Sự vô ích của nghiên cứu hiện đại
Định nghĩa của ‘Nghiên cứu’ :
Nghiên cứu được định nghĩa là sự tìm hiểu có hệ thống các tài liệu và nguồn nhằm thiết lập các sự thật và đưa ra kết luận mới (Từ điển Oxford).
Nghiên cứu được định nghĩa là hoạt động của con người dựa trên ứng dụng trí não trong việc nghiên cứu vật chất. Mục đích chính của nghiên cứu ứng dụng là khám phá, giải thích và phát triển các phương pháp và hệ thống mới nhằm nâng cao kiến thức của con người về nhiều vấn đề khoa học của thế giới và vũ trụ của chúng ta. Nghiên cứu có thể sử dụng phương pháp khoa học, nhưng không cần thiết phải như thế. (Wikipedia, 2008)
1. Giới thiệu về nghiên cứu
Mỗi ngày hàng triệu đô la được chi cho nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhân loại đã được thụ hưởng từ nhiều tiện nghi và tiến bộ vật chất nhờ vào các nghiên cứu này. Nghiên cứu hiện đại không chỉ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh mà còn cung cấp cho chúng ta những kiến thức nội tại, từ đó dẫn đến một số phát minh và khám phá quan trọng. Những phát minh và khám phá này đã làm thay đổi cách chúng ta sống. Ví dụ:
- Chúng ta không phải chứng kiến con em mình chết đi vì bệnh sốt rét; y học đương thời đã có thuốc chữa.
- Điện thoại giúp ích cho chúng ta liên lạc với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trên khắp các châu lục.
- Máy bay phản lực vận chuyển chúng ta từ nơi này sang nơi khác trong khoảng thời gian rất ngắn so với thời gian mà ông bà tổ tiên chúng ta đã đi trên quãng đường tương tự.
- Năng suất cây trồng trên một mét vuông đất đã tăng lên rất nhiều nhờ kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tâm linh, nghiên cứu nêu trên là vô ích. Trong các đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ giải thích lý do cho tuyên bố táo bạo này.
2. Một vài khái niệm
Đầu tiên chúng ta cần hiểu một số khái niệm tâm linh:
1. Mục đích căn bản nhất của cuộc sống:
Nếu như chúng ta thẳng thắn nhìn vào cuộc sống, tất cả mọi hành động tạo tác đều chỉ để cảm thấy hạnh phúc hay giảm bớt đi khổ đau. Đa số chúng ta cố tìm hạnh phúc bằng cách đưa mình đắm chìm vào năm giác quan, tư tưởng và tâm thức. Điều này có thể như là đạt được một sản phẩm mới, đi vào một mối quan hệ hoặc cuốn mình vào công việc.
Theo đó, chúng ta đặt ra một số mục tiêu trần thế trong cuộc sống để tìm kiếm thứ hạnh phúc mỏng manh này. Sau đây là mục đích điển hình về những điều khác nhau mà một người muốn trải nghiệm trong đời.
Đáng tiếc thay, những thứ hạnh phúc trần tục này cho dù có nắm bắt được cũng chỉ thoáng qua và không trường tồn; hạnh phúc tối thượng mãi không thể có được.
Ở khía cạnh tâm linh mục đích duy nhất của cuộc sống là :
- Để trả nghiệp, cụ thể hơn là để hoàn tất tài khoản nhân quả cho đi-và-nhận lại chúng ta có với những người khác.
- Để thăng tiến tâm linh với mục đích thượng thừa nhất là được thể nhập vào với Thế Tôn (Thượng Đế, Đấng Toàn Năng, Mười Phương Chư Phật v.v.) và cũng như thế thoát mình ra khỏi vòng sanh tử luân hồi. Khi chúng ta tiến bước trong tâm linh và hợp nhất với Thượng Đế, chúng ta sẽ cảm nhận được sự Hỷ Lạc mà đó chính là phẩm hạnh của Ngài. Hỷ lạc là trạng thái cao nhất của hạnh phúc. Nó là thể trạng tuyệt đối và không phụ thuộc bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.
