Contents
1. Giới thiệu về phương pháp Tự gợi ý B2 (B2 Autosuggestions)
Bạn đã từng mất đi một người thân và trải qua một khoảng thời gian đau khổ vô cùng? Bạn đã từng mất đi mái nhà thương yêu trước một trận lũ tàn bạo và kể từ sau đó cuộc đời bạn thay đổi. Hay là bạn phải chịu đựng một ông chủ không lý lẽ và hoàn cảnh cuộc sống không cho cho bạn có thời gian đi tìm việc khác. Ở đời người, vạn sự bất biến và không thuộc tầm kiểm soát của chúng ta. Thế nhân hành sự thất thường và luôn gây tác động đến cuộc sống của chúng ta mà không phải lúc nào ta cũng có thể có cơ hội chấp thuận hay chọn lựa chúng. Việc đối phó với những hoàn cảnh bất an mà chúng ta không thể thay đổi có thể làm tiêu hao năng lượng và khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và bối rối. Nếu không được hóa giải, phiền muộn liên tục có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu và các chứng rối loạn tâm thần khác. Mỗi người trong chúng ta đều có phương thức đối nhân xử thế riêng.
Tuy vậy, chúng ta thường mắc phải hội chứng “Tại sao lại phải là tôi?” và tự nhủ với lòng xem liệu có cách nào hiệu quả để ngăn chặn những phản ứng tiêu cực này hay không. Làm thế nào chúng ta có thể tự bảo vệ mình khỏi căng thẳng trong những tình huống mà chúng ta không thể kiểm soát được? Làm sao chúng ta có thể giữ bình tĩnh khi đối mặt với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống?
Chúng ta có thể đã cố gắng chấp nhận hoàn cảnh theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, do sức mạnh của những dấu ấn (về khuyển điểm của tính cách) trong tiềm thức, chúng ta khó có thể hoan hỷ chấp nhận nó một cách trọn vẹn và buông bỏ. Thường thì những suy nghĩ tiêu cực tiếp tục lặp đi lặp lại trong tâm trí kéo chúng ta trở lại tình huống đó. Điều này luôn dẫn đến cảm giác bất lực và tuyệt vọng. Vậy có giải pháp nào để đối mặt với những tình huống mà chúng ta cảm thấy bất lực để thay đổi? Tự gợi ý B2 là một phương pháp trong quá trình PDR Loại Bỏ Khuyết Điểm của Tính Cách , được thiết kế đặc biệt để khắc phục những loại phản ứng hoặc phản ứng tiêu cực như vầy.
2. Định nghĩa của phương pháp Tự gợi ý B2
Phương pháp Tự gợi ý B2 được sử dụng khi chúng ta gặp phiền muộn hoặc không vui do lỗi lầm của người khác và không thể làm gì để khắc phục những khiếm khuyết về nhân cách ở họ hoặc để thay đổi tình huống/hoàn cảnh bất lợi.
Phương pháp Tự gợi ý B2 được sử dụng khi chúng ta gặp căng thẳng hoặc không vui và nó ở hai dạng sau
- Không thể sửa chữa những khiếm khuyết về nhân cách của người khác gây ra căng thẳng hoặc
- Hoặc không thể thay đổi được tình huống/hoàn cảnh bất lợi.
Đây có thể là những sai lầm của những người lớn tuổi khi không muốn tiếp thu bất kỳ góp ý nào hoặc một số tình trạng bi thảm không thể tránh khỏi, chẳng hạn như một thành viên thân thiết trong gia đình bị chẩn đoán đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, phải đối mặt với một thảm họa thiên nhiên, v.v. Trong những tình huống như vậy, lý luận triết học được đưa ra cho tâm trí, điều này giúp chúng ta giữ bình tĩnh và chấp nhận hoàn cảnh như nó vốn có. Một điểm cần lưu ý ở đây là mặc dù sai lầm hoặc tình huống xảy ra do khiếm khuyết nhân cách của người khác, Tự gợi ý B2 sẽ hóa giải các phản ứng của chúng ta đối với lỗi sai/tình huống đó. Vì vậy, trong quá trình Loại bỏ khiếm điểm trong tính cách (PDR), trọng tâm luôn là việc thay đổi bản thân. Thông qua quá trình này, chúng ta nỗ lực thay đổi suy nghĩ và phản ứng của chính mình, mặc dù người khác hoặc tình huống khác có thể là nguyên nhân gây ra phản ứng tiêu cực.
