Contents
1. Quà tặng qua góc độ tâm linh
Tặng quà và nhận quà là một việc khá phổ biến đối với hầu hết chúng ta dù xuất thân từ đâu, tuy nhiên chúng ta vẫn còn khá mơ hồ và không hoàn toàn nhận thức được những hậu quả tâm linh của hành động này. Vì thế ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp độc giả tìm hiểu sâu hơn về những góc độ tâm linh của quà tặng.
2. Diễn biến tâm linh khi chúng ta tặng quà cho nhau
Hành động cho đi giúp chúng ta rèn luyện đức tính biết quan tâm và suy nghĩ cho người khác. Khi chúng ta nghĩ cho người khác và ưu tiên đặt họ lên trên mình, chúng ta giảm bớt đi sự ích kỷ và những tư tưởng về bản thân, thông qua đó giảm đi cái tôi của chính mình, đặc biệt là khi hành động cho đi được thực hiện vô điều kiện và không mong báo đáp. Tương tự, khi chúng ta nhận quà với sự thành tâm biết ơn, bất kể món quà đó chúng ta có thích hay không, chúng ta cũng làm giảm bớt đi những tư tưởng về bản thân và giảm đi cái tôi của mình. Đây là lợi ích tâm linh của việc tặng quà và nhận quà.
Tuy nhiên, dựa theo Định Luật Nhân Quả, khi chúng ta tặng quà và nhận quà :
- Chúng ta có thể đang tạo nợ hoặc trả nợ cho nhau.
- Chúng ta tạo phước hoặc tạo nghiệp với nhau, tùy vào mục đích và thể loại của quà tặng.
Định Luật Nhân Quả đã được giải thích qua các bài viết về Nhân Quả.
Hậu quả của việc tạo thêm các khoản nợ nhân quả (phước và nghiệp), đó là chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong vòng xoáy luân hồi. Nói cách khác, khi chúng ta tạo phước hoặc tạo nghiệp thông qua việc tặng quà cho nhau, chúng ta sẽ phải tiếp tục tái sanh trong nhiều kiếp để nhận lại sự hạnh phúc hoặc đau khổ đã trao, đến khi nào hết mới thôi. Nếu chúng ta không hoàn thành hết tất cả những khoản nợ nhân quả (hưởng hết phước và trả hết nghiệp), thì chúng ta sẽ phải tiếp tục luân hồi, không được giải thoát và không thể thành tựu sự giác ngộ (mục đích của sinh mạng con người là Giác Ngộ).
2.1 Có cách nào để không tạo nợ nhân quả (phước/nghiệp) với nhau khi tặng quà?
Có, chúng ta có thể không tạo nợ nhân quả hoặc tạo phước/nghiệp với nhau khi tặng quà.
- Tất cả chúng ta đều có Chân Tánh (Phật Tánh) trong tâm mình, hay còn gọi là Linh Hồn. Khi chúng ta hòa quyện trong sự nhận thức về Chân Tánh và tỉnh thức trải nghiệm Chân Tánh này của mình, thì những hành động nào được thực hiện bởi chúng ta ở trong trạng thái này, đều sẽ không tạo nợ nhân quả hoặc tạo thêm phước/nghiệp.
- Nếu sự niệm danh hiệu Thượng Đế của chúng ta liên tục, thành tâm và không gián đoạn thì bất kể hành động nào của chúng ta cũng sẽ không tạo thêm nợ hoặc phước/nghiệp.
- Khi tặng quà và nhận quà với cảm xúc tâm linh (bhav), với nhận thức rằng Chân Tánh của ta và Chân Tánh của người khác là đầu mối kết nối và thực hiện hành động này, với nhận thức rằng bản thân chúng ta không phải là người thực hiện và không có công cán gì.
- Khi chúng ta tặng quà và nhận quà bằng tấm lòng vô điều kiện và không mong báo đáp.
Tuy nhiên, để có thể liên tục thực hành và trải nghiệm những trạng thái như trên là vô cùng khó đối với hầu hết tất cả mọi người, do đó hầu như mỗi khi tặng quà và nhận quà, chúng ta đều đang tạo nợ hoặc trả nợ cho nhau và tạo phước/nghiệp với nhau.
