chúng ta. Chính vì thế hầu như 70% của các trường hợp bị bóng đè là khi ngủ nằm ngữa ra.
-
Nó thường xảy ra khi một người đi vào giấc ngủ mê hay đang dần tỉnh thức Dựa trên nghiên cứu tâm linh chỉ có 10% số trường hợp thì hiện tượng bị bóng đè diễn ra khi một người bắt đầu rơi vào giấc ngủ hoặc đang tỉnh giấc. Trong số 90% còn lại thì hiện tượng bị bóng đè diễn ra khi họ đang trong giấc ngủ mê, để cho người bị ảnh hưởng không hề hay biết hay cảm thấy mập mờ không rõ mình đang bị bóng đè. SSRF đã học hỏi về các kiểu ngủ của một số tình nguyện viên đang bị bóng đè khi ngủ. Khi chúng tôi cố gắng đánh thức họ, chúng tôi thấy rằng họ đang nằm im bất động và không thể nhúc nhích cục cựa được. Thực thể tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v) đặc biệt ưa thích tấn công khi một người đang trong giấc ngủ bởi vì chúng sẻ cần sử dụng ít hơn nguồn năng lượng để chế ngự họ, ví dụ như làm bộc phát lên những ý nghĩ dâm dục.
-
Thời hạn Thông qua nghiên cứu tâm linh chúng tôi thấy rằng trung bình khoảng thời gian của mỗi lần bị tấn công là từ 3 phút đến 3 tiếng.
- Làm sao để chắc chắn được nguyên nhân của hiện tượng bị tê liệt toàn thân khi đang ngủ? Chỉ có một vị với khả năng ngoại cảm mới có thể nắm chắc được nguyên nhân thực sự của chứng tê liệt khi đang ngủ là ở diện vật lý, tâm lý hay tâm linh. Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra phỏng đoán hợp lý với trí tuệ của mình là nguyên nhân cho chứng tê liệt là ở trong thế giới vô hình khi về mặt vật chất và tâm lý không hề có dấu hiệu gì.
Chúng tôi hy vọng rằng sau khi có được sự hiểu biết về nguyên nhân tiềm ẩn của hiện tượng bị tê liệt khi ngủ và cách chữa trị thì các bạn sẽ không cảm thấy sợ hãi hay xấu hổ để vượt qua nó.
4.1 Các loại bị bóng đè khác nhau từ ma quỷ
Nghiên cứu tâm linh đã chỉ ra rằng tất cả các cuộc tấn công tê liệt khi ngủ do ma gây ra, được chia thành ba loại chính.
4.1.1 Đè chặt lên người ấy
Trong hầu hết các trường hợp, người đó nằm ngửa khi điều này xảy ra. Tại đây con ma đè xác người đó xuống. Do đó, người này không thể cử động.
Chúng sử dụng sức ép ra sao?
Tà ma được hình thành từ Nguyên Tố Khí Tuyệt Đối (Vāyutattva), trong khi đó con người chúng ta được hình thành từ Nguyên Tố Đất Tuyệt Đối (Pruthvī) và Nguyên Tố Nước Tuyệt Đối (Āpa). Trong các Nguyên Tố Tuyệt Đối của Vũ Trụ, thì Nguyên Tố Khí là cao hơn và mạnh hơn Nguyên Tố Đất và Nước. Năng lượng hắc ám, là một tà thuật thần thông và vũ khí nhất phẩm của chúng. Vì thế dù cho chúng có dùng áp lực hay những sợi dây trói buộc hay mạng lưới quỷ ám, thì đơn giản cũng chỉ là nguồn năng lượng hắc ám như một luồng âm khí có khả năng tác động đến toàn bộ hế thống xã hội loài người. Còn tùy thuộc vào ý định chúng muốn làm một người phải bất an ra sao, chúng sẽ lựa ra một cơ quan nội tạng cụ thể và phương thức tấn công đặc biệt dành riêng cho người đó.
Những đặc tính khác của kiểu tấn công này:
- Tư tưởng của người này vẫn đang vận hành chỉ là họ không thể cử động.
- Nó có thể diễn ra trong đôi lác hoặc cao lắm là vài giờ đồng hồ.
- Những người xung quanh không hề hay biết chỉ nghĩ là người này đang ngủ. Không có bộc phát bức cứ triệu chứng nào trên cơ thể hay nét mặt vì người này đã hoàn toàn tê liệt.