2.1 Cấu trúc để đóng khung một câu Tự gợi ý B2
Cấu trúc là:
Vì vậy, chúng ta hãy xem một ví dụ về một tình huống và cách soạn thảo Tự gợi ý B2.
Tự gợi ý bắt đầu bằng ‘bất cứ khi nào’ và sau đó một phần sai lầm xuất hiện chính là nguyên nhân thực sự (ở đây là việc bị cướp đi những vật có giá trị của một người). Tiếp theo đó là lý luận triết học rằng bất chấp mọi chuyện, gia đình chúng ta vẫn được an toàn và đó mới là điều may mắn thực sự.
Ở đây, việc nhận ra rằng gia đình được an toàn giúp mang lại sự nhẹ nhõm cho tâm trí rằng tất cả sẽ không bị mất đi. Chúng ta có thể xây dựng lại mọi thứ vì cả gia đình đều an toàn. Thông qua Tự gợi ý B2 như vậy, người ta có được sức mạnh để đối mặt với những tình huống thử thách và duy trì sự khắc kỷ.
3. Làm sao để lựa ra và phân tích khi nào thì áp dụng phương pháp Tự gợi ý B2
Sơ đồ sau đây cho chúng ta thấy một cách trực quan mà chúng ta biết khi nào nên chọn phương pháp Tự gợi ý B2.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ thực tế về một tình huống/thiếu sót sẽ giúp hiểu được thời điểm nên chọn phương pháp Tự gợi ý B2.
Lỗi sai/thiếu sót : ‘Tôi (Ellen) đã tuyệt vọng khi bác sĩ nói rằng bệnh ung thư của dì Alison đã quay trở lại và họ nói rằng dì không còn nhiều thời gian nữa.’
Tham khảo sơ đồ trên, sau đây là những câu hỏi chúng ta cần tự hỏi mình sau khi xảy ra tình huống hoặc thiếu sót như vậy (trong trường hợp này là cảm giác tuyệt vọng). Điều này là để xác định loại Tự gợi ý nào sẽ được sử dụng.
Câu hỏi 1 : Khiếm khuyết nhân cách của ai chủ yếu là nguyên nhân gây ra căng thẳng trong hoàn cảnh đó hay nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng đó là gì? (Xin lưu ý: Chúng ta có thể hỏi một trong hai câu hỏi.)
Trả lời : Trong tình huống này, sự căng thẳng gây ra cho Ellen chủ yếu là do hoàn cảnh của dì cô (Alison).
Câu hỏi 2 : Sai lầm này là một hành động, suy nghĩ hay cảm xúc không đúng hay là một phản ứng không đúng?’
Trả lời : Ở đây là phản ứng, cảm xúc tuyệt vọng của Ellen do căn bệnh ung thư của dì cô tái phát.
Câu hỏi 3 : Tình hình có thể thay đổi được hay không?
Trả lời : Ở đây, tình hình khó có thể thay đổi như các bác sĩ đã nói.
Hai phương pháp Tự gợi ý B2 khả thi có thể được sử dụng để vượt qua cảm giác tuyệt vọng đã được cung cấp dưới đây.
- Bất cứ khi nào tôi (Ellen) cảm thấy buồn vì dì Alison của tôi không còn nhiều thời gian nữa, tôi sẽ cầu xin Chúa gia tăng đức tin cho tôi rằng Ngài sẽ chăm sóc dì và tôi sẽ bình tĩnh tập trung niệm Danh Chúa.
- Bất cứ khi nào tôi (Ellen) cảm thấy buồn vì dì Alison của tôi không còn nhiều thời gian nữa, tôi sẽ nhận ra rằng đời người là vô thường và mỗi giây phút là ơn huệ của chư Phật. Cho nên, tôi sẽ dành nhiều thời gian để chăm sóc dì và trân trọng khoảng thời gian còn lại mà chúng tôi còn có thể.
Hãy nhớ – Mỗi sự việc liên quan đến người khác gây ra phản ứng hoặc căng thẳng cần phải được phân tích để xác định xem liệu có thể thay đổi được hay không. |
Ví dụ, Janice cảm thấy bị tổn thương khi cô gọi điện cho John để nhờ giúp đỡ và anh đã thẳng thừng từ chối. Trước đây khi John cần giúp đỡ, Janice đã ngay lập tức đến giúp đỡ.