*Thượng Đế: Đấng Tối Thượng và Toàn Năng, đấng mà bạn tôn thờ trong tôn giáo của bạn (Phật, Chúa, Thế Tôn, Đức Mẹ, Quan Âm,…)
3. Phân loại quà tặng phù hợp để tặng và nhận?
Tuy nhiên, đôi khi vì các mối quan hệ ràng buộc xã hội, chúng ta hầu hết phải tặng quà và nhận quà, mặc dù chúng ta biết là mình đang tạo dựng thêm nợ, phước và nghiệp. Qua góc độ tâm linh, chúng ta có thể lưu ý những yếu tố sau đây mỗi khi chọn quà.
- Quà tặng kiến thức : những món quà về kiến thức tu tập tâm linh (như kinh sách, băng thu âm giảng pháp), là loại quà quý giá nhất mà chúng ta có thể tặng cho nhau, lưu ý là những kiến thức trong đây phải tuân thủ 6 nguyên tắc cơ bản của tâm linh, trái lại thì không tính.
Thể Loại Quà Tặng Giá trị đối với người nhận theo thời gian Hoa Vài giờ Đồ ăn (bánh, kẹo) Vài ngày Quần áo Vài tháng Đồ điện tử Vài năm Trang sức Lâu năm Kinh Sách Tâm Linh Nhiều Kiếp - Quà tặng thanh tịnh và tiêu cực : sẽ luôn là tuyệt vời nhất nếu chúng ta tặng cho nhau những món quà mang tính chất tâm linh thanh tịnh (sattvik). Đó là vì món quà đó có thể hỗ trợ cho người nhận về mặt tâm linh, bằng cách tăng thêm tính chất thanh tịnh cho người nhận mỗi khi họ sử dụng món quà. Những món quà thanh tịnh như là Kinh Sách, băng thu âm tiếng niệm Phật (danh hiệu Thượng Đế) và các sản phẩm thanh lọc tâm linh như nhang, xâu chuỗi làm từ loại gỗ thanh tịnh. Các món quà thanh tịnh như vậy thường sẽ giúp tăng khả năng hướng nội cho người nhận, việc này là cần thiết trong việc giúp họ tăng trưởng tâm linh ở hiện tại và tương lai. Những món quà tiêu cực (rajasik và tamasik) thì thúc đẩy tâm tư hướng ngoại với thế giới bên ngoài, tôn lên cái tôi, làm giảm đi ý chí tu hành và khát khao tăng trưởng tâm linh của người nhận.
Ngay cả chất liệu trang trí và thiết kế cũng ảnh hưởng đến tính chất thanh tịnh của quà tặng, như là :
- Dựa theo màu sắc :
- Trắng, vàng, xanh dương thì tính chất thanh tịnh nhất (sattvik)
- Đỏ, hồng và nâu thì tính chất hạ phàm và thô dần (rajasik)
- Xanh lá đậm và đỏ thì tính chất thô tà và tiêu cực nhẹ (raja-tama)
- Đen và xám thì tính chất âm tà, ô nhiễm, u mê và tiêu cực (tamasik)
- Dựa theo chất liệu: những chất liệu thiên nhiên như là giấy thì sẽ thanh tịnh hơn các chất liệu hóa học như là nhựa ni-lông.
- Dựa theo thiết kế: dưới đây là hình thiết kế 2 món quà. Các bạn hãy dành 1 phút để nhìn vào từng thiết kế và xem bản thân cảm nhận thế nào khi nhìn vào chúng. Theo bạn thiết kế nào là thanh tịnh? Câu trả lời ở cuối bài viết.
Để hiểu rõ hơn về tính chất thanh tịnh – Hãy đọc bài 3 tính chất căn bản vi tế.
4. Yếu tố nào xác định mức nợ nhân quả khi tặng quà và nhận quà?
Yếu tố chính để xác định mức độ nặng nhẹ của khoản nợ nhân quả giữa người tặng và người nhận, chính là mức tài sản (độ giàu có) của người tặng.