- Người đang bị khống chế vẫn đang tỉnh thức và có thể nghe thấy người xung quanh tuy nhiên không thể la lên kêu trợ giúp.
- Đôi khi nó có thêm một mùi hôi thối. Con ma làm điều này từ năng lượng hắc ám. Người ấy có thể nhận biết qua giác quan thứ sáu hay ngoại cảm. Xin hãy đọc thêm bài viết về giác quan thứ sáu để có thể hiểu rõ hơn làm sau một người có thể nhận biết được khứu giác, vị giác, thị giác thính giác và xúc giác trong cõi vô hình.
- Sự tấn công thông thường là từ một thực thể tà ma trong các Cõi Địa Ngục.
- Thời hạn của cuộc tấn công còn phụ thuộc vào sức mạnh thần thông của thực thể tà ma, chúng muốn hành hạ người kia đến mức nào và nội lực trong tự tâm của người ấy.
- Trong một số trường hợp có người cảm nhận được sự rung chuyển. Sự rung chuyển là dấu hiệu của sự thất bại hay chưa hoàn thành quá trình làm tê liệt của bọn tà ma.
- Trong các trường hợp khi sự tấn công được giảm đi bằng cách rung chuyển/lắc lư người ấy, nguyên do chủ yếu là do linh hồn của tổ tiên đã khuất, địa điểm, căn nhà hay luân xa.
Nhấn vào đây để đọc thêm trường hợp về loại tấn công này khi bị bóng đè.
4.1.2Trói buộc thân thể của một người
- Ở đây các chúng ma cấp cao như là Pháp Sư Tà Ma (mantriks) từ Cõi Địa Ngục thứ tư sử dụng thần thông (siddhis) ở dạng tà thuật để trói buộc thân thể của một người bằng những sợi dây tạo thành từ năng lượng hắc ám. Người này cảm thấy như đang bị cột chặt. Họ không thể cử động hay phát nên lời.
- Họ cũng cảm nhận tất cả cảm giác như đã liệt kê bên trên (trong loại tấn công thứ nhất) chỉ trừ ra là không có bức kỳ áp lực hay sức ép nào.
Nhấn vào đây để đọc thêm trường hợp về loại tấn công này khi bị bóng đè.
4.1.3 Khống chế toàn tư tưởng và tâm thức:
- Trong trường hợp này một người đang hoàn toàn bị chế ngự bởi tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v) Thân thể, tâm thức và tư tưởng cũng bị tê liệt do tà thuật.
- Nơi đây những chúng ma thượng hạng (ý nói các loại tà ma với nhiều sức mạnh tà thuật) như là những pháp sư tà ma ở cõi Địa Ngục thứ tư tạo ra một mạng lưới như là một vỏ bọc của năng lượng hắc ám vây quanh thân thể của nạn nhân.
- Thứ vỏ bọc hắc ám này được tạo ra khi triển khai cúng tế ngọn lửa ma quái trong các cõi Địa Ngục. Một khi lớp bọc đen trùm lên một người, tất cả tư tưởng và tâm thức người này dần trở nên tê cóng và như thế họ không còn khả năng cử động hay nói chuyện.
5. Tại sao tà ma lại gây ra hiện tượng bóng đè?
Có 4 lý do chính khiến chúng tấn công hoặc nhập vào một người.
- Tìm cách trả thù
- Cố gắng thỏa mãn ham muốn hoặc sự thèm khát của chúng
- Để có được niềm vui từ việc gây bất an cho người khác
- Để hành hạ những người đang tìm cầu Giác Ngộ Giải Thoát
Tất cả những điểm này đã được giải thích chi tiết trong bài viết về ‘Tà ma muốn gì từ chúng ta và quan điểm của chúng là gì?’
6. Biện pháp giúp chữa trị và chống lại hiện tượng bị bóng đè
6.1 Chúng ta phải làm gì để thoát ra khỏi tình trạng tê liệt?
Bởi tại nguồn gốc của hiện tượng bóng đè là ở thế giới tâm linh, chỉ duy nhất chữa trị tâm linh mới mang lại hiệu quả.
- Khi bất kỳ ai trong chúng ta rơi vào hiện trạng này, điều đầu tiên cần phải làm là cầu nguyện lên Thế Tôn, Đấng Tối Cao để được giải cứu.
- Rồi bắt đầu niệm Hồng Danh của Phật, Chúa, Bổn Tôn v.v tùy thuộc vào tôn giáo của bạn kết hợp với những lời cầu nguyện xuyên suốt cho đến khi thoát ra khỏi tình trạng tê liệt.