- Bây giờ, nếu Janice là quản lý của John tại nơi làm việc và John có thái độ không giúp đỡ, thì Janice chỉ cần bảo John cư xử đúng mực và đến giúp đỡ. Ở đây, vì có thể thay đổi người khác hoặc tình huống gây căng thẳng cho Janice nên nên sử dụng Tự gợi ý B1.
- Tuy nhiên, nếu John là ông nội của Janice, người có tính khí thất thường và thường không muốn giúp đỡ người khác, thì Janice khó có thể khiến ông của cô thay đổi ý định và giúp đỡ cô. Vì vậy, trong tình huống này nên sử dụng Tự gợi ý B2.
4. Tự gợi ý B2 giúp xoa dịu tâm trí
Bằng cách dùng Tự gợi ý B2, nó giúp xoa dịu tâm trí khi đối mặt với những hoàn cảnh bi thảm. Gánh nặng được dỡ bỏ khi sự chấp nhận đến với những điều chúng ta không thể thay đổi và do đó nó trở thành liều thuốc giải độc mạnh mẽ để đối mặt với những tình huống bi thương và suy nghĩ trầm cảm.
Khi được sử dụng trong các tình huống hàng ngày liên quan đến người khác, Tự gợi ý B2 giúp chúng ta duy trì sự khách quan, không bám chấp và không phản ứng, để chúng ta có thể dễ dàng vượt qua các tình huống bất an cả ngày. Chúng ta không bị ảnh hưởng bởi những lựa chọn sai lầm và hành động tiêu cực của người khác mà trước đây có thể khiến chúng ta bực tức và sân hận
Về những sự kiện lớn trong cuộc đời, Tự gợi ý B2 cung cấp một cách tiếp cận mang tính triết học khi chúng ta nhận ra rằng nhiều sự kiện như vậy xảy ra do định mệnh. Nếu một người gặp thiên tai và mất hết của cải vật chất thì người đó thật sự may mắn thoát chết. Nhiều người không biết rằng định mệnh là nguyên nhân căn bản của khoảng 65% những gì xảy ra trong cuộc đời chúng ta, bao gồm tất cả những sự kiện lớn như hôn nhân và cái chết. Đây là chánh kiến giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn bằng cách gợi nhắc rằng vạn vật trong thế gian này là vô thường và chỉ có Ngài mới là thường hằng.
5. Ví dụ của các Tự gợi ý B2
Chúng ta hãy xem xét một số tình huống có thể sử dụng Tự gợi ý B2. Trong những ví dụ này, không thể làm gì để thay đổi tình hình hoặc hành vi của người khác.
Các phương pháp Tự gợi ý Thôi miên B2 từ SSRF Inc.
6. Tổng kết
Những kế hoạch được đặt ra tốt nhất có thể bị chệch hướng bởi những sự kiện bất ngờ làm thay đổi cuộc sống như bệnh nặng, mất việc làm hoặc ly hôn. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như mong đợi. Có rất nhiều cách để chúng ta có thể chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất. Chúng ta có thể có sự chuẩn bị tốt nhất và kiến thức chuyên môn tốt nhất, tuy nhiên, mọi việc vẫn diễn ra không như ý muốn và chúng ta phải tự xử lý tình huống đó.
Vì vậy, khi kế hoạch tốt nhất thất bại, điều chúng ta có thể kiểm soát là phản ứng/phản hồi của chúng ta trước các tình huống khác nhau và thái độ của chúng ta. Nhưng nói thì dễ hơn làm. Khi đối mặt với những tình huống thử thách, việc duy trì một cái nhìn tích cực đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và lòng can đảm nhưng chúng ta có thể làm được điều đó nếu tâm trí chúng ta được bình tĩnh. Tự gợi ý B2 là một giải pháp cho phép chúng ta hóa giải tất cả những tình huống mà chúng ta không có quyền kiểm soát. Thường xuyên thực hiện những Tự gợi ý này sẽ giúp điều chỉnh lại tâm trí để chấp nhận những điều không thể thay đổi. Khi làm như thế, một người có thể cảm nhận được sự bình an và tinh thần ổn định.