Xem qua hình minh họa dưới đây để hiểu rõ hơn.
Hầu hết chúng ta hiếm ai có khả năng sử dụng giác quan thứ 6, vì vậy chúng ta không thể biết được khi nào thì chúng ta đang tạo nợ hay đang trả nợ. Ví dụ: kiếp trước Lan mắc nợ Tuấn 10 triệu, kiếp này Lan tặng cho Tuấn món quà trị giá 10 triệu thì Lan đang trả nợ cho Tuấn chứ không phải Lan đang tạo nợ với Tuấn, còn nếu Lan không mắc nợ Tuấn gì cả, mà Lan tặng cho Tuấn món quà này, thì Lan đang tạo nợ với Tuấn, sau này Tuấn phải trả nợ cho Lan. Vì thế, chúng ta càng phải chú trọng hơn vào những hành động của chúng ta là đang tạo phước hay tạo nghiệp. Phước hay Nghiệp hình thành còn tùy thuộc vào 2 yếu tố sau :
Tùy vào thể loại món quà, thanh tịnh hay tiêu cực, thì người tặng quà tạo phước hoặc tạo nghiệp tương ứng, không liên quan đến việc người tặng đang tạo nợ hay trả nợ với người nhận.
- Mục đích tặng quà : nếu mục đích của việc tặng quà là mong muốn giúp cho người nhận được tăng trưởng tâm linh, thì sẽ không có khoản nợ nhân quả nào được hình thành, như tặng kinh sách chẳng hạn, mà kinh sách này phải tuân thủ 6 nguyên tắc cơ bản của tâm linh, trái lại thì không được. Còn tất cả những mục đích khác ngoài mục đích này, đều sẽ tạo nợ nhân quả hoặc trả nợ tùy duyên. Tương tự nếu tặng với mục đích giúp người nhận được tăng trưởng tâm linh thì sẽ không tạo thêm phước và nghiệp, hơn nữa còn giúp người tặng được tăng trưởng tâm linh thêm, cả người tặng quà và nhận quà cùng nhau được thăng tiến.
- Thể loại quà tặng : quà tặng thanh tịnh như là tranh ảnh Thượng Đế (Phật, Chúa..), không hẳn giúp tăng trưởng tâm linh thì sẽ tạo phước cho người tặng. Vì tranh ảnh khác với Kinh Sách, tranh ảnh không thể hướng dẫn người nhận cách để tu tập và tăng trưởng tâm linh. Ước tính tương đối sẽ là thêm 30 phần phước.
Các món quà phàm tục (rajasik) như là quần áo, dầu thơm, tiểu thuyết, game… sẽ tạo nghiệp cho người tặng. Ước tính tương đối sẽ là thêm 10 phần nghiệp hoặc trừ 10 phần phước.
Các món quà tiêu cực và âm tà (tamasik) như là chất cồn, rượu bia, thuốc lá, thức ăn động vật, băng đĩa âm nhạc đồi trụy (gồm cả nhạc tình cảm, nhạc pop, rock, rap/hiphop, nhạc cổ vũ bạo lực, lối sống trụy lạc,…) sẽ tạo nghiệp cho người tặng. Ước tính tương đối sẽ là thêm 30 phần nghiệp hoặc trừ 30 phần phước.
5. Món quà siêu việt và cao quý nhất?
Món quà siêu việt và tuyệt vời nhất chính là Thượng Đế (Giác Ngộ). Đồng nghĩa chính là sinh mạng con người, là phương tiện giúp chúng ta có cơ hội học hỏi và tu tập tâm linh (theo 6 nguyên tắc) cho đến khi nhận được Ân Huệ của Thượng Đế thông qua những nỗ lực tu hành.
Ngoài ra, dưới góc nhìn của một đạo viên, món quà siêu việt nhất chính là Đạo Sư (Guru), là người thầy dẫn dắt và ban Ân Huệ để nâng đỡ chúng ta trên hành trình tu tập tâm linh, đó chính là mục đích của sinh mạng con người.
Câu trả lời của hình trên là hình A thanh tịnh hơn hình B.