- Một khi ta thoát ra khỏi hiện tượng bị bóng đè, bày tỏ lòng biết ơn đến Thế Tôn vì Ngài đã cứu ta ra khỏi sự tấn công của tà ma.
Hãy nhớ rằng không nên hốt hoãn và duy trì sự tu tập bằng cách niệm Hồng Danh Bổn Tôn, chúng ta nhận được nguồn linh lực. Điều này làm tăng lên sức mạnh tâm linh của chúng ta và khả năng chống trả lại với năng lượng hắc ám và làm giảm đi thời hạn ở trong hiện tượng bị bóng đè.
6.2 Chúng ta có thể làm gì để bảo đảm hiện tượng bóng đè sẽ không quay lại?
Cốt lõi của vấn đề là nỗ lực phòng ngừa để có được vỏ bọc bảo vệ của Thế Tôn xung quanh bản thân và làm tăng cường thành phần vi tế căn bản Sattva.
Điều này có thể đạt được khi:
- Bắt đầu tu tập
- Tinh tấn niệm Danh Hiệu của một vị Phật, Chúa, Bổn Tôn phù hợp với tôn giáo của bạn mà đã được dặn bảo từ các vị Đạo Sư (các vị Thánh) trong thời đại hiện nay.
- Thường xuyên niệm Hồng Danh của Ngài Datta để giúp bảo vệ lại các rắc rối đến từ tổ tiên đã khuất.
- Luôn nhớ cầu nguyện để được bảo vệ từ tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v.) và thăng tiến tâm linh.
- Các phương pháp chữa trị tâm linh như tro Thánh (Vibhūti), nước Thánh (Tirtha), đốt trầm hương và nhang trong nhà, ngâm chân trong nước muối v.v Nhang có những mùi hương như là trầm, lài, pandanus (kedawa) sẽ tốt hơn vì chúng có tính chất sattvik (thanh tịnh) hơn.
6.3 Chúng ta có thể giúp gì cho các nạn nhân bị bóng đè?
Trong tất cả các trường hợp khi áp dụng các phương thức chữa trị tâm linh, nguyên lý đều giống nhau. Chúng ta đang cố gắng làm tăng lên thành phần vi tế Sattva và giảm đi thành phần vi tế Tama.
Chúng ta có thể làm các điều sau:
- Cầu nguyện để được Ngài bảo vệ
- Chúng ta có thể thắp nhang hoặc trầm hương gần người đó. Tốt hơn là sử dụng nhang có hương thơm của gỗ đàn hương, hoa lài hoặc pandanus (kewada).
- Thoa một nhúm tro Thánh lên trán của nạn nhân,
- Rắc nước Thánh lên nạn nhân.
- Đặt một tấm hình của một vị Bổn Tôn hoặc biểu tượng của Phật, Chúa v.v gần người đó,
- Mở băng ghi âm hoặc đĩa CD niệm Phật, Chúa, Bổn Tôn v.v
Bằng cách lung lay/làm rung rinh người đó nếu họ vẫn nhận biết họ đang bị ở trong trạng thái này. Điều này giúp họ thoát khỏi hiện tượng bị bóng đè. Lý do cho điều này là khi một người đã bất động, mạng lưới năng lượng tâm linh vi tế ngoại vi của anh ta như thể bị đoản mạch. Khi lắc người đó, tất cả những gì chúng ta làm là thiết lập lại mạch. Khi năng lượng bắt đầu thông lưu, chuyển động được phục hồi.
Để biết các phương pháp chữa trị tâm linh, vui lòng tham khảo thêm về chữa trị tâm linh
Tài liệu tham khảo bên ngoài
- Cheyne 2001 – The Ominous Numinous, Tạp chí Nghiên cứu Ý thức, 8, Số 5–7, 2001
- J. A. Cheyne 2002 – Bảng câu hỏi về trải nghiệm giấc ngủ bất thường ở Waterloo, Báo cáo kỹ thuật, Khoa tâm lý Đại học Waterloo tháng 5 năm 2002
- Một trang web về chứng tê liệt khi ngủ và các trải nghiệm thôi miên và thôi miên có liên quan
- Đêm Máy Nghiền: Tin Khoa Học Online Tuần 9-7-2005; tập 168, số 2, tr. 27
- Trong đêm khuya, được tường thuật bởi Barbara Rowlands trong tờ The Observer Sunday ngày 18 tháng 11 năm 2001