Để hiểu bài viết này tốt hơn, vui lòng tham khảo – Giáo Trưởng là ai?
1. Giới thiệu về con đường ân sủng của Giáo Trưởng
Mặc dù có nhiều con đường chung đến với Chúa Trời, con đường Ân Sủng của Giáo Trưởng (Gurukrupāyoga) là con đường quan trọng nhất theo khía cạnh đạt được đỉnh cao trong tiến hoá tâm linh. Trong mọi khía cạnh cuộc sống, sẽ là tốt nhất nếu chúng ta có một người hướng dẫn hay một người thầy giúp chúng ta hiểu, học hỏi và phát triển. Việc đạt được tiến bộ tâm linh cũng không là ngoại lệ đối với quy luật Vũ Trụ này, và chỉ nhờ ân sủng của Nguyên Tắc Giáo Trưởng Vĩnh Cửu (Nguyên Tắc Giảng Dạy của Chúa Trời) hoạt động thông qua Giáo Trưởng dưới hình dạng con người mà một học sinh mới có được tiến bộ nhanh chóng trong tâm linh.
Bất kể con đường tâm linh nào chúng ta đi, nếu chúng ta cố gắng tự mình thực hiện, chúng ta chỉ có thể đạt đến một mức độ tâm linh nhất định. Sau đó ân sủng của Giáo Trưởng là điều tuyệt đối cần thiết để đưa chúng ta đến một tầm cao mới.
2. Định nghĩa con đường Ân Sủng của Giáo Trưởng
Từ krupa có nguồn gốc từ một từ tiếng Phạn, là ‘krup’ có nghĩa là từ bi. Krupa biểu thị lòng từ bi, sự truyền pháp hoặc một phước lành. Theo đó, Gurukrupayoga là con đường tâm linh mà thông qua ân sủng của Giáo Trưởng, linh hồn hiện thân được hoà vào là một với Chúa Trời.
3. Tầm quan trọng của con đường Ân Sủng của Giáo Trưởng
3.1 Thời gian để phát triển
- Ưu điểm quan trọng nhất của việc đi theo con đường ân sủng của Giáo Trưởng là thời gian để phát triển tâm linh. Bằng cách phục vụ cho sứ mệnh truyền bá Tâm Linh của Giáo Trưởng, người tìm kiếm có được ân sủng của Ngài và đạt được tiến bộ tâm linh nhanh chóng. Mặc dù không có thành tựu trần tục nào có thể sánh với việc đạt được ân sủng của một Giáo Trưởng, nhưng ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu được tinh thần của câu nói trên.
- Với thực hành tâm linh từ bất kì con đường nào khác, một người tiến bộ trung bình ở mức 0.25% một năm. Nếu một người thực hành tâm linh theo lời khuyên của Giáo Trưởng, thì họ có thể tiến bộ lên tới 2-3% một năm. Nếu một đệ tử nhận được ân sủng của Giáo Trưởng, thì tiên bộ tâm linh có thể lên tới 5-8% một năm.
3.2 Tiến bộ vượt qua một mức độ nhất định
- Có một câu nói nổi tiếng trong tiếng Phạn ‘Gurukrupa he kevalam shishyaparammangalam’. Nó có nghĩa là chỉ khi có được ân sủng của Giáo Trưởng thì đệ tử mới có được ân huệ tối thượng, đó là sự tiến bộ tâm linh.
- Không thể đạt được cấp độ của một vị Thánh (tức là 70% mức độ tâm linh) và làm tan biến tâm tri và trí tuệ nếu không có sự ân sủng của Giáo Trưởng.
- Cho dù một người có đi con đường nào khác ngoài con đường Ân Sủng của Giáo Trưởng, không có con đường nào có thể thanh lọc hoàn toàn cơ thể tinh thần (manodēha), cơ thể căn nguyên (kāraṇdēha) và cơ thể siêu căn nguyên (mahākāraṇdēha). Do đó không có con đường nào đủ khả năng để dẫn một người tới sự giải thoát cuối cùng (Moksha).
- Các con đường tâm linh khác như con đường của hành động (Karmayoga), con đường trí thức (Dnyānyoga) và con đường sùng đạo (Bhaktiyoga) chỉ có ý nghĩa to lớn trong cuộc đời người tìm kiếm cho tới khi họ được ban phước bởi Giáo Trưởng. Khi người đệ tử chỉ thực hành tâm linh theo lời khuyên của Giáo Trưởng thì tất cả chỉ còn lại là con đường ân sủng của Giáo Trưởng. Mọi con đường đến với Chúa Trời đều đạt tới đỉnh điểm khi người tìm kiếm có được ân sung của Giáo Trưởng và để hoà vào làm một với Chúa Trời.
4. Ân sủng của Giáo Trưởng hoạt động thế nào?
Ân sủng của Giáo Trưởng hoạt động thông qua 2 cơ chế :
- Sự quyết tâm : Chỉ khi Giáo Trưởng quyết tâm ‘cầu cho người đệ tử này có được tiến bộ tâm linh’, thì người đệ tử mới có thể tiến bộ tâm linh thật sự. Điều này được gọi là ân sủng của Giáo Trưởng. Chỉ cần một ý nghĩ đơn thuần như ‘để cho nó xảy ra’ trong tâm trí của Giáo Trưởng là đủ để một sự kiện xảy ra. Không cần gì khác. Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi nếu đó là một vị Thánh, người có hơn 80% mức độ tâm linh. Sự quyết tâm của một Giáo Trưởng ở 70% mức độ tâm linh thường bị giới hạn ở việc giúp đỡ các thứ trần tục cho người đệ tử.
- Sự hiện diện : Chỉ cần sự hiện diện, gần gũi hay đồng hành của Giáo Trưởng, là đủ cho việc thực hành của người đệ tử và đạt được tiến bộ một cách tự động. Một ví dụ điển hình để minh hoạ điều này là mặt trời đánh thức mọi người và làm cho hoa nở khi nó mọc. Điều này xảy ra đơn giản như sự tồn tại của nó. Mặt trời không đòi hỏi ai phải thức dậy hay hoa phải nở. Sứ mệnh của một Giáo Trưởng có hơn 90% mức độ tâm linh chính là mang tính chất này.
5. Thực hành tâm linh theo con đường ân sủng của Giáo Trưởng
SSRF đề xuất còn đường ân sủng của Giáo Trưởng để có được tiến bộ tâm linh nhanh chóng trong kiếp này và tận dụng thời điểm hiện tại đang rất có lợi cho phát triển tâm linh.
Con đường ân sủng của Giáo Trưởng bao gồm 8 thực hành sau :
Chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết hơn về việc này trên trang web của chúng tôi về thực hành tâm linh.