Thăng tiến tâm linh nghĩa là chuyển hóa/làm tan rã 5 giác quan, tư tưởng và tâm thức và nhận định với Phật tánh trong mỗi chúng ta. Đây chính là tại sao mà chúng ta được sanh ra đời.
Xin đọc thêm bài – Mục đích của cuộc sống là gì?
2. Ảo ảnh hay giả tướng
Huyễn Ảo (Maya, Māyā) đề cập tới sự hình thành của vũ trụ này. Trong khi hầu hết chúng ta cho rằng thế giới xung quanh là thật, đây là một sai lầm, mặc dù là điều tự nhiên, khi tin rằng Maya đại diện cho một thực tại cơ bản hay sự thật. Chân Lý Tối Thượng (Sat) chính là Ngài, một Vị không bao giờ thay đổi và ngự trị trong mỗi chúng ta được biết đến như là Phật tánh. Tấm màng huyễn ảo Maya trói buộc nhân thế vào các giả tướng không thật. Làm cho chúng ta bám chấp vào các ảo ảnh bởi do sự nhận biết bằng 5 giác quan trần tục, tư tưởng và tâm thức mà cho rằng những thứ này là sự thật.
Maya còn có thể hiểu được thông qua hiện tượng vũ trụ luôn vướng vào tính nhị nguyên (hai cực, hai bên hay hai mặt), một lăng kính thực tế nhỏ hơn được đặt chồng lên sự thống nhất của Brahmā vốn là Nguyên lý Thượng Đế (Supreme God) tối cao.
Vạn vật trong Maya sẽ không ngừng thay đổi, cụ thể hơn là tất cả mọi thứ đều phải trải qua giai đoạn hình thành, duy trì và hủy diệt. Tất cả trong Maya đều không có Hỷ Lạc và những gì không có Hỷ Lạc thì không thể tồn tại vĩnh cửu. Chỉ có Ngài là trường tồn và Hỷ lạc là cảm nhận đặc trưng của Ngài. Nếu như chúng ta cứ mãi đi tìm niềm vui trong Maya, hạnh phúc này thì rất ngắn ngủi vì tính chất của Maya là vạn biến. Do đó hạnh phúc mỏng manh của chúng ta cứ mãi trụ vào mục tiêu nhất định mà chúng thì không ngừng biến chuyển.
Mặt khác, linh hồn hay Như Lai chủng tánh bên trong chúng ta là vĩnh cửu và bất biến. Một khi chúng ta chuyển hóa năm giác quan, tư tưởng và tâm thức của mình và cảm nhận tâm hồn bên trong, chúng ta sẽ trải nghiệm được Hỷ Lạc.
Tham khảo bài viết – Làm thế nào để đạt được Hạnh phúc từ tâm hồn?
3. Trí tuệ
Sự am hiểu tường tận hay trí tuệ chính là nguồn kiến thức gắn liền với sự cảm nhận của thực thể tối thượng. Nó được phú cho sự rạng rỡ bên trong. Nó có ưu điểm là xua tan bóng tối và vô minh. Chân Lý khi được cảm nhận thì hòa tan vào trong bản thể tối thượng và không còn mang tính riêng tư như ở Maya.
3. Tại sao nghiên cứu lại vô ích
Chúng ta bây giờ sẽ nhìn vào những nguyên do tại sao nghiên cứu đương đại là vô ích.
- Không phù hợp với mục đích cơ bản của cuộc sống : Một khi chúng ta đã ngộ ra mục đích cơ bản của sự sống là để giác ngộ và cảm nhận được chơn tánh sáng suốt thì tất cả các nỗ lực sẽ được căn chỉnh. Đáng tiết thay tất cả các nghiên cứu thực hiện trong thời đại ngày nay đều có liên quan tới Maya và không đi theo chiều hướng giác ngộ hay chơn tánh của chúng ta. Vì vậy, kiểu nghiên cứu này không đưa chúng ta đến Chân Lý tối thượng, đó là trải nghiệm về Như Lai chủng tánh bên trong mỗi chúng ta. Kết quả là nó có hại vì nó không phù hợp với mục đích cơ bản của cuộc sống.
