Tụng niệm Tên của Chúa Trời so với tụng niệm Chú Niệm

Tụng niệm Tên của Chúa Trời so với tụng niệm Chú Niệm

1. Giới thiệu về tụng niệm Tên của Chúa Trời so với tụng niệm chú niệm

Có nhiều người đã bị hấp dẫn bởi khái niệm chú niệm và nó thường được sử dụng có nghĩa tương đồng với tụng niệm Tên của Chúa Trời. Vì cả hai đều dựa trên việc tụng niệm lặp đi lặp lại một chữ cái, từ, chú niệm hoặc một câu, nên rất dễ nhầm lẫn cái này với cái kia. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học tâm linh, cả hai đều khác nhau về nhiều mặt và trong bài viết này, chúng tôi so sánh việc tụng niệm Tên của Chúa Trời với tụng niệm chú niệm.

2. Định nghĩa về chú niệm

Có rất nhiều định nghĩa về từ chú niệm để giải thích cho những sắc thái tâm linh khác nhau của nó. Nói chung, chú niệm có nghĩa là một âm tiết, âm thanh, từ, hoặc một cụm từ tượng trưng cho một thực tại tâm linh hoặc một khía cạnh của Chúa Trời. Bằng cách tụng niệm chú niệm, một người có thể bảo vệ bản thân hay đạt được một thành tựu cụ thể. Trong lúc lặp lại một chú niệm, một người cần tuân thủ một số quy tắc, hạn chế và quy định nhất định. Đây là một khía cạnh quan trọng của chú niệm và Con Đường Tâm Linh của Chú Niệm (Mantrayoga).

3. Định nghĩa về tụng niệm Tên của Chúa Trời

Tụng niệm đơn giản là lặp lại Tên của Chúa Trời. Không giống như tụng niệm chú niệm, nó không yêu cầu bất kỳ quy tắc, hạn chế và quy định nào, vì nó có thể làm mọi lúc mọi nơi. Mục đích của việc tụng niệm Tên Chúa Trời là để một người phát triển tâm linh bằng việc hấp thụ năng lượng Thần Thánh có trong Tên Chúa Trời. Cùng với đó, nó là một biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ khỏi những năng lượng tiêu cực mà có thể gây trở ngại cho hành trình tâm linh của một người.

Với bảng dưới đây, chúng tôi đã so sánh tụng niệm Tên Chúa Trời với tụng niệm chú niệm.

So sánh tụng niệm Tên Chúa Trời với tụng niệm chú niệm

Khía cạnh Tụng niệm Tên Chúa Trời Tụng niệm chú niệm
1. Sự lặp lại có cần thiết không?

2. Sự quyết tâm (Sankalpa)1 đằng sau lời tụng niệm có cần thiết? Không 2
3. Nghi lễ nhử lửa cúng tế v.v… Không
4. Duy trì số lần lặp lại được hoàn thành Không Có vì tụng niệm là dựa trên số lượng. Sẽ không có tác dụng nếu không đếm3
5. Động cơ Có hay không có kỳ vọng (Sakam / Nishkam) cho kết quả nhất định Có kỳ vọng (Sakam) để bảo vệ bản thân, tiêu diệt kẻ thù hoặc có năng lượng siêu nhiên (Siddhis); hoặc không có kỳ vọng (Nishkam)
6. Lể truyền thụ (Diksha) bởi Bậc Thầy Tâm Linh (Giáo Trưởng, Guru) Trong trương hợp tụng niệm Tên Chúa Trời, sức mạnh nằm trong Tên của Chúa Trời. Nó không cần truyền thụ bởi Giáo Trưởng (Guru) Cần truyền thụ bởi Giáo Trưởng vì sức mạnh của chú niệm phụ thuộc vào quyết tâm (Sankalpa) của Giáo Trưởng. Phương pháp tụng niệm chú niệm cũng cần được thực hiện một cách đặc biệt dưới sự hướng dẫn của Giáo Trưởng
7. Quy tắc nghi thức và hạn chế cần làm Không cần làm Có. Ví dụ những quy tắc nghi thức sau “tắm trước khi tụng niệm một chú niệm, ăn hoa quả, uống sữa, v.v.. trong lúc đang tụng niệm theo số lượng chú niệm. “Kiêng ăn thịt” cũng là một quy tắc hạn chế
8. Tầm quan trọng của việc phát âm đúng Không quan trọng Chỉ hiệu quả khi phát âm đúng
9. Thời điểm luyện tập Bất kì lúc nào; không có quy định về thời điểm để tập Tại một thời điểm cụ thể, ví dụ chú niệm Gayatri mantra nếu tụng niệm vào lúc mặt trời mọc và lặn sẽ có hiệu quả tốt hơn
10. Địa điểm luyện tập Bất kì nơi nào, thậm chí ở những nơi năng lượng thấp (non-sattvik) như nhà tắm  