- Tôn sùng Maya : Tất cả các nghiên cứu được thực hiện ngày nay chỉ thúc đẩy quan điểm cho rằng Maya là hiện thực. Vì vậy, nó dẫn chúng ta đi xa khỏi Sự thật rằng Ngài (Phật, Chúa, Thần Vishnu, Thượng Đế v.v.) mới chính là sự thật hiện hữu duy nhất.
- Không ngừng tăng lên sự phụ thuộc vào Maya : Các nghiên cứu đương đại chỉ làm chúng ta tăng thêm sự phụ thuộc 5 giác quan, tư tưởng và tâm thức. Điều này làm cho cái tôi hay bản ngã (aham) cố thủ hơn. Nhiều phát minh mà chúng ta hoan nghênh hiện đang gây hại cho chúng ta trên quy mô toàn cầu, chẳng hạn như: rác thải nhựa, thực phẩm biến đổi gen, bom nguyên tử, v.v.
- Không thăm dò đến khía cạnh tâm linh : Nghiên cứu hiện đại không màng đến khía cạnh tâm linh là nguyên do chính khiến chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Ví dụ, trung bình 40% lý do khiến một người trở thành người nghiện có nguyên nhân sâu xa trong chiều hướng tâm linh. Mời bạn tham khảo bài viết – Nguyên nhân tâm linh của chứng nghiện.
- Tu tập giúp nâng cao nghiên cứu : Nếu như một người hòa nhập vào với Ngài thông qua tu tập, thì người này sẽ tìm thấy giải đáp cho bất kỳ nghi vấn nào chỉ trong chớp mắt từ nguồn Trí Tuệ thượng thừa của Vũ Trụ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và hàng triệu đô la chi vào cho nghiên cứu.
Người ta có thể lập luận rằng bằng cách cung cấp cho nhân loại vắc-xin đậu mùa, nghiên cứu khoa học hiện đại đã mang lại phương pháp chữa trị, cứu trợ và hạnh phúc cho nhiều người. Mặc dù điều này là đúng, nhưng hạnh phúc và trạng thái của tâm thức mà chúng ta đang đề cập ở đây chỉ là tạm thời. Theo vận mệnh của mình, chúng ta phải trải qua một mức độ hạnh phúc hay nỗi đau nhất định dành riêng cho mỗi người chúng ta. Những đơn vị hạnh phúc hay đau khổ này độc lập với bất kỳ khám phá hay phát minh nào của khoa học hiện đại. Nếu một người phải trải qua một mức độ bất hạnh nào đó do số mệnh thì tất cả những khám phá hay phát minh trên thế giới sẽ không giúp anh ta thoát khỏi nỗi đau. Nỗi đau phải chịu do số phận là một vấn đề tâm linh. Điều duy nhất có thể vô hiệu hóa số phận hoặc mang lại cho con người nghị lực để chịu đựng nó là tu tập.
4. Hạn chế của ‘Nghiên cứu’
- Chỉ mang lại niềm vui trong phút chốc : Từ ‘Nghiên cứu’ có liên quan đến khoa học hiện đại. Nó có thể mang lại cho chúng sinh niềm hạnh phúc tạm thời. Lý do cho điều này là vì nó chỉ bao gồm những gì có thể hiểu được với sự trợ giúp của năm giác quan, tư tưởng và tâm thức. Vì tư tưởng và tâm thức là một phần của xác thân còn hoại diệt này, nên ‘Nghiên cứu’ chỉ có thể áp dụng cho chúng ta trong một khoảng thời gian giới hạn.
- Vô thường : Mọi khía cạnh của Maya đều trải qua ba giai đoạn: thành, trụ, hoại. Kết quả là, bất kỳ kết quả nghiên cứu hiện đại nào cũng sẽ chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian giới hạn.
5. Lợi lạc từ tu tập tâm linh
- Đi tới mục đích cao thượng của sự sống : Khi tu tập một người nhận được Trí Tuệ từ chủng tánh và an trụ trong Hỷ Lạc và đi tới mục đích tối thượng của một kiếp người.