Chỉ trong địa điểm tâm linh thuần khiết, ví dụ ở nhà, bờ sông, chuồng bò, nơi ngọn lửa được tôn thờ, nơi hành hương, trước một bức tượng vị thần tôn thờ

11. Khả năng có hại Không có

Sẽ có hại4 nếu phát âm sai

Ghi chú :

  1. Theo giải thích của bài viết sự quyết tâm là một trong những sức mạnh trong vũ trụ.
  2. Trên internet hoặc trong những cuốn sách, chúng ta bắt gặp nhiều chú niệm khác nhau được gợi ý cho những mục đích cụ thể. Vì vậy chúng ta chọn một số để đạt được lợi ích cụ thể từ nó. Tuy nhiên, nếu chú niệm không được đề xuất bởi một vị Thánh hay Giáo Trưởng, sẽ không có lợi ích gì hoặc lợi ích rất hạn chế.
  3. Những chú niệm khác nhau cần được tụng một số lần nhất định để nhận được lợi ích từ nó (ví dụ 108 lần hoăc 1080 v.v…). Nếu chúng ta không đếm khi tụng nó, sẽ không có lợi ích nào đạt được.
  4. Tác dụng của mỗi chú niệm được cảm nhận do một hoặc một tổ hợp của Nguyên Tố Vũ Trụ Tuyệt Đối có chức năng cơ bản. Nếu chú niệm được lặp lại không đúng cách hoặc lặp lại theo ý thích của mình, chúng ta có thể bị tổn hại thông qua các Nguyên Tố Vũ Trụ đó. Ví dụ, nếu chú niệm mang tính chất của Nguyên Tố Vũ Trụ Tuyệt Đối Lửa (Tējtattva) được lặp lại tuỳ ý chúng ta, nhiệt lượng trong cơ thể có thể tăng lên gây hại cho một số chức năng hoặc cơ quan trong cơ thể.

4. Tụng niệm là cách thực hành tâm linh hữu ích nhất cho thời đại chúng ta đang sống

eras

Với mỗi kỷ nguyên, Chúa Trời đã quy định một cách thực hành tâm linh nhất định để con người có thể thực hiện dễ dàng hơn trong kỷ nguyên cụ thể đó. Cuộc sống của chúng ta ngày nay rất khác so với thời kỳ khi mà con người có thể lặp lại chú niệm và tuân theo mọi quy tắc, hạn chế và quy định cần thiết để thu được lợi ích từ chúng. Do lối sống bận rộn của chúng ta và các yếu tố khác, như sự ô nhiễm tâm linh trong môi trường xung quanh chúng ta, nên có những giới hạn trong phát triển tâm linh khi đi thẻo những con đường thực hành tâm linh khác, như Con Đường Thiền (Dhyanyoga) trong nhiều giờ, Con Đường Nghi Lễ Tôn Thờ (Karmakānḍa) v.v… Do đó, tụng niệm được khuyên bởi những người tâm linh cao cấp và các Thánh là một con đường thuận lợi nhất để thực hành tâm linh cho kỷ nguyên Kaliyug hiện nay vì nó theo đúng với 6 nguyên tố cơ bản của Tâm Linh và giúp chúng ta phát triển tâm linh nhanh hơn.

5. Tổng kết

  • Vì tụng niệm Tên Chúa Trời và tụng niệm chú niệm đều dựa trên việc lặp đi lặp lại một chữ cái, từ, chú niệm hoặc câu, nên rất dễ lầm lẫn cái này với cái kia. Tuy nhiên, có rất nhiều điểm khác biệt giữa hai con đường. Điểm khác biệt lớn nhất là mức độ hạn chế cao cần phải tuân theo trong trường hợp tụng niệm chú niệm.
  • Tụng niệm Tên Chúa Trời và chú niệm đều mở ra những con đường để phát triển tâm linh. Tuy nhiên, trong hai cách này, tụng niệm Tên Chúa Trời được khuyến khích là phương pháp thực hành tâm linh hữu ích nhất cho sự phát triển tâm linh trong kỷ nguyên hiện nay.
  • Trừ khi một vị Thánh hay Giáo Trưởng đặc biệt nói chúng ta tụng niệm một chú niệm, SSRF khuyến khích thực hành tâm linh bằng tụng niệm Tên Chúa Trời vì nó giúp chúng ta phát triển tâm linh nhanh hơn.