- Tiếp nhận Trí Tuệ chân chính : Theo khoa học Tâm Linh, tiếp nhận Trí Tuệ chân chính nghĩa là vượt ra ngoài từ ‘Nghiên cứu’, tìm cầu Vũ Trụ linh thiêng và nhận biết được tư tưởng phổ quát vĩnh cửu trong đó. Tiếp nhận Trí Tuệ nghĩa là am hiểu về vũ trụ, vượt ra khỏi trí não và tâm thức và không còn cái ‘tôi’ hay bản ngã. Sự hiểu biết đầy Thánh tính này sẽ thanh lọc tâm trí. Một khi ‘tự ngã’ tan biến, chúng sanh sẽ trải nghiệm Hỷ Lạc bên trong. Chân Lý về sự vĩnh hằng của kiếp sống được hé lộ và điều này được gọi là “Nhận thức về Sự thật’.
- Khắc phục các vấn đề trong cuộc sống : Bằng cách tu tập, chúng ta có thể khắc phục các vấn đề trong cuộc sống mà nguyên nhân sâu xa là về bản chất tâm linh. Có tới 80% vấn đề trong cuộc sống của chúng ta đều có nguyên nhân tiềm ẩn từ thế giới vô hình. Không có nghiên cứu hiện đại nào có thể bảo vệ chúng ta khỏi nỗi đau mà chúng ta phải trải qua do số phận. Điều duy nhất có thể giúp chúng ta là tu tập. Tham khảo bài viết – Căn nguyên tâm linh của những khó khăn trong cuộc sống.
- Khả năng tiến hành nghiên cứu tâm linh : Sau khi một người tu tập, giác quan thứ sáu của họ bắt đầu phát triển. Khi một người trở nên tiến hóa về mặt tâm linh, người đó sẽ có được khả năng tiếp cận liên tục với Trí tuệ của Vũ trụ và do đó có thể tiến hành nghiên cứu tâm linh. Nghiên cứu tâm linh không giống như nghiên cứu hiện đại vì nó đề cấp đến hết các lĩnh vực thể chất, tâm lý và các cõi giới tâm linh một cách toàn diện.
- Những vị ở đẳng cấp tâm linh cao : Những người khi ở đẳng cấp tâm linh cao sống một cuộc sống mộc mạc bình dị không phụ thuộc vào các phát minh của khoa học hiện đại nhưng họ vẫn cảm thấy Hỷ lạc vì thành quả trong tu tập.
6. So sánh giữa Nghiên Cứu và Tâm Linh
Bảng liệu dưới đây so sánh giữa nghiên cứu và tu tập tâm linh.
Khía cạnh | Nghiên cứu | Tu tập Tâm linh |
---|---|---|
Cảm nhận | Giới hạn trong 5 giác quan, tư tưởng và tâm thức | Cảm nhận được nội tâm, cụ thể hơn là Phật tánh bên trong |
Dạng kiến thức | Kiến thức tương đối, tùy thuộc vào thời gian, địa điểm, v.v. | Trí Tuệ Tuyệt Đối vì nó thuyết phục sự nhận biết về Nguyên tắc Thượng Đế (hay Phật tánh) tối thượng |
Giới hạn của học thức | Còn bám chấp vào ngôn từ | Vượt ra khỏi văn tự để cảm nhận Thánh Trí |
Chán nản | Sự nhàm chán sẽ xuất hiện sau khi đã tiếp thu được kiến thức | Sự nhàm chán không xuất hiện khi người này ngày càng trải nghiệm nhiều Hỷ Lạc hơn |
Thể trạng của hạnh phúc | Mang tới niềm vui ngắn ngủi | Mang tới Hỷ Lạc bất hoại |
Lợi lạc vĩnh cửu | Chỉ giúp ích trên trần thế (Bhulok, Bhūlok) | Lợi lạc trên trần thế và sau khi lìa đời |
Nguồn kiến thức | Thông thường chỉ giới hạn trong tư duy của một người | Người này bắt đầu thâm nhập vào nguồn Trí Tuệ bất tận của Vũ Trụ |
Phù hợp với mục đích cơ bản của sự sống? | Không phù hợp. Làm chúng ta lầm đường lạc lối. Thay vì nhận thấy Như Lai trong vạn vật, chúng làm một người đắm chìm vào dục vọng của Maya. |
Phù hợp. Đưa chúng ta trở về mục đích cơ bản của một kiếp người. |